Rối loạn lo âu có những triệu chứng gì? Làm sao để điều trị

Rối loạn lo âu có những triệu chứng gì? Làm sao để điều trị

06/02/2023

1622

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn lo âu có những triệu chứng gì? Làm sao để điều trị

Rối loạn lo âu là vấn đề tâm lý đang dần trở nên thời sự ở Việt Nam. Đặc biệt khi ngày càng có nhiều bệnh nhân chọn tự tử là giải pháp khi xã hội ngày càng nhiều áp lực và trách nhiệm đặt nặng lên cá nhân. Đây được xem là một chứng bệnh tâm lý không nên xem thường. Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu rối loạn lo âu là gì và cách mà nó tác động lên cuộc sống của bạn.

 

Bài viết dưới đây mà Topchuyengia chia sẻ chỉ với mục đích cung cấp thông tin. Không nên tự chẩn đoán mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Bạn có thể nhận sự tham vấn và đặt lịch hẹn trực tuyến với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi thông qua ứng dụng Askany một cách dễ dàng.

Rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu
Thường né tránh các cuộc vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân trong gia đình

Chứng rối loạn lo âu theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) là một nhóm các tình trạng tâm lý gây ra cảm giác lo lắng và sợ hãi quá mức với tần suất thường xuyên. Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường tránh các tình huống xã hội thông thường, chẳng hạn như đi làm,đi học, gặp gỡ bạn bè và gia đình. Theo ước tính có khoảng 30 phần trăm người trưởng thành bị rối loạn lo âu vào một thời điểm nào đó trong đời.

Hội chứng rối loạn lo âu nguy hiểm thế nào? 

Bất ổn về tim là hậu quả nguy hiểm nhất mà bệnh rối loạn lo âu đem lại. Việc quá lo lắng sẽ kích thích cơ thể tăng sản xuất ra các hormone gây stress. Các hormon này tác động lên hệ tim mạch và làm cản trở hoạt động bình thường của tim. Đây là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như: đột quỵ, đau tim, tức ngực,…

 

Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn lo âu còn có thể gặp phải một số bệnh như: Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý, Làm nặng thêm các bệnh vốn có (tiểu đường, tăng huyết áp, suy giáp, cường giáp), Toàn thân đau nhức, mỏi cơ, đau vai, mỏi hàm, đau nhức toàn thân, rối loạn tiêu hóa, ám ảnh hoang tưởng,…

Các dạng rối loạn lo âu thường thấy

bệnh rối loạn lo âu
Mỗi loại rối loạn lo âu dẫn bệnh nhân tới một hình thái phản ứng với xã hội khác nhau

Rối loạn lo âu được giới chuyên môn phân thành 7 loại nhỏ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Mỗi loại rối loạn lo âu khác nhau dẫn bệnh nhân tới một hình thái phản ứng với xã hội khác nhau, cụ thể:

Generalized Anxiety Disorder - Rối loạn lo âu lan tỏa

Khi mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì bệnh nhân thường có cảm giác lo lắng dai dẳng, lo âu quá mức về những hoạt động thường ngày như đi học, đi làm hay gặp gỡ bạn bè thông thường.

Obsessive-Compulsive Disorder - Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

OCD gây ra bởi những suy nghĩ và thói quen ám ảnh dẫn đến sự thôi thúc liên tục thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Bệnh nhân thường lặp đi lặp lại một hành vi nhất định, chẳng hạn như rửa tay nhiều lần vì sợ bẩn, sợ vi khuẩn.

Panic Disorder - Rối loạn hoảng sợ

Khi mắc chứng rối loạn hoảng sợ người bệnh sẽ có cảm giác sợ hãi dữ dội, “đánh trống ngực”, tức ngực, khó thở và có cảm giác như cái chết đang đến gần. Những biểu hiện này thường tái phát theo chu kỳ, có thể kéo dài vài phút, khiến bệnh nhân tránh những tình huống có thể khiến họ tái phát.

Post-Traumatic Stress Disorder/PTSD - Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

bệnh rối loạn lo âu
Những người bị PTSD đã trải qua hoặc chứng kiến ​​những sự kiện đau buồn

Những người bị PTSD đã trải qua hoặc chứng kiến ​​những sự kiện đau buồn, chẳng hạn như chiến tranh, khủng bố, thiên tai hoặc lạm dụng tình dục. Họ có các triệu chứng tương tự như cơn hoảng loạn, đôi khi kèm theo buồn nôn. Bệnh nhân mắc chứng PTSD cũng thường tránh những tình huống có thể kích hoạt chúng.

Social Anxiety Disorder - Rối loạn lo âu xã hội

Khi mắc chứng rối loạn lo âu xã hội bệnh nhân hay sợ hãi và tránh các tình huống xã hội. Nguyên nhân là bởi họ cảm giác xấu hổ, thiếu tự tin và sợ bị người khác đánh giá.

Phobias - Một số nỗi sợ chuyên biệt

Nỗi sợ hãi quá mức, phi logic và không giải thích được về một tình huống cụ thể. Nổi bật có thể kể đến những người mắc chứng sợ đám đông, đặc biệt xuất hiện các triệu chứng hoảng loạn khi ở nơi công cộng, khi đông người.

Separation Anxiety Disorder - Rối loạn lo âu ly thân

Người mắc chứng bệnh này chủ yếu là trẻ nhỏ, có nghĩa là trẻ quá phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người thân của mình và không thể rời xa. Dạng này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu là gì?

Dấu hiệu rối loạn lo âu dễ thấy nhất là nỗi sợ hãi hoặc lo lắng kéo dài. Người có những biểu hiện của rối loạn lo âu cũng thường xuyên cảm thấy khó thở, mất ngủ và mất tập trung vào mọi việc.

 

Triệu chứng của rối loạn lo âu cụ thể sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn lo âu mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, có những biểu hiện chung như sau xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân:

Biểu hiệu của rối loạn lo âu
Người bệnh thường xuyên cảm thấy khó thở, mất ngủ và mất tập trung vào mọi việc
  • Biểu hiện về mặt sinh lý: chân tay lạnh hoặc đổ mồ hôi, khó thở, tim đập nhanh, khô miệng. Bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa (như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu) hoặc các vấn đề về cơ (tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, căng cơ).
  • Biểu hiện về mặt cảm xúc và tâm lý: tinh thần của người bệnh thường hoảng loạn, sợ hãi, bất an. Những người bị tổn thương có xu hướng nghiền ngẫm và nhớ lại những trải nghiệm đau buồn trong quá khứ, hoặc đắm chìm trong những điều khiến họ sợ hãi..
  • Biểu hiện về mặt hành vi: những người bị rối loạn lo âu gặp khó khăn trong việc ngồi yên hoặc giữ bình tĩnh. Bệnh nhân dễ bị rối loạn giấc ngủ (xảy ra rất thường xuyên) hoặc gặp ác mộng về đêm. Họ cũng có thể làm những việc mang tính nghi thức (lặp đi lặp lại), chẳng hạn như rửa tay thường xuyên ở những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Nguyên nhân rối loạn lo âu

Một người có nguy cơ mắc triệu chứng rối loạn lo âu cao hơn nếu họ từng trải qua chấn thương thời thơ ấu hoặc nếu họ trải qua một biến cố lớn trong đời (chẳng hạn như kết quả xét nghiệm không như mong đợi, người thân qua đời, gia đình phá sản,v.v.). Người ta có thể chẩn đoán một người mắc chứng rối loạn thần kinh lo âu bởi các yếu tố rủi ro sau đây được các chuyên gia đưa ra:

dấu hiệu rối loạn lo âu
Vậy đâu là nguyên nhân bệnh rối loạn lo âu?

Thứ nhất, một người có nguy cơ mắc các loại rối loạn lo âu cao hơn người bình thường khi họ có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn này. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao gấp đôi nam giới. Đây được xem là một yếu tố nhân khẩu học.

 

Thứ hai, người mắc chứng rối loạn cảm xúc lo âu có thể do sự mất cân bằng các chất trong não bộ. Điều này có nghĩa là các chất hóa học và các phần của não chịu trách nhiệm về sự sợ hãi hoặc cảm xúc thay đổi.

 

Thứ ba, những người mắc chứng rối loạn trầm cảm lo âu thường đã từng trải qua các sự kiện đau buồn, chẳng hạn như bị lạm dụng thời thơ ấu, bị bỏ rơi, cái chết của người thân hoặc căng thẳng mãn tính. Đây được xem là tất cả các yếu tố môi trường.

Thứ tư, những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể có chung một số đặc điểm, chẳng hạn như nhút nhát, cầu toàn và thiếu tự tin.

 

Thứ năm, người bệnh rối loạn thần kinh lo âu có thể đang sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid hay thuốc giảm đau chứa acetaminophen. Lạm dụng một số loại ma túy hay thuốc hướng thần cũng là một trong số các trường hợp cần được kể đến.

 

Cuối cùng, người có tiền sử bệnh tim, tuyến giáp, phổi hoặc có các khối u gây biến đổi hormone có thể cũng xuất hiện những biểu hiện tương tự như rối loạn lo âu.

Rối loạn lo âu
Người bệnh thường có biểu hiện rất nhút nhát, thiếu tự tin

Do vậy, để biết chính xác mình có đang mắc chứng rối loạn lo âu hay không. Tốt nhất bạn nên nhờ đến sự thăm khám và tư vấn của các y bác sĩ đầu ngành. Ở một số trường hợp nhẹ, bạn không cần trực tiếp đến bệnh viện. Để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại, bạn có thể lựa chọn hình thức tư vấn online 1:1 hiệu quả mà ứng dụng Askany cung cấp. Các nhà tâm lý học và chuyên gia tâm lý của chúng tôi sẽ lắng nghe, tư vấn vấn và đưa ra biện pháp điều trị hợp lý nhất cho thân chủ của mình.

Hậu quả của rối loạn lo âu

Bệnh rối loạn lo âu toàn thể có khả năng để lại nhiều hậu quả nặng nề, nguy hiểm cho người bệnh. Đồng thời,nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Một số hậu quả của rối loạn lo âu ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh có thể kể đến như:

 

Tạo ra các tệ nạn xã hội: Những người hay lo lắng, mất cân bằng tâm lý dễ xuất hiện tình trạng nghiện rượu bia, chất kích thích. Một phần lý do là vì bệnh nhân luôn sử dụng các chất này để quên đi các vấn đề lo lắng của họ. Tuy nhiên việc sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nghiện và gây tác hại nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.

rối loạn cảm xúc lo âu
Người bị rối loạn lo âu cảm thấy không muốn làm bất cứ điều gì

Cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh: Cảm giác mệt mỏi, đau đầu luôn đeo bám khiến cho công việc hàng ngày cũng như vệ sinh cá nhân của người bệnh trở nên vô cùng khó khăn. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những người bị rối loạn lo âu cảm thấy không muốn làm bất cứ điều gì, suy nghĩ hoặc lang thang suốt cả ngày.

 

Ảnh hưởng đến thể chất người bệnh: Khi một người mắc chứng rối loạn lo âu, việc suy giảm thể chất và tinh thần là điều khó tránh khỏi, rối loạn giấc ngủ và ăn uống có thể ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân, gia tăng nguy cơ có những hành vi lệch lạc.

Làm thế nào để điều trị rối loạn lo âu?

Điều trị bằng liệu pháp phơi nhiễm (Exposure Therapy)

 

Liệu pháp phơi nhiễm là phương pháp mà bệnh nhân sẽ phải tìm kiếm, đối mặt và chạm vào đối tượng gây sợ hãi của mình.

 

Bác sĩ tâm thần sẽ bắt đầu với mức độ tiếp xúc vừa phải và nếu bệnh nhân mô tả khó thở và nhịp tim nhanh khi gặp một đối tượng hoặc tình huống gây lo lắng, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thở chậm, thở có kiểm soát hoặc các phương pháp thư giãn khác. Sau khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái với mức độ phơi nhiễm, mức độ này sẽ tăng dần cho đến khi bệnh nhân có thể chịu đựng được các tương tác này một cách bình thường.

Dùng thuốc 

bệnh rối loạn thần kinh lo âu
Nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (ảnh mô tả)

Nếu dấu hiệu bị rối loạn lo âu ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Có thể dùng thuốc giải lo âu nhóm Non-benzodiazepine: Etifoxine HCL, Zopiclon, Sedanxio,…
  • Thuốc kháng nhóm histamin: Hydroxyzine
  • Thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin: Diazepam, Lorazepam, Bromazepam, Alprazolam,…
  • Thuốc chống trầm cảm: Imipramine, Amitriptyline, Paroxetine, Fluvoxamine, Fluoxetine, Mirtazapin, Escitalopram,…

Ngoài ra, bác sĩ tâm thần cũng phối hợp các loại thuốc khác như:

  • Một số loại thuốc giúp bệnh nhân tâm lý tăng cường nhận thức
  • Các loại thuốc, viên uống nuôi dưỡng tế bào thần kinh: Ginkgo Biloba, Piracetam, Vinpocetin, Choline Alfoscerate, Nicergoline, …
  • Thuốc hỗ trợ chức năng gan
  • Thuốc ức chế beta (Propranolol)

Điều trị rối loạn lo âu ngay tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng liệu pháp tâm lý, người bệnh rối loạn lo âu cần xây dựng lối sống năng động, lành mạnh. Có thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, ổn định tinh thần, cải thiện tình trạng ám ảnh lo âu.

rối loạn lo âu
Có thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể

Người thân, bạn bè của bệnh nhân rối loạn lo âu cần được chia sẻ, động viên tinh thần để giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hãi tốt hơn.

 

Xây dựng chế độ ăn giàu dưỡng chất cần thiết, thường xuyên vận động, tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, tập thể dục hàng ngày còn giúp tăng cường lượng hormone sản sinh cảm giác khỏe khoắn, vui vẻ.

 

Giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Do đó, hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hình thành thói quen đi ngủ trước 23 giờ. Bệnh nhân cũng có có thể kết hợp nghe nhạc, thiền và yoga để tinh thần luôn thư thái, thoải mái. Đặc biệt không nên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất gây nghiện trong quá trình điều trị.

 

Đó là toàn bộ thông tin mà Topchuyengia muốn chia sẻ với bạn về chứng rối loạn lo âu. Tùy thuộc vào các loại lo âu khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Ban thân bệnh nhân và người nhà cũng cần nhận biết những triệu chứng tâm lý bất ổn để có thể thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu cần tư vấn và thăm khám online, hãy liên hệ ngay với những nhà tâm lý hàng đầu của ứng dụng Askany để được lựa chọn, đặt lịch hẹn và điều trị theo hình thức 1:1 hiệu quả nhất.

 

Đặt lịch hẹn tư vấn online với chuyên gia của Askany:

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng