Rối loạn lo âu lan tỏa GAD - Tổng quan về bệnh lý và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa GAD - Tổng quan về bệnh lý và điều trị

06/02/2023

1185

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn lo âu lan tỏa GAD - Tổng quan về bệnh lý và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một trong số những căn bệnh tâm thần nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không đế tâm đến và thường phớt lờ đi nó. Mọi người đến các bệnh viện cũng như phòng khám để kiểm tra không phải vì triệu chứng lo âu mà vì các triệu chứng đi kèm (ví dụ như đau cơ thể hoặc mất ngủ). Qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ mang đến bạn những thông tin cần thiết giúp bạn nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này.

 

Bạn cần lưu ý rằng thông tin trong bài viết này được trích nguồn từ những nghiên cứu y khoa uy tín. Tuy nhiên, sự đa dạng và phong phú các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa đã gây nhiều khó khăn cho bác sĩ đa khoa và các bác sĩ chuyên ngành tâm thần. Do đó, xác định chính xác các đặc điểm lâm sàng của GAD là cần thiết để chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Do vậy, bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa trên ứng dụng Askany để được thăm khám và chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa kịp thời.

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

rối loạn lo âu lan tỏa là gì
Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD)

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD) là một dạng của rối loạn lo âu và những căn bệnh tâm thần được đặc trưng bởi sự lo lắng hoặc lo âu quá mức về một số hoạt động hoặc sự kiện kéo dài trên 6 tháng. Nguyên nhân vẫn chưa được chẩn đoán chính xác, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy nó thường xảy ra ở những người bị rối loạn sử dụng chất, trầm cảm nặng hoặc các cơn hoảng loạn khác. Hiện nay, biện pháp điều trị chung bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc kết hợp cả hai.

 

GAD - Rối loạn lo âu lan tỏa là rối loạn tâm thần thường gặp nhất sau trầm cảm tại tuyến chăm sóc sức khỏe tâm lý nhưng bệnh này lại ít được nhận biết. Thông thường, bệnh nhân sẽ không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán quá muộn và hiếm khi được điều trị đúng cách. Rối loạn lo âu toàn thể có thể sẽ diễn tiến mãn tính nếu không được điều trị. Một vài trường hợp ở trẻ em có thể hồi phục tự nhiên nhưng hiếm gặp ở người lớn.

Cảnh báo bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

chữa bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Các vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc loét dạ dày

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa cũng có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng sức khỏe thể chất khác, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề về tiêu hóa hoặc đường ruột, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích hoặc loét dạ dày
  • Nhức đầu và đau nửa đầu
  • Đau mãn tính 
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ (ngủ nhiều, giật mình giữa đêm,...) và hội chứng mất ngủ
  • Vấn đề sức khỏe tim mạch

Rối loạn lo âu lan tỏa thường xảy ra cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn. Một số chứng rối loạn sức khỏe tâm thần thường xảy ra với chứng rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

Nguyên nhân gây bệnh

Chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Stress là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy bệnh xuất hiện

Do stress: stress là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy bệnh xuất hiện, stress có thể rõ rệt nhưng cũng có thể là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa ở bệnh nhân.

 

Do tính cách: Những người có nét tính cách: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... thường mắc các chứng rối loạn lo âu lan tỏa nhiều hơn người bình thường.

 

Do môi trường và cơ thể: nếu bệnh nhân có cơ thể không khỏe mạnh, môi trường sống không lành mạnh, tích cực thì bệnh nhân cũng dễ dàng bị stress và các bệnh tâm lý khác.

XEM THÊM:

Triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Nhìn chúng, bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện lo âu hơn mức bình thường,  tình trạng này xuất hiện lặp đi, lặp lại. Bệnh nhân xuất hiện những suy nghĩ, phán đoán, suy luận không có căn cứ, không rõ ràng, không chắc chắn về kết quả. Đặc biệt, họ rất khó kiểm soát lo lắng của mình. Đối với người bình thường, khi lo lắng tăng lên thì họ có thể điều chỉnh để giảm hoặc dừng sự lo lắng đó. Tuy nhiên bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa luôn gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo lắng của mình. Một số nghiên cứu cho rằng, triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa tiêu biểu nhất là bệnh nhân không thể tập trung chú ý vào vấn đề khác ngoài vấn đề mà họ đang lo.

triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể khác nhau

Những triệu chứng, biểu hiện của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể khác nhau. Chúng có thể bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng rối loạn sau đây:

  • Lo lắng hoặc lo âu dai dẳng 
  • Suy nghĩ quá nhiều và luôn lên kế hoạch hoặc giải pháp cho các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
  • Nhận thức các tình huống và sự kiện là đe dọa, ngay cả khi chúng không thực sự là như vậy
  • Thiếu quyết đoán và sợ đưa ra quyết định sai
  • Không có khả năng đặt sang một bên hoặc buông bỏ một lo lắng nào đó
  • Không có khả năng thư giãn, cảm thấy bồn chồn và cảm thấy bế tắc hoặc căng thẳng
  • Khó tập trung vào mọi việc hoặc cảm giác đầu óc "trống rỗng"

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa thực thể biểu hiện:

  • Mệt mỏi
  • Khó ngủ
  • Căng cơ hoặc đau cơ
  • Run rẩy, cảm thấy co giật
  • Căng thẳng hoặc dễ giật mình
  • Đổ mồ hôi
  • Buồn nôn, gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy hoặc hội chứng ruột kích thích
  • Cáu gắt

Có thể đôi khi những lo lắng của bạn không hoàn toàn ảnh hưởng đến bạn, nhưng bạn vẫn cảm thấy lo lắng và không có lý do rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy vô cùng lo lắng về sự an toàn của mình hoặc của những người thân yêu, hoặc bạn có thể có cảm giác chung rằng có điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra.

triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Sự lo lắng, lo âu hoặc các triệu chứng về thể chất của bạn khiến bạn đau khổ trong xã hội

Sự lo lắng, lo âu hoặc các triệu chứng về thể chất của bạn khiến bạn đau khổ trong xã hội, công việc hoặc các lĩnh vực khác trong cuộc sống của bạn. Lo lắng có thể chuyển từ việc này sang việc khác và có thể thay đổi theo thời gian và tuổi tác.

 

Trẻ em và thanh thiếu niên có thể có những lo lắng tương tự như người lớn, nhưng cũng có thể có những lo lắng thái quá về:

  • Biểu diễn văn nghệ ở trường hoặc các sự kiện thể thao
  • Lo lắng cho sự an toàn cho các thành viên trong gia đình
  • Đúng giờ
  • Lo lắng về các vấn đề thiên tai như: động đất, chiến tranh hạt nhân hoặc các sự kiện thảm khốc khác

Một đứa trẻ hoặc thanh thiếu niên cũng có các mối lo lắng quá mức như:

  • Cảm thấy quá lo lắng để hòa nhập
  • Là một người cầu toàn
  • Lặp đi lặp lại một hành động vì chúng cảm thấy không hoàn hảo ngay lần đầu tiên
  • Dành quá nhiều thời gian cho việc làm bài tập về nhà
  • Thiếu tự tin
  • Phấn đấu để được phê duyệt
  • Yêu cầu rất nhiều sự đảm bảo về hiệu suất
  • Thường xuyên bị đau bụng hoặc các vấn đề về thể chất khác
  • Tránh đi học hoặc tránh các tình huống xã hội

Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) có chữa được không?

Câu trả lời là có. Tùy theo tình trạng bệnh, sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp cũng như phác đồ điều trị phù hợp. Chúng có thể bao gồm những phương pháp sau đây hoặc kết hợp tất cả các phương pháp lại với nhau.

Sử dụng thuốc

thuốc trị rối loạn lo âu lan tỏa
Dưới đây là một số nhóm thuốc trị rối loạn lo âu lan tỏa

Dưới đây là một số nhóm thuốc trị rối loạn lo âu lan tỏa:

  • Nhóm thuốc giải lo âu gây ngủ (nhóm Benzodiazepin)
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Nhóm thuốc kháng Histamin
  • Các thuốc phối hợp (Thuốc hỗ trợ chức năng gan, thuốc tăng cường nhận thức, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, các thuốc ức chế,..)

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần bổ sung dinh dưỡng: vitamin nhóm b và khoáng chất, thiết lập chế độ ăn dễ tiêu (mềm, nhiều chất xơ), đủ vitamin và khoáng chất (hoa quả,....), tránh các chất kích thích, uống đủ nước, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch...

Một số biện pháp thư giãn - luyện tập

điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Thư giãn - tập thể dục là một hình thức trị liệu tâm lý

Thư giãn - tập thể dục là một hình thức trị liệu tâm lý được thiết kế để tạo sự cân bằng giữa trương lực cơ và căng thẳng cảm xúc. “Thư” được hiểu là thư giãn tinh thần,”giãn” là thả lỏng cơ bắp. Thư giãn là phương pháp kết hợp luyện tập Khí công và các tư thế yoga giúp tăng cường hiệu quả, đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn tối đa. Cơ bắp mềm mại có vai trò thư giãn đầu óc  và tâm trí thoải mái 

Tâm lý trị liệu

  • Tâm lý trị liệu nhóm: là một hình thức điều trị sử dụng tác động tâm lý của bác sĩ đối với toàn bộ nhóm hoặc đối với từng thành viên và giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Mục đích của liệu pháp nhóm không chỉ là làm giảm là bớt rối loạn bệnh lý bằng cách thay đổi phản ứng cảm xúc mà còn thiết lập hành vi, thay đổi nhận thức về bệnh và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Do đó, các mục tiêu của liệu pháp nhóm là xử lý triệu chứng cụ thể và thay đổi tính cách, hành vi của bệnh nhân.
điều trị rối loạn lo âu lan tỏa
Hoạt động trị liệu, vận động trị liệu theo lời khuyên của bác sĩ
  • Liệu pháp giải thích hợp lý: Giải thích hợp lý là giải thích cho bệnh nhân bằng ngôn ngữ logic để giúp bệnh nhân điều chỉnh hệ thống quan hệ giữa các cá nhân và thái độ nhân cách.
  • Liệu pháp thư giãn luyện tập: đó là quá trình làm giãn cơ, giúp hệ thần kinh và trí óc được thư giãn, từ đó làm giảm các cảm xúc tiêu cực, hoặc các chứng bệnh tâm thần do các nguyên nhân gây stress (căng thẳng thần kinh, lo lắng, sợ hãi, trầm cảm, đau đầu…).
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: là một loại can thiệp tâm lý xã hội nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần.
  • Liệu pháp gia đình: là một nhánh của tâm lý trị liệu, bác sĩ sẽ làm việc với các gia đình và các cặp vợ chồng để giúp họ giải quyết vấn đề trong các mối quan hệ để thúc đẩy sự thay đổi và phát triển.
  • Hoạt động trị liệu, vận động trị liệu theo lời khuyên của bác sĩ…

Tất cả những liệu pháp trên cũng được xem là có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.

Phòng ngừa rối loạn lo âu lan tỏa như thế nào

bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm tác động của các triệu chứng của mình

Hiện nay, không thể dự đoán chắc chắn nguyên nhân gì khiến ai đó mắc GAD, nhưng nếu bạn lo lắng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để giảm tác động của các triệu chứng của mình:

  • Nhận trợ giúp sớm từ mọi người xung quanh: Lo lắng cũng giống như nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác Nó rất khó để có thể khó điều trị nếu bạn để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu. 
  • Viết nhật ký: theo dõi cuộc sống cá nhân của bạn có thể giúp bạn và chuyên gia tâm lý của bạn xác định điều gì khiến bạn căng thẳng và điều gì có vẻ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Bạn có thể giảm lo lắng bằng cách quản lý thời gian và năng lượng của mình một cách cẩn thận.
  • Tránh sử dụng chất không lành mạnh: Sử dụng rượu và ma túy, thậm chí cả nicotin hoặc caffein có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng. Nếu bạn không thể tự bỏ thuốc, hãy đến gặp bác sĩ hoặc tìm một chương trình điều trị hoặc nhóm hỗ trợ để giúp bạn.

 

Đó toàn bộ thông tin về bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp hiện nay. Theo các chuyên gia tâm lý của Askany, việc sử dụng liệu pháp thư giãn – luyện tập điều trị cho các bệnh nhân rối loạn lo âu lan tỏa sẽ mang đến hiệu quả cao và tránh được các tác dụng phụ của thuốc. Nếu nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu bất thường, thường xuyên lo lắng quá mức. Bạn có thể tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm lý hàng đầu của Askany để được khám và tư vấn online theo hình thức 1:1. Toàn bộ thông tin về chi phí cũng như kinh nghiệm, chuyên môn của bác sĩ đều được công khai minh bạch để bệnh nhân có thể dễ dàng chọn lựa.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng