User Flow là gì? Hướng dẫn tạo luồng người dùng hiệu quả cho website/app

User Flow là gì? Hướng dẫn tạo luồng người dùng hiệu quả cho website/app

22/02/2024

495

0

Chia sẻ lên Facebook
User Flow là gì? Hướng dẫn tạo luồng người dùng hiệu quả cho website/app

Bạn có biết User Flow là gì? Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến người dùng "bỏ đi" giữa chừng khi sử dụng app? Hay tại sao tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra? Hiểu rõ User Flow chính là chìa khóa giúp bạn giải mã những vấn đề này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết hơn về User Flow là gì, cách tạo User Flow hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!

 

Nếu bạn muốn được tư vấn tối ưu hóa User Flow cho website hoặc ứng dụng của mình, hãy đặt lịch hẹn cùng các chuyên gia BA trên Askany ngay hôm nay và nhận ưu đãi lên đến 30%.

User Flow là gì?

User Flow là gì? User Flow (luồng trải nghiệm người dùng) là một sơ đồ minh họa lộ trình hay đường dẫn mà người dùng sẽ trải qua trên website hoặc app của bạn để đạt được một mục tiêu nào đó. User Flow bao gồm các bước mà người dùng sẽ thực hiện, các trang web mà họ sẽ truy cập, các hành động mà họ làm và các kết quả mà họ sẽ nhận được.

 

User Flow là gì
User Flow là gì?


Đồ thị này thường bắt đầu bằng lượt đến thăm của người mua trên sản phẩm tại trang chủ hoặc màn hình hiển thị. Sau đó, sơ đồ sẽ kết thúc bằng một hành vi cụ thể, như: đăng ký thông tin tài khoản hoặc mua sản phẩm.

 

User Flow cũng là một công cụ quan trọng trong thiết kế UX. User Flow còn giúp cho team designer hiểu được hành vi, nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó thiết kế website sao cho phù hợp và thân thiện với họ.

 

Ví dụ, bạn có một website bán hàng trực tuyến. Một User Flow có thể là:

  1. Người dùng truy cập vào trang chủ website của bạn
  2. Người dùng tìm kiếm sản phẩm mà họ muốn mua
  3. Người dùng xem chi tiết sản phẩm và đọc các đánh giá của khách hàng khác
  4. Người dùng thêm sản phẩm vào giỏ hàng rồi tiến hành thanh toán
  5. Người dùng nhận được xác nhận đơn hàng và thông tin giao hàng


Mục tiêu của User Flow là gì? Đó chính là giúp người dùng mua hàng thành công trên trang web của doanh nghiệp. Bạn có thể tạo User Flow cho nhiều mục tiêu khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng người dùng và mục đích của website của mình.

 

Tìm hiểu thêm: Tổng hợp kiến thức của Business Analyst từ cơ bản đến nâng cao

Vì sao user flow lại quan trọng?

Sau khi đã biết User Flow là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao luồng người dùng lại quan trọng.

Các Product management, UX Designer và các thành viên khác trong product team sử dụng luồng người dùng User Flow vì nhiều lý do quan trọng như sau.

vì sao user flow quan trọng trong thiết kế website
User Flow tạo ra một hình minh họa trực quan
  1. Truyền đạt mục tiêu và kế hoạch sản phẩm cho các bên liên quan.

User Flow tạo ra một hình minh họa trực quan về các bước mà người dùng sẽ thực hiện để hoàn thành một chuyển đổi trong ứng dụng/website.

Có được hướng dẫn trực quan này sẽ giúp mọi người hiểu sản phẩm nên làm gì, trình bày thông tin cho người dùng theo thứ tự nào và tại sao mỗi tính năng hoặc trang nên được đặt ở vị trí đó.

  1. Tăng tốc phát triển và giảm lỗi.

Khi developers làm việc từ mô tả trực quan về cách người dùng sẽ hoàn thành tác vụ trong sản phẩm, họ có nhiều khả năng code sản phẩm theo cách nhóm team product hình dung. Điều này làm giảm khả năng phải làm lại và trì hoãn.

  1. Lấy người dùng làm trung tâm.

Mặt quan trọng nhất của User Flow là chúng buộc product team phải suy nghĩ về giao diện sản phẩm của họ từ góc nhìn của người dùng. Khi xây dựng sơ đồ luồng người dùng, product team có thể sớm nhận ra trong quá trình họ tạo ra trải nghiệm có thể dẫn đến người dùng bối rối, thất vọng hoặc thiếu kiên nhẫn. Thực hiện công việc này trước có thể dẫn đến một sản phẩm trực quan hơn, làm hài lòng khách hàng hơn.

 

XEM THÊM:

Cách tạo User Flow

Để tạo User Flow hiệu quả, bạn cần tuân theo các bước sau:

Xác định mục tiêu của User Flow là gì

Để tạo User Flow thành công, bước đầu tiên là đặt mình vào vị trí người dùng. Bằng cách thấu hiểu họ, bạn sẽ nhận ra những vấn đề họ gặp phải và cách giải quyết phù hợp. Hãy ghi nhớ rằng mỗi khách hàng có thể có cách tiếp cận khác nhau, vì vậy hãy đa dạng hóa phương pháp giải quyết.

xác định mục tiêu của user flow
Bước đầu tiên là đặt mình vào vị trí người dùng

Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn đánh giá trải nghiệm thực tế của người dùng và thiết kế User Flow hiệu quả:

  • Mục tiêu của người dùng trên website là gì? Họ muốn thực hiện điều gì?
  • Động lực nào thúc đẩy hành động của họ? Lý do gì khiến họ muốn thực hiện điều đó?
  • Website có đáp ứng tốt mục đích của người dùng hay không?Họ có hài lòng không?
  • Có rào cản nào ngăn cản họ đạt được mục đích? Họ gặp khó khăn ở bước nào?

Xác định đối tượng người dùng

Để website của bạn thực sự thu hút và hiệu quả, bạn cần hiểu rõ đối tượng người dùng của mình. Những thông tin này sẽ bao gồm: Điểm hài lòng và không hài lòng (họ thích gì khi truy cập website? Họ gặp khó khăn gì); Nhu cầu (họ tìm kiếm điều gì trên website của bạn); Thói quen (họ thường truy cập website vào lúc nào? họ sử dụng tính năng nào nhất?); Thông tin nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý của họ là gì?)

user flow
Khi bạn hiểu hành trình của người dùng trên website, bạn có thể tối ưu hóa từng bước để mang lại trải nghiệm mượt mà và hiệu quả

Khi bạn hiểu hành trình của người dùng trên website, bạn có thể tối ưu hóa từng bước để mang lại trải nghiệm mượt mà và hiệu quả. Website của bạn sẽ cung cấp chính xác những gì họ cần, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng tiềm năng.

 

Hãy dành thời gian nghiên cứu và xây dựng bảng thông tin chi tiết về người dùng website của bạn. Đây là chìa khóa để tạo ra trải nghiệm tối ưu và thu hút khách hàng hiệu quả.

Tạo bản đồ hành trình người dùng (User Flow)

Bước tiếp theo đó là xác định các hành động mà người dùng thực hiện khi tương tác với website/ app của bạn. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics, heatmaps, v.v.

 

Bạn cũng nên kèm theo ghi chú về thời gian mà người dùng hoàn thành mỗi hành động, cảm xúc, suy nghĩ của họ. Thông tin này có sức ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn người dùng thực hiện các thao tác, hành động quan trọng.

​  User Flow là gì?
Tạo bản đồ User Flow

Thiết lập điểm bắt đầu

Khi đã có được hành trình sử dụng của người dùng, bạn cần phải xác định điểm mà người dùng bắt đầu tương tác với website (ví dụ: truy cập trực tiếp, tìm kiếm Google). Điều này rất quan trọng vì hành động tiếp theo của user sẽ phụ thuộc vào việc họ đến từ đâu, khi nào vào bằng cách nào mà họ biết đến website của bạn.

User Flow là gì
Điểm bắt đầu User Flow là gì?

Bắt đầu sơ đồ với bản phác thảo

Ban đầu, bạn nên tạo bản phác thảo đơn giản để nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bởi thời gian đầu là khoảng thời gian mà biểu đồ của bạn còn phải thay đổi rất nhiều chi tiết. Bạn sẽ phải chỉnh sửa và hoàn thiện bản phác thảo khi mọi thứ đã ổn định. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng công cụ vẽ mockup để tạo sơ đồ đẹp mắt.

Thử nghiệm với nhiều biểu đồ

User Flow là gì
Thử nghiệm với nhiều biểu đồ khác nhau

Có thể bạn đã có những thiết kế riêng trong đầu nhưng khi thể hiện nó ra giấy lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nó có thể phức tạp, không rõ ràng hoặc bạn thậm chí không thể tập trung vào được những thành phần quan trọng trên website. Và đó cũng chính là lý do vì dao bạn cần phải thử nghiệm nhiều loại biểu đồ khác nhau.

 

Đối với mỗi loại biểu đồ, bạn có thể sẽ phải chỉnh sửa hình ảnh, tính năng, văn bản dựa trên trên website của mình. Sau đó là chờ đợi, kiểm tra và thu thập ý kiến người dùng để tối ưu hóa User Flow. Để có được một User Flow hoàn chỉnh cho website, bạn sẽ cần phải mất rất nhiều thời gian cho nên đừng vội nản lòng nhé.

So sánh User Journey, User Stories và User Flow

Cả User Journey, User Stories và User Flow đều là công cụ hữu ích trong lĩnh vực thiết kế trải nghiệm người dùng (UX), nhưng chúng đóng vai trò khác nhau trong quy trình. Dưới đây là một phép so sánh để hiểu rõ hơn sự khác biệt và điểm tương đồng của User Stories, User Stories, User Flow là gì:

Điểm tương đồng:

  • Tất cả đều tập trung vào người dùng: Mỗi công cụ đều đặt người dùng làm trung tâm và xem xét trải nghiệm của họ.
  • Giúp cải thiện UX: Cả ba công cụ đều giúp hiểu và cải thiện trải nghiệm người dùng trên sản phẩm, app, hay dịch vụ.
  • Thúc đẩy giao tiếp: Chúng hỗ trợ giao tiếp và hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.

Điểm khác biệt:

Tính chất

User Journey

User Stories

User Flow

Mức độ chi tiết

Cao

Trung bình

Thấp

Mục tiêu

Hiểu về trải nghiệm tổng thể của người dùng

Mô tả nhu cầu và mục tiêu của người dùng

Mô tả hành vi và tương tác của người dùng

Thời gian

Xuyên suốt trải nghiệm

Một điểm thời gian cụ thể

Các bước tương tác cụ thể

Cảm xúc

Bao gồm cả cảm xúc và suy nghĩ của người dùng

Không tập trung vào cảm xúc

Có thể chỉ ra những điểm gây khó khăn hoặc phiền toái cho người dùng

Độ linh hoạt

Rất linh hoạt

Tương đối linh hoạt

Có cấu trúc rõ ràng với điểm bắt đầu và kết thúc xác định

Công cụ

Sơ đồ, storyboards, mindmap

Thẻ ghi chú, epics, acceptance criteria

Sơ đồ, diagrams, wireframes

  • User Journey: Mô tả hành trình của một khách hàng mua sắm trực tuyến, từ lúc tìm kiếm sản phẩm đến khi nhận hàng và đánh giá sản phẩm.
  • User Story: "Là một khách hàng, tôi muốn có thể lọc sản phẩm theo giá để dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình."
  • User Flow: Mô tả các bước mà một khách hàng thực hiện để thanh toán cho sản phẩm trong giỏ hàng.
Bạn có thể tìm hiểu cách viết user story dành cho BA, điều này sẽ giúp BA trau dồi được kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn

User Journey, User Stories và User Flow là ba công cụ UX bổ sung cho nhau. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các công cụ này sẽ giúp bạn sử dụng chúng hiệu quả để thiết kế sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng.
 

Như vậy bạn đã biết User Flow là gì sau khi đọc bài biết bên trên. Đây là một công cụ thiết yếu giúp bạn hiểu rõ hành vi người dùng và tối ưu hóa trải nghiệm của họ cho app. Hãy đặt lịch tư vấn với chuyên gia BA của Askany ngay hôm nay để được hỗ trợ xây dựng User Flow hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng