Rối loạn lo âu xã hội - Hiểu rõ về bệnh và cách vượt qua nó

Rối loạn lo âu xã hội - Hiểu rõ về bệnh và cách vượt qua nó

06/02/2023

1090

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn lo âu xã hội - Hiểu rõ về bệnh và cách vượt qua nó

Rối loạn lo âu xã hội nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường ngày của bệnh nhân. Hành vi trốn tránh, cảm giác sợ hãi và lo lắng tột độ là những triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu xã hội. Căn bệnh tâm lý này có thể ngăn bạn đến với những trải nghiệm mới mẻ hoặc có một cuộc sống mà bạn hằng mong muốn.

 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị rối loạn lo âu xã hội, các bác sĩ trị liệu tâm lý chuyên khoa tâm thần của Topchuyengia sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết cũng như phương pháp hiệu quả nhất để bạn có thể đối mặt với rối loạn lo âu một cách dễ dàng.

Rối loạn lo âu xã hội là gì ?

Nhiều người sẽ đôi khi cảm thấy lo lắng hoặc ngượng ngùng khi phát biểu trước đám đông hoặc phỏng vấn cho một công việc mới. Nhưng rối loạn lo âu xã hội, hay ám ảnh sợ hãi xã hội đôi khi không chỉ là sự nhút nhát mà nó còn liên quan đến nỗi sợ hãi tột độ đối với một số tình huống xã hội cụ thể nào đó, đặc biệt là những tình huống không quen thuộc hoặc khi bệnh nhân cảm thấy mình sẽ bị người khác theo dõi hoặc đánh giá.

 

Những tình huống này có thể đáng sợ đến mức khiến bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi nghĩ về chúng hoặc cố gắng hết sức để tránh chúng. Bệnh rối loạn lo âu xã hội sẽ làm gián đoạn và gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân.

rối loạn lo âu xã hội là gì
Rối loạn lo âu xã hội tiềm ẩn trong đó chính là nỗi sợ bị người khác soi xét

Rối loạn lo âu xã hội tiềm ẩn trong đó chính là nỗi sợ bị người khác soi xét, đánh giá hoặc xấu hổ trước đám đông. Bệnh nhân có tâm lý lo sợ rằng mọi người sẽ nghĩ xấu về họ hoặc bị so sánh với những người khác.

 

Mặc dù họ có thể nhận ra rằng nỗi sợ của mình có vẻ hơi phi lý và bị thổi phồng quá mức, nhưng họ vẫn không thể ngừng lo lắng. Nhưng cho dù bạn có thể nhút nhát và lo sợ đến đâu, bạn đều có thể học cách thoải mái trong các tình huống xã hội và lấy lại cuộc sống của mình nhờ sự tư vấn và điều trị của các chuyên gia của chúng tôi trên ứng dụng Askany.

Các tiêu chí chẩn đoán cho tình trạng rối loạn lo âu xã hội bao gồm:

  • Có một nỗi sợ hãi dai dẳng về một hoặc nhiều tình huống xã hội. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc bị người khác giám sát (chẳng hạn như các cuộc trò chuyện, tương tác xã hội, bị quan sát hoặc biểu diễn trước mặt đám đông)
  • Sợ người khác đánh giá tiêu cực hoặc bị từ chối, xúc phạm (chẳng hạn như sợ, lo lắng hoặc bị phán xét khi làm điều gì đó đáng xấu hổ)
  • Tránh những tình huống có thể gây ra cảm giác lo lắng
  • Trải qua các triệu chứng tâm lý kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn, gây đau khổ đáng kể hoặc làm suy yếu sức khỏe, công việc, đời sống xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.

Rối loạn lo âu xã hội nguy hiểm thế nào?

Bệnh rối loạn lo âu xã hội được cho là một trong những căn bệnh tâm lý xếp vào hàng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cả về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể như sau:

Rối loạn lo âu xã hội
Bệnh rối loạn lo âu xã hội được cho là một trong những căn bệnh tâm lý xếp vào hàng nguy hiểm
  • Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Khi cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài có thể làm gia tăng hormone gây căng thẳng. Từ đó có thể tác động tiêu cực đến hệ tim mạch, gây tức ngực, khó thở, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
  • Làm nặng thêm các bệnh mãn tính: Rối loạn lo âu ở người khỏe mạnh có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. Cụ thể, rối loạn lo âu có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, cường hoặc suy giáp và kéo dài quá trình điều trị.
  • Khi thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá có thể khiến bệnh nhân thiếu tự tin vào bản thân, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, cũng có thể do bệnh nhân có những hành vi thất thường khiến họ bị mọi người xung quanh từ chối. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bệnh nhân và những người xung quanh.
  • Lo lắng không được giải quyết có thể khiến người bệnh mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày và họ thường xuyên cảm thấy bực bội, mệt mỏi. Theo thời gian, căn bệnh này có thể dẫn đến trầm cảm và trong những trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có ý định tự tử
  • Gây tệ nạn xã hội: bệnh nhân rối loạn lo âu thường sẽ không ý thức được tình trạng của mình. Có thể do việc dùng chất kích thích người bệnh khiến họ không làm chủ được bản thân và có thể gây ra các tệ nạn xã hội.

Nguyên nhân bệnh rối loạn lo âu xã hội

Bạn không phải là người duy nhất gặp phải vấn đề này, chứng lo âu xã hội thực sự khá phổ biến ở nước ta. Nhiều người vẫn đang hàng ngày đấu tranh với những nỗi sợ hãi của họ. Nhưng các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu xã hội có thể khác nhau.

 

Nguyên nhân của rối loạn lo âu xã hội khá phức tạp và chưa có nguyên nhân nào là cụ thể. Chúng có khả năng liên quan đến sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường.

Rối loạn lo âu xã hội thường bắt đầu sớm trong đời, đặc biệt là trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt bệnh thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.

Rối loạn lo âu xã hội
Rối loạn lo âu xã hội thường bắt đầu sớm trong đời

Nguyên nhân và các yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Di truyền: Rối loạn lo âu có thể bắt nguồn di truyền trong gia đình khi người thân có tiền sử về các căn bệnh tâm lý
  • Các sự kiện bất lợi xảy ra trong cuộc sống: Các sự kiện căng thẳng hoặc sang chấn đã từng xảy ra trong cuộc sống chẳng hạn như bị lạm dụng, bạo lực, cái chết của người thân hoặc bệnh tật kéo dài cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu. Bắt nạt, sỉ nhục hoặc bị từ chối trong quá khứ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
  • Phương pháp dạy con của cha mẹ: các chuyên gia tâm lý cho rằng việc quản thúc con quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ lo lắng xã hội của trẻ.

Một số người cảm thấy lo lắng trong hầu hết các tình huống xã hội mà họ gặp phải. Đối với những người khác, sự lo lắng có liên quan đến các tình huống xã hội cụ thể, chẳng hạn như nói chuyện với người lạ, hòa nhập trong một bữa tiệc hoặc biểu diễn trước khán giả. Các tác nhân gây lo lắng bao gồm:

  • Gặp gỡ những người mới (có thể là bạn bè hoặc đồng nghiệp)
  • Tham gia cuộc nói chuyện ngắn với mọi người 
  • Diễn thuyết hoặc nói trước công chúng
  • Biểu diễn trên sân khấu
  • Khi trở thành tâm điểm của sự chú ý
  • Bị theo dõi khi đang làm việc gì đó
  • Bị trêu chọc hoặc chỉ trích trước mọi người
  • Nói chuyện với những người “quan trọng” hoặc nhân vật có sức ảnh hưởng
  • Đi hẹn hò
  • Phát biểu trong một cuộc họp
  • Sử dụng nhà vệ sinh công cộng
  • Dự thi
  • Ăn uống nơi công cộng
  • Gọi điện thoại
  • Tham dự các bữa tiệc hoặc các cuộc tụ họp xã hội khác
  • Một số trường hợp khác,…

Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội là gì 

Chỉ vì đôi khi bạn cảm thấy lo lắng trước các tình huống xã hội không có nghĩa là bạn mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hoặc ám ảnh xã hội. Nhiều người đôi khi cảm thấy ngại ngùng hoặc e ngại, nhưng điều này không cản trở các hoạt động hàng ngày của họ. Tuy nhiên, chứng rối loạn lo âu xã hội có thể cản trở thói quen bình thường của bạn và gây ra sự đau khổ tột cùng.

 

Ví dụ, cảm thấy lo lắng trước khi thuyết trình là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu bạn mắc chứng lo âu xã hội, bạn có thể lo lắng trước hàng tuần, gọi điện báo ốm để trì hoãn nó hoặc bắt đầu run đến mức khó phát biểu trong khi thuyết trình.

Rối loạn lo âu xã hội
Cảm thấy cực kỳ khó khăn trong các tình huống hàng ngày khi giao tiếp với những người khác

Còn đối với trẻ em, không có gì bất thường khi một đứa trẻ nhút nhát, nhưng trẻ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội cảm thấy cực kỳ khó khăn trong các tình huống hàng ngày như chơi với những đứa trẻ khác, đọc sách trong lớp, nói chuyện với người lớn hoặc làm bài kiểm tra. Dó đó, trẻ mắc chứng sợ xã hội thậm chí không muốn đến trường.

 

Và dưới đây là một số triệu chứng về cảm xúc, thực thể và hành vi của những bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu xã hội

Các triệu chứng cảm xúc

  • Tự ý thức và lo lắng quá mức về các tình huống xã hội diễn ra hàng ngày
  • Lo lắng dữ dội trong nhiều ngày liền, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng trước một sự kiện xã hội sắp xảy đến
  • Sợ hãi tột độ khi bị người khác theo dõi hoặc đánh giá, đặc biệt là những người không quen biết
  • Sợ rằng bản thân sẽ cư xử theo cách khiến mình xấu hổ hoặc bẽ mặt
  • Sợ những người khác sẽ nhận thấy rằng mình đang lo lắng

Các triệu chứng thực thể

bệnh rối loạn lo âu xã hội
Tim đập nhanh hoặc tức ngực là triệu chứng điển hình
  • Đỏ mặt 
  • Khó thở
  • Đau bụng, buồn nôn 
  • Run rẩy toàn cơ thể hoặc giọng nói run rẩy
  • Tim đập nhanh hoặc tức ngực
  • Đổ mồ hôi 
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí có thể ngất xỉu 

Các triệu chứng hành vi

  • Tránh các tình huống xã hội, việc này diễn ra thường xuyên sẽ làm gián đoạn cuộc sống của bệnh nhân
  • Giữ im lặng hoặc trốn đâu đó để thoát khỏi sự chú ý và bối rối
  • Những bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội luôn muốn mang theo một người bạn bên cạnh mọi lúc mọi nơi
  • Uống rượu trước các tình huống xã hội để làm dịu thần kinh

Điều trị rối loạn lo âu xã hội

Các bác sĩ chuyên khoa tâm lý tại Askany có thể đưa ra cho bạn nhiều lựa chọn điều trị khác nhau có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, có được sự tự tin và vượt qua chúng một cách dễ dàng.

 

Hãy nhớ rằng nếu không được điều trị kịp thời, chứng rối loạn lo âu xã hội có thể tồn tại mãi mãi trong suốt cuộc đời bạn mặc dù bạn có thể cảm thấy tốt hơn hoặc tồi tệ hơn vào những thời điểm nhất định.

 

Các chuyên gia thường khuyên bạn nên điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc hoặc cả hai. Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết các phương pháp điều trị để bạn có cái nhìn tổng quan nhất.

Tâm lý trị liệu

Rối loạn lo âu xã hội
Nhãn

Liệu pháp tâm lý hoặc liệu pháp nói chuyện có thể giúp bác sĩ hiểu được những gì bệnh đang trải qua và từ đó đưa ra các phương pháp đối phó với bệnh hiệu quả. 

 

Có nhiều loại trị liệu tâm lý được chuyên gia áp dụng, bao gồm:

  • CBT (tiếng anh Cognitive Behavioral Therapy: liệu pháp nhận thức hành vi)
  • Trị liệu giữa các cá nhân
  • Liệu pháp tiếp xúc
  • Liệu pháp gia đình

CBT là một phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội phổ biến được nhiều chuyên gia áp dụng. Nó nhằm mục đích giúp bệnh nhân nhận ra và thay đổi những suy nghĩ hoặc niềm tin tiêu cực của mình về các tình huống xã hội. Phương pháp này cũng nhằm mục đích thay đổi hành vi hoặc phản ứng của bệnh nhâni đối với các tình huống gây ra sự lo lắng.

 

CBT có thể giúp bệnh nhân nhận ra rằng suy nghĩ là của chính họ, chứ không phải của người khác. Do đó bệnh nhân có thể toàn quyền quyết định cách họ phản ứng và cư xử.

 

Liệu pháp tiếp xúc, hoặc tiếp xúc mang lại nhận thức trong trường hợp này cũng có thể hữu ích. Với biện pháp này, bệnh nhân dần dần đối mặt với những tình huống mà họ sợ hãi cùng với một nhà trị liệu của mình trong một môi trường an toàn.

Thuốc

Nhiều loại thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu xã hội. Ba nhóm thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và thuốc chẹn beta được nhiều bác sĩ tâm thần kê đơn để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh nhân.

Nhóm thuốc chống trầm cảm

Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc dùng để chống trầm cảm cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của chứng rối loạn lo âu xã hội. Bệnh nhân có thể mất vài tuần hoặc vài tháng mới có thể thấy được tác dụng của thuốc.

Thuốc trị bệnh rối loạn lo âu xã hội
Thuốc chống trầm cảm có tác dụng điều trị bệnh rối loạn lo âu xã hội

Một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Paroxetine (Paxil, Paxil CR)
  • Sertraline (Zoloft)
  • Fluoxetin (Prozac, Sarafem)

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine - một loại thuốc chống trầm cảm khác cũng có tác dụng, ví dụ bao gồm:

  • Desvenlafaxine (Pristiq)
  • Duloxetine (Cymbalta)

Nhóm thuốc chống lo âu

Thuốc chống lo âu có tác dụng nhanh chóng để giảm các triệu chứng lo âu của người bệnh, nhưng các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng trong thời gian dài vì chúng có thể tạo ra sự phụ thuộc.

 

Benzodiazepin là một loại thuốc chống lo âu phổ biến. Một số loại thuốc trong nhóm này bao gồm alprazolam (Xanax) và clonazepam (Klonopin).

Thuốc điều trị rối loạn lo âu xã hội
Benzodiazepin là một loại thuốc chống lo âu phổ biến

Vào năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã tăng cường cảnh báo về các loại thuốc benzodiazepin. Sử dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến sự phụ thuộc về thể chất và việc cai nghiện có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Nếu thiếu sự hiểu biết và sử dụng các loại thuốc này kết hợp chúng với rượu, thuốc phiện và các chất khác có thể dẫn đến tử vong. Do đó, điều cần thiết là phải tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này.

Nhóm thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta giúp ngăn chặn các tác động về thể chất do rối loạn lo âu xã hội mang lại, chẳng hạn như đổ mồ hôi, run và tăng nhịp tim. Nhóm thuốc này có thể điều chỉnh các triệu chứng thực thể bằng cách ngăn chặn tác dụng kích thích của adrenalin.

Thuốc điều trị rối loạn lo âu xã hội
bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc mà cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ

Các bác sĩ thường kê toa các loại thuốc này cho các tình huống cụ thể. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

XEM THÊM:

 

Đó là những thông tin về căn bệnh rối loạn lo âu xã hội - một căn bệnh đang diễn ra ngày càng phổ biến trong đời sống hiện nay. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong tâm lý, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý của Askany để đặt lịch khám tự động và được hỗ trợ điều trị 1:1 ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng