Rối loạn tâm lý theo từng độ tuổi và cách điều trị

Rối loạn tâm lý theo từng độ tuổi và cách điều trị
Hằng Nguyễn

06/02/2023

1365

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn tâm lý theo từng độ tuổi và cách điều trị

Rối loạn tâm lý là một thuật ngữ chỉ các hội chứng được đặc trưng bởi những bất thường lâm sàng về tâm trạng, nhận thức và hành vi. Theo đặc điểm và tính chất, rối loạn tâm lý này được chia thành các loại khác nhau. Cùng đọc bài viết sau đây của Topchuyengia để hiểu thêm về nguyên nhân, biểu hiện cũng như phương pháp điều trị hiện nay.

 

Thông tin trong bài viết dưới đây được Topchuyengia tổng hợp từ các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí tâm lý học, được xuất bản từ chính những bác sĩ và nhà nghiên cứu tâm lý biên soạn. Việc điều trị rối loạn tâm lý nên được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh gây ra những hậu quả về thể trạng. Do đó, nếu bạn nhận thấy mình hoặc người thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn tâm lý, hãy liên hệ ngay với bác sĩ tâm lý đầu ngành giàu kinh nghiệm tại ứng dụng Askany để được tư vấn và hỗ trợ điều trị sớm nhất.

Rối loạn tâm lý là gì?

Trong một số trường hợp, bệnh rối loạn tâm lý là một thuật ngữ được sử dụng thay thế cho rối loạn tâm thần hoặc bệnh tâm thần khác. Theo Hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ - DSM 5, rối loạn tâm lý là một hội chứng được đặc trưng bởi những rối loạn và bất thường lâm sàng về tâm trạng, nhận thức, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân. Những trở ngại này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến việc học, công việc, các mối quan hệ xã hội và các vấn đề quan trọng khác trong cuộc sống của bệnh nhân.

Rối loạn tâm lý
Rối loạn tâm lý là một hội chứng đặc trưng bởi bất thường lâm sàng về tâm trạng

Trước đây, sức khỏe tâm thần ít được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc chứng rối loạn tâm thần đã tăng lên đáng kể trong vài thập kỷ qua, đòi hỏi xã hội phải nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn đến các lựa chọn chăm sóc và điều trị chăm sóc sức khỏe tinh thần. Bởi những rối loạn tâm lý không được kiểm soát sẽ gây ra vô số tác động cho bản thân người bệnh, đồng thời làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, khoảng 26% người trưởng thành ở Hoa Kỳ có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong số này, khoảng 9,8 triệu người đã được chẩn đoán có vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Hiện nay ở nước Việt Nam ta chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng số ca khám và điều trị bệnh tâm thần đang tăng dần qua các năm.

Các dạng rối loạn tâm lý hiện nay

Rối loạn tâm lý là một thuật ngữ chung đề cập đến các hội chứng/tình trạng được đặc trưng bởi những bất thường về tâm trạng, suy nghĩ, nhận thức và hành vi. Trên thực tế, có nhiều loại rối loạn tâm lý và có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh, độ tuổi, khu vực và giới tính giữa nam và nữ.

Rối loạn tâm lý
Các loại rối loạn tâm lý phổ biến nhất hiện nay

Các loại rối loạn tâm lý phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Rối loạn cảm xúc (bao gồm hưng cảm hoặc trầm cảm)
  • Rối loạn lo âu (Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), Rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD),  rối loạn ám ảnh sợ hãi, rối loạn lo âu chia ly, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), ...)
  • Rối loạn phân ly (Quên phân ly, Rối loạn nhân dạng phân ly, Phi cá nhân hóa)
  • Rối loạn dạng cơ thể (tiếng anh: Somatic Symptom)
  • Rối loạn ăn uống (Chứng chán ăn tâm thần, Chứng cuồng ăn, Rối loạn nhai lại, Hội chứng Pica)
  • Rối loạn giấc ngủ (Chứng ngủ rũ, Mất ngủ, Hội chứng ngủ li bì, Ngưng thở khi ngủ, Hội chứng chân không yên, Bệnh mất ngủ giả)
  • Rối loạn kiểm soát xung động (Disruptive Disorders) ( Hội chứng ăn cắp vặt (Kleptomania), Chứng cuồng phóng hỏa (Pyromania), Rối loạn bùng phát gián đoạn, Rối loạn cư xử, Rối loạn thách thức chống đối) 
  • Rối loạn phát triển thần kinh (Rối loạn phát triển trí tuệ, Chậm phát triển toàn diện, Các rối loạn khác)
  • Rối loạn nghiện chất
  • Rối loạn nhận thức thần kinh ( Delirium (hội chứng mê sảng), Rối loạn nhận thức thần kinh)
  • Rối loạn nhân cách

Bệnh rối loạn tâm lý theo lứa tuổi

Bệnh rối loạn tâm lý
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc căn bệnh này

Rối loạn tâm lý ở trẻ em

Bác sĩ chuyên khoa tâm lý của Askany cũng chia sẻ một số biểu hiện ở trẻ:

  • Trẻ xuất hiện những thay đổi tâm trạng kéo dài từ 2 tuần trở lên
  • Trẻ xuất hiện những thay đổi hành vi vượt qua tầm kiểm soát
  • Trẻ rất khó tập trung vào một việc gì đó
  • Một số trẻ bị sụt ký không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bị nhức đầu hoặc thường xuyên đau bụng 
  • Trẻ tự làm tổn thương đến bản thân mình như có hành động cắt tay hoặc tự làm bỏng.

Rối loạn tâm lý tuổi dậy thì

Đối với những bậc làm cha mẹ, khi thấy con em mình có những biểu hiện tâm lý bất ổn thì không nên giấu giếm, mặc cảm về những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì về hành vi, rối loạn tâm thần của con cái mình. Thay vào đó, bố mẹ nên đưa các em đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần để được điều trị càng sớm càng tốt.

bệnh rối loạn tâm lý
Đưa con đến bác sĩ ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất ổn về hành vi

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn tâm lý ở trẻ vị thành niên:

  • Suy giảm đáng kể khả năng học hành
  • Dễ bực dọc, căng thẳng, cáu gắt, buồn vui thất thường, hưng cảm hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm 
  • Có các dấu hiệu mất ngủ
  • Xuất hiện những suy nghĩ lệch lạc từ nhẹ đến nặng
  • Tự nghĩ bản thân kém cỏi, tự ti và mất bình tĩnh. Việc tự ti lâu ngày sẽ khiến trẻ trở nên ngại tiếp xúc, e dè, nghi ngờ khả năng của bản thân, không thích bộc lộ cảm xúc cho người khác biết...

Phụ nữ trong mang thai và sau khi sinh con 

Rối loạn tâm lý khi mang thai và sau khi sinh sẽ khiến cho tính tình của người phụ nữ thay đổi thất thường. Nếu không được chia sẻ, những thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trầm cảm sau sinh có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mẹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác, họ có thể tự làm hại bản thân và các hành vi tự tử trong thai kỳ.

Rối loạn tâm lý ở người già

Đối với người cao tuổi, các bệnh lý tâm thần thường gặp như: Sa sút trí tuệ, các rối loạn cảm xúc, mê sảng, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm căn, rối loạn nhân cách và các rối loạn liên quan, lạm dụng chất và bệnh y sinh.

Biểu hiện khi mắc bệnh rối loạn tâm lý

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm lý có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng loại bệnh, bối cảnh và các yếu tố khác. Điểm chung của tất cả chúng là chúng đều ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận, suy nghĩ và hành xử.

rối loạn tâm lý
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm lý có thể khác nhau

Một số ví dụ về biểu hiện chung của căn bệnh rối loạn tâm lý này là:

  • Cảm thấy buồn hoặc chán nản;
  • Khó suy nghĩ và tập trung;
  • Xuất hiện cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc cảm giác tội lỗi tột độ mà không có lí do;
  • Thay đổi tâm trạng nhanh chóng, quá vui mừng hoặc buồn bã;
  • Không tiếp xúc với bạn bè và các hoạt động hàng ngày;
  • Mệt mỏi, không còn năng lượng, khó ngủ;
  • Xa rời thực tế (ảo tưởng), hoang tưởng hoặc ảo giác;
  • Khả năng hoàn thành công việc hàng ngày kém, không được như trước;
  • Khó giao tiếp hoặc hiểu vấn đề;
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy;
  • Xuất hiện những đổi trong thói quen ăn uống mà trước đây không có;
  • Thay đổi xu hướng tình dục;
  • Thường xuyên bộc phát giận dữ, thù địch hoặc bạo lực;
  • Ý nghĩ tự sát...

Đôi khi các triệu chứng của bệnh rối loạn tâm lý xuất hiện trên cơ thể, chẳng hạn như đau bụng, đau lưng, nhức đầu hoặc những cơn đau không rõ nguyên nhân khác.

Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn tâm lý

Trẻ em: Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý ở trẻ thường là do áp lực học tập cao, cha mẹ quá bận rộn, hay cãi vã hoặc gia đình ly hôn. Nguy hiểm hơn là những vấn đề tâm lý đó sẽ để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau trong tâm trí trẻ và tác động tiêu cực đến sự trưởng thành của trẻ.

 

Trẻ vị thành niên: Tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều biến đổi phức tạp nhất về thể chất và tinh thần nhất nên so với các lứa tuổi khác, đây cũng là giai đoạn dễ bị khủng hoảng nhất. Vì vậy, lứa tuổi dậy thì rất dễ mắc hội chứng tâm lý.

Bệnh rối loạn tâm lý
Có rất nhiều nguyên nhân so với mọi lứa tuổi sẽ khác nhau

Phụ nữ mang thai: Trong lúc mang thai, cơ thể người phụ nữ thường có những thay đổi về nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Progesteron, Estrogen, HCG. Đồng thời cũng có sự gia tăng bài tiết một số hormon tuyến yên, tuyến giáp, cận giáp và hormon buồng trứng. Việc nội tiết tố thay đổi ít nhiều sẽ gây ra những rối loạn về mặt cảm xúc và tinh thần. Trong một số trường hợp xấu, nó có thể có hại cho sức khỏe và sự thanh thản trí óc của thai phụ. Ví dụ việc tăng tiết quá mức về tuyến giáp thyroxin cũng có thể làm cho một người bình thường trở nên căng thẳng và dễ bị cáu gắt…

 

Người già: Một số yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, mẹ đơn thân, thiếu thốn về vật chất, thu nhập kinh tế gia đình kém, thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ từ gia đình, mâu thuẫn vợ chồng không thể chia sẻ cùng nhau, quan niệm sinh con trai, con gái cũng là những nguyên nhân chính gây nên rối loạn tâm lý ở người già.

Điều trị bệnh rối loạn tâm lý

Sử dụng thuốc chữa bệnh rối loạn tâm lý

Một số loại thuốc chống lo âu, trầm cảm sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tâm trạng. Hoặc thuốc chống loạn thần để điều trị các kiểu suy nghĩ rối loạn và thay đổi nhận thức, thuốc ổn định tâm trạng.

Sử dụng tâm lý để trị liệu bệnh rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý
Sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lý chữa lành

Chuyên gia hoặc các bác sĩ tâm thần có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp gia đình để giúp phát triển sự hỗ trợ và hiểu biết. Chuyên gia cũng có thể sử dụng liệu pháp tâm động học nhằm khám phá và hiểu các vấn đề trong quá khứ cũng như mối quan hệ của chúng với những suy nghĩ và hành vi hiện tại của bệnh nhân.

 

Ngoài ra, bác sĩ còn sử dụng các liệu pháp trị liệu nhóm, trị liệu gia đình, trị liệu cá nhân.

Kích thích não

Đối với những bệnh nhân rối loạn tâm lý nặng thì cần phải nhập viện khi có các vấn đề y tế đang tồn tại. Đó là những người đang gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, rối loạn nghiêm trọng hoặc lạm dụng chất kích thích quá độ

 

Khi bệnh nhân điều trị với thuốc hay tâm lý trị liệu nhưng không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất bệnh nhân thực hiện một số liệu pháp kích thích não bộ thường thấy trong y khoa như: Kích thích dây thần kinh phế vị; Kích thích não sâu (DBS); Kích thích từ xuyên sọ (TMS).

Làm sao để phòng ngừa bệnh rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý
Nói chuyện với những người mà bạn tin tưởng nhất

Rối loạn tâm lý là một căn bệnh không thể ngăn chặn hoàn toàn. Nhưng nếu bạn lo lắng mình có một số vấn đề về tâm lý, đây là một số lời khuyên mà bạn có thể làm theo:

  • Học cách quản lý căng thẳng và cảm xúc.
  • Nên vận động và tập thể dục đều đặn, thường xuyên.
  • Nói chuyện với những người mà bạn tin tưởng nhất khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác.
  • Kiểm tra sức khỏe tâm thần định kì.
  • Ngủ đủ giấc và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để chăm sóc sức khỏe của bạn nhiều nhất có thể

XEM THÊM:

 

Bài viết đã đưa ra những thông tin về rối loạn tâm lý và cách để đối phó với chứng bệnh này. Hy vọng đây là kiến thức hữu ích để bạn chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân tốt nhất. Nếu bạn cần sự trợ giúp về chẩn đoán hoặc điều trị, hãy đặt lịch khám với những bác sĩ chuyên khoa qua ứng dụng Askany để được tham vấn và chữa trị kịp thời.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng