Tổng quan mô hình gia tăng (Incremental model) từ A đến Z

Tổng quan mô hình gia tăng (Incremental model) từ A đến Z

07/03/2024

1489

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng quan mô hình gia tăng (Incremental model) từ A đến Z

Mô hình gia tăng (Incremental model) là một phương pháp nổi bật trong việc quản lý và phát triển dự án. Mô hình gia tăng này giúp Business Analyst đưa ra quyết định thông minh, dự đoán thị trường và thúc đẩy sự đổi mới trong cách làm việc. Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ cùng bạn khám phá về loại mô hình đặc biệt này nhé!

 

Trong quá trình triển khai mô hình gia tăng, BA buộc phải đối mặt với các thách thức về thay đổi yêu cầu hoặc rủi ro và biến động từ thị trường ảnh hướng đến chiến lược. Nếu BA đang căng thẳng về những vấn đề tương tự như vậy thì hãy nhanh chóng đặt lịch tư vấn 1:1 từ xa với các chuyên gia giàu kinh nghiệm tại Askany - nền tảng tư vấn từ xa hàng đầu để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Mô hình gia tăng (Incremental model) là gì?

mô hình tăng trưởng
Mô hình tăng trưởng là gì?

Theo Topchuyengia, mô hình tăng trưởng hay còn được gọi là mô hình gia tăng (Incremental model) là một mô hình phát triển phần mềm theo từng giai đoạn, trong đó mỗi giai đoạn được gọi là một "nấc thang". Mỗi nấc thang sẽ bao gồm các hoạt động như thu thập yêu cầu, phân tích yêu cầu, thiết kế, xây dựng, kiểm thử và triển khai. Cụ thể là: 

  • Thu thập yêu cầu: Business Analyst sẽ thu thập các yêu cầu mới hoặc cập nhật các yêu cầu hiện có.
  • Phân tích yêu cầu: BA sẽ phân tích các yêu cầu để xác phân loại yêu cầu cần thiết và các yêu cầu có thể thay đổi.
  • Thiết kế: BA phối hợp cùng đội ngũ để thiết kế các thành phần cần thiết để đáp ứng các yêu cầu.
  • Triển khai: Đội phát triển sẽ triển khai các thành phần phần mềm đã được thiết kế.
  • Kiểm thử: Tester sẽ kiểm tra các thành phần để đảm bảo chất lượng cuối cùng của sản phẩm.

 

Ví dụ: BA đang đảm nhiệm dự án phát triển một hệ thống ERP cho doanh nghiệp X. Dự án này có thể được chia thành các nấc thang như sau:

Nấc thang 1

  • Thu thập yêu cầu: BA bắt đầu thu thập các yêu cầu cơ bản của hệ thống từ chức năng cần thiết, các quy trình nghiệp vụ, hạn chế về thời gian và ngân sách.
  • Phân tích yêu cầu: BA tiến hành phân tích các yêu cầu để xác định các yêu cầu cần thiết và các yêu cầu có thể thay đổi từ doanh nghiệp X.
  • Thiết kế: BA thiết kế kiến trúc tổng thể của hệ thống.
  • Xây dựng: Đội ngũ xây dựng các thành phần phần mềm cơ bản của hệ thống.
  • Kiểm thử: Tester kiểm thử các thành phần phần mềm cơ bản của hệ thống để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu cơ bản từ doanh nghiệp X.

 

Nấc thang 2

  • Thu thập yêu cầu: BA bổ sung các yêu cầu mới từ doanh nghiệp X cho hệ thống ERP.
  • Phân tích yêu cầu: BA phân tích các yêu cầu bổ sung để xác định yêu cầu cần thiết và yêu cầu có thể thay đổi.
  • Thiết kế: BA thiết kế các chức năng bổ sung của hệ thống.
  • Xây dựng: Đội ngũ phối hợp xây dựng các thành phần phần mềm bổ sung của hệ thống.
  • Kiểm thử: Tester kiểm thử các thành phần phần mềm bổ sung của hệ thống ERP để đảm bảo đáp ứng tất cả yêu cầu.

 

Nhìn chung, mô hình gia tăng có những đặc điểm nổi bật là:

  • Lặp lại: Mô hình được thực hiện theo từng nấc thang.
  • Linh hoạt: Mô hình có thể điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển.
  • Thích hợp cho các dự án phức tạp: Nhờ tính linh hoạt mà mô hình tăng trưởng có thể điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi trong quá trình phát triển.
XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:
Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về “Mô hình gia tăng” và cách nó có thể cải thiện quy trình phát triển phần mềm của bạn? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany và để các chuyên gia IT của chúng tôi giúp bạn hiểu rõ mô hình này.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình gia tăng

mô hình tăng trưởng
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình gia tăng

Ưu điểm của mô hình gia tăng:

Việc thu thập và đánh giá yêu cầu của khách hàng ở mỗi giai đoạn sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra những lỗi và giảm thiểu gặp rủi ro trong dự án một cách hiệu quả.

 

Khách hàng sẽ được tham gia trực tiếp vào từng giai đoạn của quá trình phát triển, Từ đó, sản phẩm sẽ đáp ứng đúng kỳ vọng của khách hàng.

 

Mô hình này gia tăng cho phép team phát triển dễ dàng điều chỉnh sao cho phù hợp với các thay đổi, cũng như yêu cầu mới mà không làm ảnh hưởng đến toàn bộ dự án.

 

Nhược điểm của mô hình gia tăng:

  • Tốn kém: Mô hình gia tăng có thể tốn kém hơn các mô hình khác do có nhiều nấc thang và các hoạt động kiểm thử.
  • Mất thời gian phát triển
  • Khó kiểm soát do có nhiều nấc thang và các hoạt động thay đổi yêu cầu.

Các loại mô hình gia tăng phổ biến nhất

mô hình tăng trưởng

 

Trong lĩnh vực phát triển phần mềm, mô hình gia tăng đóng một vai trò không thể thiếu, với nhiều biến thể khác nhau phù hợp với chiến lược và cách thức triển khai đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp. Có hai biến thể nổi bật và được áp dụng rộng rãi bao gồm:

Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn

Mô hình này phân chia dự án của bạn thành các phần nhỏ, mỗi phần được phát triển độc lập một cách tuần tự, khi hoàn thành giai đoạn này mới bắt đầu giai đoạn tiếp theo. Điều này giúp bạn tối ưu hóa quá trình phân phối và phát triển sản phẩm, dịch vụ dựa theo cơ sở của những giai đoạn diễn ra trước đó. 

 

Đặc biệt, mô hình này rất thích hợp với các dự án có yêu cầu rõ ràng và có thể phân chia thành các mô-đun độc lập, đồng thời đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu cụ thể từ phía khách hàng hoặc người dùng cuối cùng mà không cần trải ra nhiều giai đoạn khác.

Mô hình tăng trưởng song song

Khác với mô hình tăng trưởng theo giai đoạn, mô hình song song cho phép bạn phát triển đồng thời các phần khác của hệ thống, giúp rút ngắn đáng kể thời gian phát triển tổng thể. Mỗi hệ thống con trong mô hình này đều mang một đặc trưng riêng, phản ánh một khía cạnh hoặc tính năng cụ thể của sản phẩm cuối cùng. 

 

Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình này, bạn phải đáp ứng được một lượng lớn nguồn lực được quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và hiệu suất sản phẩm không bị ảnh hưởng, cũng như việc duy trì sự đồng bộ và phù hợp với mục tiêu chung của dự án được vạch ra từ đầu.

 

Bạn quan tâm đến “Các loại mô hình gia tăng” và muốn biết loại nào phù hợp nhất với dự án của bạn? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany để các chuyên gia phần mềm của chúng tôi cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc và tư vấn chuyên nghiệp.

Những lợi ích vượt trội của mô hình gia tăng

mô hình tăng trưởng

Trong quá trình phát triển phần mềm, việc sử dụng mô hình tăng trưởng mang lại nhiều lợi ích to lớn. Cùng Topchuyengia điểm qua những điểm nổi bật mà mô hình này mang lại cho dự án của bạn:

Giải thiểu rủi ro

Khi các dự án được chia thành những phần nhỏ hơn, đội ngũ phát triển sẽ dễ dàng nắm và quản lý những rủi ro có thể gặp phải. Vì họ có thể thử nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau của dự án theo từng giai đoạn, nên đội ngũ phát triển có thể xác định được những rủi ro sớm hơn và tìm ra cách giải quyết hoặc làm giảm nhẹ mức độ của vấn đề.

Tăng hiệu suất

Mô hình tăng trưởng có thể thúc đẩy dội ngữ phát triển trở nên có kế hoạch và tổ chức công việc một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp giảm nguy cơ bị tắt nghẽn công việc và các vấn đề liên quan đến hiệu suất làm việc của nhóm.

Thu thập phản hồi tối ưu

Trong mô hình gia tăng, người dùng hoặc khách hàng có thể dễ dàng đưa ra phản hồi theo từng phần nhỏ của dự án. Điều này giúp cho dự án không bị thay đổi đột ngột, ảnh hưởng cả một hệ thống rộng lớn.

Cải thiện chất lượng dự án

Khi đội ngũ phát triển dự án của mình theo từng giai đoạn thì việc tìm và khắc phục những sự cố trước khi nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ không còn khó khăn nữa. Nhờ vậy mà họ có thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao hơn rất nhiều khi áp dụng mô hình gia tăng.

Giảm áp lực tài nguyên và chi phí ban đầu

Việc chia dự án thành các phần nhỏ sẽ giúp giảm những áp lực về tài nguyên và chi phí ban đầu, đặc biệt là khi dự án của bạn bị giới hạn ngân sách hoặc được cầu phải có sản phẩm hoàn thiện sớm hơn.

Cải thiện góc nhìn dự án

Mô hình gia tăng đã giúp cho đội ngũ phát triển có góc nhìn bao quát hơn về dự án của mình bằng cách thường xuyên tạo các cột mốc quan trọng khi làm việc. Bằng cách này, họ có thể dễ dàng kiểm tra tiến độ của mình cũng như xác định được những vấn đề và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Tăng khả năng làm việc nhóm

Khi các nhóm được chia ra để thực hiện các phần nhỏ hơn trong dự án, việc quản lý các tài nguyên và tính phụ thuộc của bản thân. Nhờ vậy mà họ nâng cao được kỹ năng làm việc nhóm, cùng nhau hoàn thành dự án tốt hơn.

Đạt được mục tiêu

Có thể thấy rằng, khi áp dụng mô hình gia tăng, các yêu cầu được xác định rõ ràng ngay từ đầu kết hợp với sự thống nhất giữa các hệ thống con với nhau sẽ giúp cho tất cả mục tiêu đã đặt ra cũng được đáp ứng đầy đủ.

Cách áp dụng mô hình gia tăng vào dự án

mô hình tăng trưởng
Cách áp dụng mô hình tăng trưởng vào dự án

Theo Topchuyengia, để áp dụng mô hình gia tăng vào dự án, Business Analyst có thể tham khảo 5 bước sau: 

Bước 1: Khởi động dự án

Đầu tiên, BA cần xác định mục tiêu tăng trưởng cụ thể cho dự án. BA cần đặt ra mục tiêu cụ thể, kết quả rõ ràng sau quá trình triển khai. Ngoài ra, BA cũng phải xác định phạm vi của dự án và liệt kê stakeholders có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.

Bước 2: Lập kế hoạch gia tăng

Đến bước 2, BA cần tạo ra một kế hoạch tăng trưởng chi tiết gồm các giai đoạn hay "nấc thang" của quá trình. Mỗi nấc thang bao gồm các hoạt động cụ thể, thời hạn và nguồn lực. Bước này giúp BA kiểm soát quá trình triển khai.

Bước 3: Thực hiện chiến lược tăng trưởng

Sau khi lập kế hoạch, đội ngũ sẽ triển khai dự án, đặt mục tiêu tăng trưởng lên đầu. Trong quá trình này, đội phát triển sẽ thử nghiệm các chiến lược tăng trưởng, chạy chiến dịch marketing hoặc triển khai tính năng mới để thu hút và giữ chân khách hàng.

Bước 4: Kiểm tra và đánh giá hiệu suất

BA và Tester cần kiểm tra hiệu suất thường xuyên để đảm bảo rằng dự án đang diễn ra theo kế hoạch và đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng. Trong quá trình này, BA cần đánh giá dữ liệu về người dùng, doanh số bán hàng và các chỉ số khác liên quan đến mục tiêu tăng trưởng.

Bước 5: Chuyển giao và mở rộng

Bước cuối cùng trong quá trình này chính là chuyển giao sản phẩm phần mềm cho khách hàng và mở rộng chiến lược gia tăng. BA có thể xây dựng cơ sở người dùng, tăng cường dịch vụ hỗ trợ và triển khai các tính năng mới để duy trì và tăng cường sự quan tâm từ phía khách hàng.

Tư vấn về Incremental Model cùng chuyên gia

mô hình tăng trưởng
Tư vấn về incremental model cùng chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết ứng dụng Incremental model vào dự án như thế nào thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

  • Bạn có thể đặt lịch tư vấn về incremental model cùng chuyên gia Long Vưu 
  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại:
  • https://askany.com/digital-marketing/1701397335338265
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu (8AM - 10PM) 
  • Chi phí: 120.000 VND cho 15 phút gọi điện. 

Mô hình gia tăng (Incremental model) không chỉ mang lại hiệu quả cho dự án trong hiện tại mà còn đóng góp vào sự thành công trong tương lai của sản phẩm. Thông qua mô hình tăng trưởng, chúng ta có thể thấy vai trò của BA không chỉ là thu thập thông tin mà còn là tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp.

 

Nếu BA đang áp lực với quá trình áp dụng mô hình gia tăng vào dự án thì đừng ngần ngại lắng nghe ý kiến từ những chuyên gia BA hàng đầu tại ứng dụng Askany thông qua lịch tư vấn 1:1 từ xa nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng