Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân của bệnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân của bệnh

06/02/2023

1801

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân của bệnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được xem là một loại rối loạn tâm thần đặc biệt. Đây là một hội chứng khá hiếm gặp và chỉ chiếm tỉ lệ 0.05% dân số trên thế giới. Vậy liệu bạn có biết nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị căn bệnh này chưa. Nếu muốn biết thêm thông tin thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Topchuyengia.

 

Thông tin mà chúng tôi cung cấp được dựa trên cơ sở khoa học và các kết quả nghiên cứu thực tiễn. Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp một số phương pháp giúp bệnh nhân mắc chứng OCD nhẹ có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu những cách mà chúng tôi đưa ra vẫn không phát huy tác dụng thì bạn đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Askany để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Định nghĩa về rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Bạn đã biết rối loạn ám ảnh cưỡng chế tiếng anh là gì? (OCD - Obsessive-Compulsive Disorder) là một chứng rối loạn lo âu. Những người mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thấy đi thấy lại những suy nghĩ hoặc hình ảnh đáng lo ngại, điều này thôi thúc họ làm đi làm lại một số việc nhất định. 

rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì ?

Những suy nghĩ hoặc hình ảnh đáng lo ngại đó được gọi là "ám ảnh". Những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần để xua đuổi suy nghĩ đó đi được gọi là “thúc đẩy”. Những hành vi này chỉ giúp họ giảm bớt lo lắng tạm thời. Nhiều người bị OCD biết và ý thức được rằng hành vi của họ là không bình thường nhưng không thể ngăn chặn hoặc kiểm soát được nó.

 

OCD có thể nghiêm trọng đến mức khiến cho một người không thể có một cuộc sống sinh hoạt bình thường. Vậy chúng nguy hại đến mức nào? Hãy cùng Topchuyengia đọc tiếp bài viết dưới đây.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nguy hiểm hay không?

Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có nhiều mức độ nhẹ, vừa cho đến nặng. Nếu bệnh nhân mắc phải các chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân gây ra một số ám ảnh như sau:

  • Ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống (từ công việc, học tập cho đến mối quan hệ với mọi người xung quanh,…)
  • Tốn nhiều thời gian để thực hiện những hành vi, suy nghĩ thừa thãi, không cần thiết
  • Có những ý nghĩ bất thường về tình dục.
  • Có nguy cơ gây hại cho bản thân và những người xung quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực (ít gặp)
  • Những hành vi bất thường có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bệnh nhân như (cào da, tự nhổ tóc, cắt móng tay quá sát,…)
  • Tăng nguy cơ xung đột trong gia đình và xã hội.
  • Khó thích nghi và hòa hợp bởi một số suy nghĩ ám ảnh.
  • Bệnh nhân mắc chứng OCD - ám ảnh rối loạn cưỡng chế nặng có thể gây ra lo âu và làm nghiêm trọng hơn chứng trầm cảm sẵn có. 

Dù gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng hầu hết bệnh nhân mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ vừa và nhẹ ít gặp phải những tác động quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể xem nhẹ căn bệnh này. 

rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế mức độ vừa và nhẹ ít gặp phải những tác động quá nghiêm trọng

Các nhà nghiên cứu toàn cầu đã phân tích dữ liệu để ước tính nguy cơ tự tử của những người mắc chứng OCD và để xác định điều gì khiến họ cố gắng tự tử. Theo con số thống kê từ đất nước Thụy Điển, họ đã xác định được khoảng 36.788 bệnh nhân OCD, trong đó 545 người chết do tự tử và 4.297 người cố gắng tự tử. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người mắc chứng OCD có khả năng tự tử cao gấp 10 lần và có ý định tự tử cao gấp 5 lần so với dân số nói chung. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

  • Phụ nữ mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD có ý định tự tử nhiều hơn nam giới mắc OCD nhưng đàn ông bị OCD lại chết vì tự tử nhiều hơn. 
  • Những người bị OCD có ý định tự tử nhiều hơn 2 lần trong cuộc đời.
  • Ngoài rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhân cách hoặc sử dụng chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ tự sát.
  • OCD có nguy cơ tự tử tương tự như các rối loạn tâm thần khác như: tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, đồng thời có cũng khiến cho bệnh nhân gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chấn thương hoặc nghiện rượu.

Các triệu chứng của OCD

triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Các triệu chứng của rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Rửa tay thường xuyên

Người bệnh OCD lúc nào cũng bị ám ảnh rằng trên tay họ có rất nhiều vi khuẩn vi trùng, đây là dấu hiệu phổ biến và dễ thấy nhất của căn bệnh này. Người bệnh sẽ thường xuyên rửa tay và lau chùi kỹ càng bàn tay của mình sau khi rửa. Đồng thời lúc nào họ sợ hãi sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường và mọi người xung quanh.

Kiểm tra mọi thứ

Người bệnh OCD rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có xu hướng kiểm tra mọi thứ xung quanh với tần suất nhiều hơn người bình thường. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bất an về mọi thứ và cần phải kiểm tra kỹ lưỡng lại nhiều lần mới cảm thấy an tâm.

Dọn dẹp nhà theo nguyên tắc của mình

Người bệnh OCD có những nguyên tắc dọn dẹp nhà cửa riêng của mình và bắt buộc bản thân phải tuân theo những nguyên tắc đó. Đa phần, nhà cửa của họ lúc nào cũng phải ở trạng thái sạch sẽ nhất. Người bệnh sẽ không từ bỏ việc dọn dẹp cho dù họ cảm thấy mệt mỏi đến thế nào. Họ nghĩ rằng luôn có vi trùng và vi khuẩn ở khắp nơi, do vậy cần phải dọn dẹp thường xuyên các vật dụng trong gia đình của mình.

Đếm số cưỡng bức

triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bị ám ảnh bởi các con số

Người bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bị ám ảnh bởi các con số. Họ thường gây ra nhiều phiền phức cho mọi người xung quanh bởi họ luôn nghiêm túc và bị ám ảnh với những con số. Ví dụ bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng thái quá khi gặp những số không may mắn. Hoặc họ cũng thường tự đếm số người, số mục tiêu hoặc số lượng công việc,...

Khả năng tổ chức rất tốt

Mặc dù rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một căn bệnh nhưng không thể phủ nhận nhóm người này có khả năng sắp xếp mọi thứ cực kỳ tốt, thậm chí là ở mức hoàn hảo. Tuy nhiên, khả năng này cũng gây ra một số rắc rối cho bệnh nhân và những người xung quanh như không thể nghỉ ngơi cho đến khi làm xong việc, khó chịu vì quá nhiều chi tiết hoặc công việc, và làm việc chậm chạp vì quá tập trung vào tiểu tiết.

Phóng đại về vấn đề bạo lực

Xung đột và bạo lực là điều không mong muốn. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng OCD nặng, nỗi sợ hãi này bị phóng đại đến mức họ không dám ra ngoài vì sợ bị bạo hành. Ngoài ra, người bệnh còn có những nỗi sợ hãi khác như sợ bị người thân đánh đập khi làm điều sai trái, sợ đến trường, bị bắt nạt, sợ bị bạo hành khi đi đến những nơi hoang vắng, v.v.

XEM THÊM:

Có những ý nghĩ bất thường về tình dục

bệnh tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Muốn quan hệ tình dục với người lạ, trẻ em, người cùng. giới đồng nghiệp hoặc khách hàng của công ty.

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể có những suy nghĩ bất thường về xu hướng tính dục như muốn quan hệ tình dục với người lạ, trẻ em, người cùng giới thậm chí quan hệ tình dục với đồng nghiệp hoặc khách hàng của công ty,… Những ý tưởng về tình dục này thường xuyên xuất hiện trong tâm trí bệnh nhân, nhưng đôi khi bản thân họ không hề mong muốn như vậy.

Bất an về các mối quan hệ

Bệnh nhân rối loạn tâm lý cưỡng chế luôn lo lắng về các mối quan hệ trong đời sống, họ sợ làm tổn thương đối phương, thậm chí luôn muốn biết đối phương nghĩ gì. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng OCD, khi có mâu thuẫn với đồng nghiệp, bạn bè, người thân, họ thường cảm thấy bất an, lo lắng nhưng không biết cách nào để giải quyết.

Luôn muốn được bảo đảm

Những người mắc bệnh tâm lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không tin tưởng vào quyết định của chính họ và thường tìm kiếm ý kiến ​​​​của những người xung quanh về những vấn đề. Người bệnh luôn cảm thấy được lắng nghe ý kiến ​​của mọi người sẽ yên tâm hơn.

Không thích soi gương

Bệnh nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng thường có các triệu chứng liên quan đến hội chứng tự ti về ngoại hình. Bệnh nhân thường ghét soi gương hoặc có soi gương một cách miễn cưỡng. Họ không tin vào lời khen của những người xung quanh và luôn có suy nghĩ “tôi đã không xinh đẹp kể từ khi tôi được sinh ra.”

Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn ám ảhnhcưỡng chế OCD

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn không biết được lý do vì sao người ta bị chứng OCD. Nguyên nhân có thể đến từ tiền sử bệnh nhân trong gia đình (nguy cơ cao hơn ở người có người thân mắc OCD hoặc rối loạn TIC), hoạt động của các hóa chất trong não và sự căng thẳng (sự mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh serotonin) là những thứ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh OCD này. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng triệu chứng thường thấy trước nhất là ở độ tuổi thiếu niên và những người trẻ (khoảng từ 15-25 tuổi).

Các triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Các triệu chứng của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Các hành vi và suy nghĩ ở người bệnh mắc các hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có những đặc điểm khác biệt so với người bình thường, cụ thể những triệu chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bao gồm:

  • Họ có ít nhất 60 phút mỗi ngày bị chi phối bởi các hành vi và suy nghĩ bất thường (ví dụ: có những suy nghĩ cấm đoán về tình dục, sợ nhiễm bẩn, sợ vi trùng, vi khuẩn,  rửa tay quá mức, đếm số cưỡng bức,... )
  • Tự bản thân người bệnh cũng nhận thấy sự thừa thãi quá mức trong hành vi và suy nghĩ của mình nhưng không thể kiểm soát được chúng.
  • Khi thực hiện các hành vi bị ám ảnh, bệnh nhân có thể giảm cảm giác lo âu thay vì cảm thấy hứng thú hay yêu thích
  • Cuộc sống luôn gặp rắc rối hoặc bị ảnh hưởng bởi những hành vi, suy nghĩ do hội chứng này gây ra
  • Một số bệnh nhân còn có thể gặp tình trạng rối loạn TIC (Tic Disorder) là những cử động bất thường của các cơ. Chúng có tính chất lặp đi lại lại và bệnh nhân không thể kiểm soát được. Rối loạn TIC thường gặp đặc trưng bởi những triệu chứng như gằn tiếng, nháy mắt liên tục, nhún vai, hắng giọng, cử động bất thường ở mắt, nhăn mặt, khịt mũi, gật đầu cổ,…

Các triệu chứng của OCD có thể nghiêm trọng nhưng nếu được điều trị đúng cách sẽ giảm dần theo thời gian. Hầu hết những người mắc hội chứng này đều nhận thấy hành vi và suy nghĩ của mình thừa thãi, bất thường. Tuy nhiên, trên thực tế, một số ít bệnh nhân hoàn toàn không ý thức được sự vô lý trong suy nghĩ và hành vi của mình.

Chẩn đoán, điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế theo Askany

Sử dụng thuốc

rối loạn ám ảnh cưỡng chế ocd
Thuốc được coi là một lựa chọn điều trị có giá trị

Thuốc được coi là một lựa chọn điều trị có giá trị đối với một số người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thuốc có thể giúp giảm các hành vi ám ảnh cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh của một người. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể cải thiện tạm thời các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, việc sử dụng thuốc tây để điều trị thường được kết hợp với liệu pháp nhận thức và hành vi.

 

Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu là thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.

 

Thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng OCD. Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng bao gồm:

  • Sertraline
  • Clomipramine
  • Paroxetine
  • Fluvoxamine
  • Fluoxetine

Các biện pháp tự cải thiện

Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân còn cần có những biện pháp khác để giúp cải thiện và để đối phó với hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Thực tế cho thấy, các biện pháp mà chúng tôi nêu dưới đây phần nào có thể giảm nhẹ các hành vi, suy nghĩ bất thường ở bệnh nhân.

ám ảnh rối loạn cưỡng chế
Hãy ngủ đủ giấc, đúng giờ

Một số biện pháp tự cải thiện rối loạn ám ảnh cưỡng chế mà bệnh nhân có thể áp dụng tại nhà như sau:

  • Chia sẻ tình trạng sức khỏe của bạn với gia đình và bạn bè xung quanh để được giúp đỡ. Thực tế, sự động viên, chia sẻ từ những người xung quanh có thể giúp tinh thần người bệnh tốt hơn, tích cực hơn trong quá trình điều trị.
  • Bạn nên học cách ghi chép lại những tác nhân gây ra sự ám ảnh về suy nghĩ và hành vi của mình. Đây là một biện pháp để xua tan cảm giác lo âu. Đặc biệt là trong một số trường hợp đặc biệt, bạn cần thường xuyên kiểm tra lại những việc vừa làm.
  • Hãy ngủ đủ giấc, đúng giờ. Điều này cũng có thể làm giảm những suy nghĩ ám ảnh ở người mắc chứng OCD.
  • Hãy tham gia các hoạt động xã hội để giảm bớt thời gian cho những suy nghĩ và hành vi bất thường.
  • Bạn nên tập thể dục thường xuyên và ăn kiêng cũng là cách để cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn. Từ đó giảm thiểu những suy nghĩ và hành vi do rối loạn ám ảnh cưỡng chế gây ra ở một mức độ nhất định.
  • Sau khi học tập và làm việc, nên nghỉ ngơi kết hợp hít thở sâu, thiền, tắm nước ấm, xoa bóp dầu thơm và các biện pháp khác có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu.

Liệu pháp tâm lý

Hầu hết những người bị OCD đều cần can thiệp tâm lý (bằng liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức). Ở nhiều quốc gia trên thế giới, các phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra các biến chứng và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Liệu pháp tâm lý trị liệu được sử dụng trong điều trị OCD nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân có thể bao gồm: 

  • Liệu pháp hành vi:

Liệu pháp hành vi cho người mắc chứng OCD bao gồm hai kỹ thuật chủ yếu:

  1. Một là thổ lộ những suy nghĩ ám ảnh để giảm bớt căng thẳng và lo lắng
  2. Hai là thực hành kỹ thuật ngăn chặn những suy nghĩ và hành vi ám ảnh của bản thân

Ban đầu, những kỹ thuật này sẽ giúp bệnh nhân giảm các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh trong đầu. Lâu dần, những triệu chứng này có thể được giải quyết hoàn toàn theo thời gian. Ngoài ra, liệu pháp hành vi còn có thể làm giảm lo lắng và cải thiện đáng kể tâm trạng của bệnh nhân.

ám ảnh rối loạn cưỡng chế
Phương pháp trị liệu tâm lý được sử dụng để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Liệu pháp nhận thức:

Phương pháp tiếp cận nhận thức giúp bệnh nhân đánh giá lại sự lo lắng quá mức của mình. Từ đó giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh như nhiễm vi trùng, vi khuẩn, các vấn đề sợ hãi trong cuộc sống.

 

Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh cần lựa chọn địa điểm trị liệu tâm lý uy tín và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, khoa học. Ở Việt Nam, liệu pháp tâm lý chưa phổ biến nên nhiều bệnh nhân OCD thường không biết mình mắc bệnh. Hiện nay đã có nhiều bác sĩ trị liệu tâm lý đã áp dụng liệu pháp tâm lý để điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần nói chung và OCD nói riêng. Trong số đó có các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa và tâm thần hàng đầu của Askany.

 

Các bác sĩ của chúng tôi đều là những chuyên gia tâm lý đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và đã chữa khỏi cho hàng trăm bệnh nhân. Họ hiện đang công tác và làm việc tại các trung tâm điều trị tâm lý và bệnh viện lớn tuyến đầu của khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bằng cách tải ứng dụng Askany về máy, bạn có thể thao tác dễ dàng để lựa chọn cho mình một vị bác sĩ uy tín với chi phí khám hợp lí và mức giá được công khai minh bạch. Toàn bộ kinh nghiệm và kỹ năng của bác sĩ, đánh giá trải nghiệm của bệnh nhân sẽ là căn cứ để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp.  

 

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về căn bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Giai đoạn đầu, bệnh sẽ không có những hệ quả nghiêm trọng nhưng nếu bệnh càng chuyển biến nặng, có thể sẽ gây ra các bất cập và khó khăn với cuộc sống của bạn. Do vậy, nếu nhận thấy người thân hoặc bạn bè xung quanh của mình có các dấu hiệu của OCD, hãy khuyên họ đến điều trị tại các bác sĩ chuyên điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế của Askany. Họ sẽ là người trực tiếp điều trị 1:1, đưa ra phác đồ và liệu trình phù hợp nhất để bệnh nhân sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng