ROAS là gì? Bật mí 5 cách tối ưu ROAS hiệu quả

ROAS là gì? Bật mí 5 cách tối ưu ROAS hiệu quả

20/05/2024

577

0

Chia sẻ lên Facebook
ROAS là gì? Bật mí 5 cách tối ưu ROAS hiệu quả

ROAS là gì? Đối với các doanh nghiệp hiện nay, quảng cáo là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo lại là vấn đề khiến không ít doanh nghiệp đau đầu. Trong trường hợp này, ROAS là một chỉ số được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và xem là thước đo thành công của các chiến dịch quảng cáo. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia để tìm hiểu sâu hơn về ROAS và các cách tối ưu chỉ số này hiệu quả.

 

Nếu như không có phương pháp tối ưu chỉ số ROAS tốt, doanh nghiệp của bạn có thể phải đối mặt với những vấn đề như lợi nhuận thu được từ chiến dịch quảng cáo không cao, tốn nhiều chi phí đầu tư Marketing,... Do đó, hãy trao đổi với các chuyên gia đào tạo Data Analyst giỏi, uy tín của Askany để được chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và cung cấp những giải pháp hữu ích cho vấn đề này.

 

ROAS là gì?

ROAS là gì?
ROAS là gì?

ROAS là viết tắt của cụm từ Return On Ad Spend, dịch ra tiếng Việt là tỷ lệ hoàn vốn từ quảng cáo. Đây là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường kết quả của các chiến dịch Marketing trên những nền tảng quảng cáo kỹ thuật số hiện nay, từ đó giúp doanh nghiệp có hướng tối ưu hiệu quả. Đọc thêm Data Analyst là làm gì để hiểu rõ hơn khi cần đo lường chiến dịch quảng cáo.

Công thức tính ROAS

Công thức tính ROAS
Công thức tính ROAS

Là chỉ số mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, do đó để sử dụng ROAS hiệu quả, chúng ta cần biết cách tính toán chỉ số này chính xác.

Công thức tính ROAS: ROAS = DT/CP

Trong đó:

  • DT: Tổng doanh thu đạt được trong quá trình triển khai chiến dịch quảng cáo.
  • CP: Chi phí cần đầu tư cho chiến dịch quảng cáo.

Để giúp bạn hình dung rõ về cách tính ROAS, chúng ta sẽ tham khảo ví dụ sau: Một công ty đầu tư khoản chi phí 100 triệu đồng cho chiến dịch marketing trên các kênh trực tuyến. Trong khoảng thời gian đó, tổng doanh thu mà công ty đạt được là 500 triệu đồng. 

>>>Xem thêm: Đăng ký ngay khóa học đào tạo BA uy tín, chất lượng hiện nay.

Từ ví dụ này, ta có:

  • DT = 500 triệu đồng.
  • CP = 100 triệu đồng.

Suy ra: ROAS = DT/CP = 500/100 = 5/1

Xem thêm các bài viết khác:

Đặc trưng của chỉ số ROAS

Đặc trưng của chỉ số ROAS
Đặc trưng của chỉ số ROAS

Dựa theo công thức tính ROAS, ta có thể thấy được chỉ số ROAS càng cao thì doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ chiến dịch quảng cáo đó càng cao. Như vậy, các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình doanh thu của mình khi nhìn vào chỉ số ROAS, phần trăm lợi nhuận thu được trên tổng chi phí đã bỏ ra, từ đó giúp cân đối ngân sách tài chính phù hợp.

ROAS như nào được xem là tốt?

ROAS như nào được xem là tốt?
ROAS như nào được xem là tốt?

Thực tế, không có một tiêu chí cụ thể nào để đánh giá chỉ số ROAS tốt hay xấu. Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều có xu hướng chấp nhận chỉ số ROAS phải từ 4/1 trở lên, tức là 1 đồng quảng cáo phải sinh ra ít nhất 4 đồng doanh thu.

 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lớn cần chỉ số ROAS đạt mức 11/1 để duy trì lợi nhuận, con số này được dự đoán có thể sẽ còn cao hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc các doanh nghiệp kinh doanh online. Do đó, tuỳ theo chiến dịch quảng cáo mà doanh nghiệp triển khai, chỉ số ROAS sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và KPI mà doanh nghiệp đó đặt ra.

5 cách tối ưu ROAS hiệu quả

Tăng cường chất lượng quảng cáo

Tăng cường chất lượng quảng cáo
Tăng cường chất lượng quảng cáo

Đầu tiên, để tối ưu chỉ số ROAS, doanh nghiệp cần tập trung vào chất lượng quảng cáo, bởi bất kỳ khách hàng nào cũng luôn bị thu hút bởi những chiến dịch quảng cáo sáng tạo, thú vị. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tham khảo những lời đánh giá và nhận xét về sản phẩm, dịch vụ của mình, điều này giúp xây dựng tính chân thực và tạo niềm tin nơi khách hàng.

 

Bên cạnh đó, khi viết quảng cáo, doanh nghiệp cũng cần nêu ra những lợi ích mà sản phẩm mang đến cho khách hàng, không nên quá tập trung vào tính năng của sản phẩm và hãy cho khách hàng thấy họ sẽ nhận được gì khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Hạn chế sử dụng từ khóa không mang lại hiệu quả

Trong suốt quá trình chạy quảng cáo, sẽ có một số từ khoá mang lại cho doanh nghiệp lượng traffic lớn, tuy nhiên nó lại không tạo ra lượt chuyển đổi, tức là không tạo ra được đơn hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý hạn chế tối đa việc sử dụng các từ khóa không hiệu quả, điều này còn giúp doanh nghiệp giảm thiểu một khoản tiền lớn.

Tối ưu Landing Page

Tối ưu Landing Page
Tối ưu Landing Page

Landing Page (hay còn gọi là trang đích) là một trang web độc lập, được phát triển dành riêng cho một chiến dịch quảng cáo với mục đích thu hút và dẫn dắt người dùng chuyển đổi dựa trên mong muốn của Marketer.

 

Khi khách hàng truy cập vào Landing Page, trải nghiệm khách hàng chính là yếu tố quan trọng để khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng rằng liệu họ có trở thành khách hàng chính thức của doanh nghiệp hay không. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng tối ưu hiệu quả cho Landing Page của mình, chẳng hạn như không tập chung các mẫu quảng cáo khác nhau trên cùng một Landing Page, bởi sẽ có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau mà mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ có những yêu cầu riêng.

Tối ưu hiển thị trên di động và tốc độ tải trang

Hiện nay, việc sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm và mua hàng online vô cùng phổ biến. Cho nên, việc tối ưu website trên thiết bị di động là điều rất cần thiết. Các doanh nghiệp cần tập trung sửa lỗi hiển thị nội dung, hình ảnh để đảm bảo giữ chân người dùng ở lại trang web của mình.

 

Ngoài ra, tốc độ tải trang cũng là một trong những yếu tố góp phần gia tăng trải nghiệm khách hàng khi mua hàng trực tuyến. Hãy luôn đảm bảo rằng Landing Page của doanh nghiệp có tốc độ load dưới 3 giây, điều này sẽ giúp cải thiện quyết định chốt đơn của khách hàng.

Giảm chi phí quảng cáo

Ngoài những cách tối ưu chỉ số ROAS được liệt kê trên đây, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm phương pháp giảm chi phí quảng cáo, cụ thể:

  • Cải thiện điểm chất lượng (Quality Score): Quality Score được dùng để đo lường chất lượng quảng cáo và xác định chiến dịch quảng cáo đó có liên quan đến những từ khoá mà doanh nghiệp đang hướng đến hay không. Quality Score tốt sẽ giúp thứ hạng quảng cáo của doanh nghiệp tăng và chi phí đầu tư giảm.
  • Thu hẹp đối tượng khách hàng mục tiêu: Nhắm đến mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo hiệu quả, bởi việc này chỉ dành cho những đối tượng khách hàng có khả năng chuyển đổi cao.
  • Thử nghiệm A/B: Đây được xem là cách giúp doanh nghiệp hiểu rõ điều gì thích hợp cho mục tiêu của mình, từ đó sử dụng những thông tin này để loại bỏ các quảng cáo không mang lại kết quả.

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết ROAS là gì, cũng như 5 cách tối ưu chỉ số ROAS giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí đầu tư cho các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng, quá trình tối ưu ROAS thật sự không đơn giản và đã có rất nhiều doanh nghiệp thất bại khi không biết cách thực hiện chính xác. Cho nên, đừng bỏ qua cơ hội liên hệ với các chuyên gia DA kỳ cựu tại Askany để được hỗ trợ tư vấn 1:1 và hướng dẫn cách giải quyết phù hợp nhất.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng