Các quy định của luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam mới nhất

Các quy định của luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam mới nhất

15/08/2024

1220

0

Chia sẻ lên Facebook
Các quy định của luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam mới nhất

Bộ luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay là phiên bản được Quốc Hội thông qua vào ngày 19 tháng 6 năm 2014. Bộ luật này chính thức đi vào hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 và đã có những cập nhật khác nhau từ đó đến nay. Tất cả các vấn đề liên quan tới hôn nhân và gia đình ở nước ta đều đã được quy định rất rõ. Dưới đây, các luật sư hôn nhân gia đìnhTopchuyengia muốn lưu ý đến bạn những điểm quan trọng nhất của bộ luật này.

Tổng quan luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam

Luật Hôn nhân Gia đình Việt Nam hiện nay có tổng cộng 9 chương bao gồm 133 điều luật:

  • Chương I giới thiệu những quy định chung về hôn nhân, gia đình.
  • Chương II nói về quy định kết hôn.
  • Chương III là các quy định về quan hệ vợ chồng.
  • Chương IV quy định về việc chấm dứt hôn nhân và ly hôn.
  • Chương V nói về quan hệ giữa cha mẹ và con trong gia đình.
  • Chương VI nói về các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
  • Chương VII là các quy định về cấp dưỡng cha mẹ, con cái.
  • Chương VIII bao gồm các quy định về việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
  • Chương IX là các điều khoản thi hành bộ luật này
Tổng quan luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam
Tổng quan luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam

 

Các điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014

So với bộ luật năm 2001, luật Hôn nhân Gia đình ở Việt Nam bản 2014 có 3 điểm mới chính:

Hợp pháp hóa việc mang thai hộ

Vợ chồng không có con chung, sau khi đã được tư vấn về y tế, pháp lý, và tâm lý, có thể nhờ người khác mang thai hộ nếu có xác nhận của tổ chức y tế rằng người vợ không thể mang thai, kể cả khi đã sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Việc nhờ mang thai hộ phải tuân theo các điều kiện sau:

  • Mang thai hộ phải vì mục đích nhân đạo, bằng cách sử dụng trứng của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai hộ.
  • Người phụ nữ được nhờ mang thai hộ chỉ được thực hiện một lần, phải là người thân trong gia đình của vợ hoặc chồng, ở độ tuổi phù hợp, có khả năng mang thai và đã từng sinh con, được tổ chức y tế xác nhận. Nếu người mang thai hộ có chồng, cần có sự đồng ý bằng văn bản của chồng người đó

Việc sinh con nhờ người khác mang thai hộ sẽ không tính vào số con theo quy định về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật, bắt đầu từ khi nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

Cập nhật thêm đối tượng được yêu cầu ly hôn

Theo đó, không chỉ vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Cha mẹ hoặc người thân khác cũng có thể yêu cầu ly hôn nếu một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, và đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình từ người kia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, và tinh thần của họ.

những vi phạm trong luật hôn nhân gia đình
Các điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014

Nếu bạn đang vướng vào những tranh chấp khi ly hôn và không biết phải giải quyết như thế nào vì kiến thức luật hạn chế, hãy liên hệ ngay các luật sư hôn nhân gia đình kinh nghiệm dày dặn trên ứng dụng Askany để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và hướng dẫn thực hiện các thủ tục liên quan một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Các vấn đề khác

  • Bộ luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định độ tuổi kết hôn của nữ là đủ 18 tuổi trở lên (thay vì đủ 17 tuổi như trước đây). Như vậy, nữ từ đủ 18 tuổi và nam từ đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
  • Luật cho phép vợ chồng thỏa thuận về việc phân chia tài sản trong hôn nhân. Thỏa thuận này phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn và có thể thay đổi sau khi kết hôn
  • Các tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình chỉ được áp dụng khi luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận, nhưng không được trái với nguyên tắc và điều cấm của Luật này.
  • Nhà nước vẫn không thừa nhận kết hôn đồng tính.
  • Quy định rõ cách giải quyết về con cái, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng khi nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
  • Ngoài ra, luật cũng quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân: Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ khi chấm dứt hôn nhân được coi là con trong thời kỳ hôn nhân

Nội dung chính của Luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam

Kết hôn

Theo Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định như sau:

  • Hôn nhân phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, một vợ một chồng và vợ chồng đều có quyền bình đẳng như nhau.
  • Hôn nhân giữa công dân Việt Nam, dù thuộc dân tộc, tôn giáo nào, có tín ngưỡng hay không, và giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
  • Mục tiêu xây dựng gia đình là ấm no, tiến bộ, và hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, và giúp đỡ lẫn nhau, không phân biệt đối xử giữa các con.
  • Nhà nước, xã hội, và gia đình đều có trách nhiệm bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, và người khuyết tật trong việc thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, hỗ trợ các bà mẹ thực hiện tốt vai trò của mình và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
  • Pháp luật khuyến khích kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa và đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái

Trong bộ luật mới, các nhà lập pháp cũng bổ sung và sửa đổi phạm trù liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình với nhau:

  • Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
  • Quy định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con cái dưới 18 tuổi.
  • Quyền và nghĩa vụ liên quan đến thân nhân giữa cha mẹ và con cái.
  • Quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản giữa vợ chồng và con.
  • Nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ và chu cấp cho con (chưa đủ 18 tuổi, không thể thực hiện hành vi dân sự, không thể lao động).
  • Quy định về mức, phương thức và các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Ly hôn

Bộ luật Hôn nhân Gia đình 2014 không có nhiều thay đổi về thủ tục ly hôn đơn phương, thuận tình hay vắng mặt so với phiên bản cũ. Cụ thể, việc viết đơn xin ly hôn, ưu tiên hòa giải khi ly hôn, thủ tục khởi kiện ly hôn và việc tài sản riêng, tài sản chung sau ly hôn phân chia thế nào vẫn được bộ luật mới giữ nguyên. Các quy định về việc giành quyền nuôi con sau ly hôn, cấp dưỡng, chăm nom, thăm con cái cũng không có gì thay đổi.

Nội dung chính của Luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam
Nội dung chính của Luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam

Những hành vi vi phạm

Các mối quan hệ hôn nhân và gia đình được thực hiện đúng theo quy định Luật Hôn nhân gia đình ở Việt Nam sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Nhà nước cấm các hành vi sau đây:

  • Kết hôn, ly hôn giả tạo.
  • Các hành vi tảo hôn, cưỡng hôn, cản trở kết hôn và kết hôn không tự nguyện.
  • Người đã có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng với người khác, hoặc người chưa có vợ/chồng mà kết hôn hoặc sống chung với người đang có vợ/chồng.
  • Kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu trực hệ, những người có họ hàng trong phạm vi ba đời, giữa cha/mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha/mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Đặt ra yêu sách về của cải, tài sản trong kết hôn.

 

Những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam
Những hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam
  • Cưỡng ép ly hôn hoặc cản trở ly hôn.
  • Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi.
  • Các hoạt động sinh sản vô tính.
  • Bạo lực gia đình.
  • Lợi dụng hôn nhân để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc các hành vi trục lợi khác.

Vì vậy, đừng để bị phạt tiền khi bạn cảm thấy có vấn đề bất đề bất ổn hãy ngay lập tức tìm đến những người am hiểu về luật để họ có thể tư vấn luật cho bạn nhé.

Trên đây là toàn bộ quy định của Luật hôn nhân gia đình ở Việt Nam mà bạn cần lưu ý để đảm bảo thực hiện đúng và tránh những vi phạm không mong muốn. Tuy nhiên, những chia sẻ của Topchuyengia chỉ là một phần nhỏ có trong Luật hôn nhân gia đình, để biết đầy đủ hơn về bộ luật này, cũng như được hướng dẫn cách giải quyết hiệu quả cho từng vấn đề mà bản thân gặp phải, bạn hãy trực tiếp tìm đến các luật sư tư vấn giỏi thông qua ứng dụng Askany. Họ là những người đã có chuyên môn pháp lý về hôn nhân gia đình sâu rộng, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng