Sau ly hôn con 4 tuổi ở với ai? Quy định mới nhất về quyền nuôi con

Sau ly hôn con 4 tuổi ở với ai? Quy định mới nhất về quyền nuôi con

20/08/2024

632

0

Chia sẻ lên Facebook
Sau ly hôn con 4 tuổi ở với ai? Quy định mới nhất về quyền nuôi con

Sau ly hôn con 4 tuổi ở với ai? Đây là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng bị rạn nứt tình cảm ngay từ khi con cái còn rất nhỏ. Độ tuổi của con cái thực tế đóng vai trò lớn trong việc quyết định quyền nuôi con thuộc về ai sau khi ly hôn. Dưới đây, các luật sư tư vấn kỳ cựu tại Topchuyengia sẽ giải đáp đầy đủ cho bạn về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con mới 4 tuổi khi vợ chồng ly hôn.

Khi ly hôn con 4 tuổi ở với ai?

Những vấn đề về quyền nuôi con sau ly hôn cũng như số tuổi đã được quy định rõ ràng tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

  • Đối với con cái dưới 18 tuổi, cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyền nuôi con sẽ do hai bên tự thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận với nhau, Tòa án sẽ quyết định dựa trên những gì tốt nhất cho người con (điều kiện kinh tế, môi trường sống, khả năng nuôi dạy của người cha và mẹ).
  • Nếu con dưới 36 tháng tuổi, quyền nuôi con sẽ mặc định thuộc về người mẹ, trừ khi điều đó tổn hại trực tiếp với quyền lợi, sự an nguy của người con.
  • Nếu con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ cân nhắc thêm nguyện vọng, ý muốn của người con vào việc quyết định ai giành được quyền nuôi con.
Con 4 tuổi sau ly hôn ở với ai?
Khi ly hôn con 4 tuổi ở với ai?

Nhìn chung, sau khi ly hôn, quyền nuôi con từ 4 sẽ được vợ chồng tự thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận được khi trò chuyện với luật sư hôn nhân gia đình, Tòa án sẽ ra quyết định dựa trên quyền lợi toàn diện của con và ý kiến của con (nếu trên 7 tuổi).

Tham khảo thên: mẫu đơn ly hôn thuận tình viết tay 2023.

Điều kiện để giành quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn

Như đã đề cập ở trên, trẻ từ 4 tuổi trở lên không còn quyền ưu tiên để ở với mẹ sau ly hôn, cũng như trẻ chưa đủ 7 tuổi để có thể thể hiện ý kiến của mình. Do đó, nếu bố mẹ muốn giành quyền nuôi con 4 tuổi sau khi tiến hành thủ tục ly hôn, họ cần phải cung cấp bằng chứng đối với Tòa án rằng cá nhân có khả năng đảm bảo mọi khía cạnh tốt nhất cho con, bao gồm:

  • Tài chính ổn định hơn so với người còn lại (ví dụ, công việc ổn định và thu nhập hàng tháng đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo con có đủ thức ăn, quần áo, chỗ ở, cơ hội học tập và sức khỏe tốt).
  • Đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn để tạo cho con cơ hội phát triển giáo dục tốt nhất.
  • Thời gian và tình cảm yêu thương dành cho con trước đây cho thấy sự ấm áp và quan tâm sâu sắc.
Điều kiện để giành quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn
Điều kiện để giành quyền nuôi con 4 tuổi khi ly hôn

Ngoài ra, vợ và chồng cũng cần phải nêu rõ các khía cạnh bất lợi của đối phương, như tình trạng thất nghiệp, thu nhập không đủ để nuôi con hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khả năng chăm sóc và phát triển của con.

Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

Ở Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có ghi rõ các nghĩa vụ và quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi đã ly hôn, cụ thể là:


Người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có nghĩa vụ tôn trọng quyền được sống chung với người trực tiếp nuôi của con. Họ đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không bị cản trở.

Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
Nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con

Tuy nhiên, nếu người thăm nom lạm dụng quyền này để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của người trực tiếp nuôi con, bên kia có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người đó.

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con

Theo Điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014, mức cấp dưỡng có thể do người cấp dưỡng và người nuôi dưỡng tự thỏa thuận, dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người cấp dưỡng. Nếu hai bên muốn thay đổi mức cấp dưỡng, họ có thể tự thỏa thuận, nếu không đạt được thỏa thuận, có thể nhờ Tòa án giải quyết.

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con
Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn về vấn đề khi ly hôn con 4 tuổi ở với ai theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật nước ta. Với những trường hợp ly hôn, pháp luật luôn đề cao quyền lợi tốt nhất cho con. Nếu vẫn còn vướng mắc hay gặp khó khăn trong việc giành quyền nuôi con, tốt hơn hết là bạn tìm tới ngay dịch vụ tư vấn của các luật sư tên tuổi, giàu kinh nghiệm ở app Askany. Họ sẽ hướng dẫn chính xác cho bạn những gì cần làm để đảm bảo được quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng