Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

06/02/2023

1120

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Rối loạn hoảng sợ là gì? Hội chứng này được chẩn đoán và điều trị như thế nào? Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa thường điều trị rối loạn hoảng sợ bằng thuốc và các liệu pháp tâm lý như liệu pháp phơi nhiễm hoặc liệu pháp nhận thức hành vi. Ngoài ra, đối với một số trường hợp nhẹ, người bệnh có thể hồi phục mà không cần điều trị. Để có một cái nhìn bao quát hơn về chứng bệnh tâm lý này, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay bài viết sau đây.

 

Thông tin trong bài viết dưới đây được tổng hợp từ các bài nghiên cứu khoa học của những bác sĩ tâm lý và nhà nghiên cứu tâm lý nổi tiếng. Điều trị rối loạn hoảng sợ nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy mình hoặc người thân có các triệu chứng rối loạn hoảng sợ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa về các bệnh tâm lý giàu kinh nghiệm tại Askany để được tư vấn và hỗ trợ điều trị sớm nhất.

Rối loạn hoảng sợ là gì ?

rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ (tiếng Anh: panic disorder) là một chứng rối loạn lo âu

Rối loạn hoảng sợ (tiếng Anh: panic disorder) là một chứng rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự sợ hãi hay cơn hoảng loạn tột độ với tần suất cao. Kéo theo đó là việc bệnh nhân thường xuyên cảm thấy tức ngực, khó thở và có cảm giác ngột ngạt như sắp chết.

Chứng rối loạn hoảng sợ có nguy hiểm ?

Đây được xem là một trong những căn bệnh tâm thần nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và tính mạng của người bệnh. Do vậy, nó cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không sẽ kéo theo những triệu chứng khác như nhức đầu, hoa mắt, lảo đảo, hoa mắt, lú lẫn, khó thở, thở dốc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất.

Nguyên nhân gây rối hội chứng rối loạn hoảng sợ

chứng rối loạn hoảng sợ
Nguyên nhân gây rối hội chứng rối loạn hoảng sợ

Yếu tố sinh học

Di truyền học: Về lý thuyết, một số người trong chúng ta có khuynh hướng di truyền về chứng rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục rằng một gen cụ thể gây ra tình trạng này. Một số nhà khoa học đã phát hiện gen MANEA được phát hiện có liên quan đến chứng rối loạn hoảng sợrối loạn lo âu lan tỏa.

 

Sự mất cân bằng hóa học: Một nguyên nhân phổ biến giải thích cho chứng rối loạn lo âu do mất cân bằng hóa học trong não là do thiếu chất truyền tin hóa học GABA, từ đó khiến các tế bào não ở những vùng não liên quan đến sợ hãi trở nên bị kích thích mạnh bởi căng thẳng, hiểu sai các chất trung tính là sợ hãi và từ đó kích hoạt phản ứng hung hăng.

Đặc điểm tính cách vốn có

Một yếu tố khác góp phần vào sự nghiêm trọng của chứng rối loạn hoảng sợ là sự nhạy cảm. Người nhạy cảm cao thường mắc chứng rối loạn thần kinh hoảng sợ nhiều hơn người bình thường.

 

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh tâm lý này như: bệnh nhân trải qua những chấn thương tâm lý như bị cưỡng hiếp, lạm dụng tình dục, chứng kiến tai nạn, xuất hiện những biến cố thay đổi trong cuộc đời, chứng kiến người thân mất đi hoặc bệnh nặng, căng thẳng tột độ, cố ý hoặc vô ý giết người khiến tâm lý bị ảnh hưởng hay bị hoảng sợ,....

Triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ

hội chứng rối loạn hoảng sợ
Các triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ

The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder - DSM-5 hay còn gọi là Sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần cho biết, để phân biệt một phản ứng lo âu thông thường với chứng rối loạn hoảng sợ, bệnh nhân cần phải đáp ứng ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau :

  • Cảm giác hồi hộp tim đập mạnh hoặc nhịp tim tăng nhanh
  • Mắc chứng rối loạn giải thể thực tại (derealisation - cảm giác tách ra khỏi thực tế) hay phi cá nhân hóa (depersonalisation - tách rời khỏi chính bản thân mình)
  • Sợ hãi đến mức mất kiểm soát hoặc "phát điên"
  • Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng ran
  • Đổ mồ hôi
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran người
  • Buồn nôn hoặc đau bụng dưới
  • Cảm thấy chóng mặt, loạng choạng, choáng váng hay thậm chí là ngất xỉu
  • Sợ chết

Vì một số triệu chứng được chúng tôi nêu trên có sự trùng hợp với các bệnh khác. Cụ thể như bệnh về hô hấp hay tim mạch. Do vậy, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn là rất cần thiết thay vì dựa vào việc tự chẩn đoán. Nếu bạn có những triệu chứng trên thì tốt hơn hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên điều trị rối loạn hoảng sợ của Askany để hiểu rõ tình trạng tâm lý của bản thân hiện nay nhất. 

Làm sao chẩn đoán bệnh rối loạn hoảng sợ?

bệnh rối loạn hoảng sợ
Làm sao chẩn đoán bệnh rối loạn hoảng sợ?
  • Dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng có thể được thực hiện dựa trên các tiêu chí trong Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần (DSM-5). Để đáp ứng tiêu chí chẩn đoán DSM-5, bệnh nhân phải nằm trong trường hợp: xuất hiện lo sợ hoặc lo âu rõ ràng, dai dẳng (≥ 6 tháng) về một hoặc nhiều tình huống xã hội cụ thể.

 

Ngoài ra, bạn có thể nhận biết mình có mắc bệnh không dựa trên sự đánh giá tiêu cực từ phía người khác. Bệnh nhân cần phải có tất cả những yếu tố sau đây thì mới có thể được xem là mắc bệnh rối loạn hoảng sợ:

  • Gặp khó khăn trong các tình huống xã hội, họ luôn cảm thấy lo sợ hoặc lo âu khi phải đối diện với chúng.
  • Bệnh nhân chủ động né tránh những tình huống xã hội hằng ngày.
  • Xuất hiện các biểu hiện của sự lo sợ hoặc lo âu không phù hợp với các chuẩn mực văn hoá xã hội.
  • Lo sợ, lo âu, né tránh và gây ra những căng thẳng đáng kể hoặc làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội hoặc nghề nghiệp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phân biệt rối loạn lo âu và lo sợ với một số chứng rối loạn tâm thần khác (ví dụ, ám ảnh sợ khoảng trống, rối loạn ám ảnh về ngoại hình).

Chữa rối loạn hoảng sợ thế nào?

rối loạn hoảng sợ
Một số bệnh nhân còn có thể tự hồi phục nhanh chóng mà không cần nhờ đến thuốc

Rối loạn hoảng sợ có chữa được không? Câu trả lời chắc chắn là có. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có thể tự hồi phục nhanh chóng mà không cần nhờ đến thuốc. Vậy những phương pháp điều trị là gì? Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay trong bài viết phía dưới.

Biện pháp trị liệu tâm lý

Như đã đề cập ở đầu bài, có nhiều phương pháp tâm lý trị liệu có hiệu quả. Trong đó, 2 biện pháp điều trị được các bác sĩ của Askany sử dụng nhiều nhất chính là liệu pháp phơi nhiễm và liệu pháp nhận thức hành vi.

 

Liệu pháp phơi nhiễm: bằng cách sử dụng liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được đối diện với nỗi sợ hãi của chính mình. Từ đó, giúp giảm bớt sự sợ hãi và các biến chứng do né tránh sợ hãi gây ra.

 

Liệu pháp nhận thức hành vi: bằng cách sử dụng liệu pháp này, bệnh nhân sẽ được dạy cách nhận ra và kiểm soát những suy nghĩ lệch lạc và những niềm tin sai lầm của họ. Cùng các hướng dẫn thay đổi hành vi được gợi ý bởi bác sĩ để giúp họ trở nên thích nghi hơn. Ví dụ, nếu bệnh cho biết nhịp tim của họ đập nhanh hơn hoặc thở dốc hơn trong một vài tình huống hoặc nơi nhất định. Họ sợ rằng mình bị nhồi máu cơ tim, lúc này bệnh nhân sẽ được tham vấn và điều trị như sau:

  • Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân không nên tránh những tình huống đó
  • Giúp họ hiểu rằng những lo lắng của họ là vô căn cứ
  • Luyện tập thay thế bằng các động tác thở chậm giúp kiểm soát nhịp thở hoặc các phương pháp khác để giúp bệnh nhân thư giãn

Điều trị bằng thuốc

Rối loạn hoảng sợ
Thuốc sẽ bổ trợ sau khi tâm lý ổn định

Thuốc điều trị rối loạn hoảng sợ có thể dự phòng hoặc làm giảm đáng kể các triệu chứng lo âu, số lượng cũng như cường độ của các cơn hoảng sợ, Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau, nhưng việc sử dụng cần phải được tham khảo bởi các bác sĩ chuyên khoa.

 

Dùng thuốc chống trầm cảm: có nhiều nhóm thuốc khác nhau bao gồm: các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), các thuốc điều biến serotonin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA), hay các thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) đều có hiệu quả tương tự nhau. Tuy nhiên, các loại thuốc nhóm SSRI và SNRI có thể có ưu thế và ít gây ra tác dụng không mong muốn hơn so với các loại thuốc chống trầm cảm khác.

 

Dùng thuốc nhóm Benzodiazepin: nhóm thuốc này có tác dụng điều trị lo âu nhanh hơn các thuốc chống trầm cảm. Nhưng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như gặp vấn đề về trí nhớ, buồn ngủ, mất điều hòa cơ thể. Đối với các trường hợp đặc biệt, sử dụng lâu dài các thuốc benzodiazepin là phương pháp duy nhất giúp điều trị chứng rối loạn hoảng sợ hiệu quả nhất.

 

Dùng các loại thuốc chống trầm cảm phối hợp thêm các benzodiazepin: tại thời điểm ban đầu, những loại thuốc này đôi khi được sử dụng kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị. Các thuốc benzodiazepin có thể giảm dần sau khi thuốc chống trầm cảm trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, một số cơn hoảng sợ đặc biệt thường tái diễn khi ngừng thuốc.

Tự kiểm soát căng thẳng và cảm xúc của mình

Lời khuyên cho việc kiểm soát căng thẳng là hãy ăn uống sao cho hợp lý, tập thể dục, yoga và thiền đều đặn để thanh lọc cơ thể và tâm hồn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số biện pháp như: Học cách thở đều, thay đổi cách suy nghĩ, tạo danh sách những việc cần làm (to-do-list), Viết xuống những suy nghĩ của bản thân, hoạt động thể chất thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý.

chứng rối loạn hoảng sợ
Khi các cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột, hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân

Khi các cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột, hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân bằng cách hít thở sâu trong vài phút. Dần dần bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và các triệu chứng cũng biến mất nhanh hơn. Kết hợp với thiền nguyện sẽ giúp thanh lọc tâm trí, loại bỏ những lo lắng ám ảnh trước đó hiệu quả nhất.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học cũng là một cách hiệu quả giúp cải thiện bệnh nhanh hơn. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cải thiện giấc ngủ và hoạt động lành mạnh để giữ sức khỏe thể chất và tinh thần ở mức cao nhất.

  • Đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ trước 23h
  • Tránh xa các thiết bị công nghệ khi ngủ và tránh xem những hình ảnh bạo lực có thể dẫn đến ác mộng và những cơn hoảng loạn bất ngờ.
  • Hạn chế tiếp xúc với nỗi ám ảnh hoặc học cách đối phó với chúng dần dần
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh làm việc quá sức
  • Trong giai đoạn đầu điều trị, nên cân nhắc nghỉ việc, nghỉ học để tránh bệnh bùng phát đột ngột, mất kiểm soát.
  • Luôn hướng tới những điều tích cực và vui vẻ, trong đó tập thể dục, nghe nhạc, nấu ăn hoặc đọc sách là những biện pháp đơn giản mang lại niềm vui cho mọi người.
  • Không lạm dụng các chất gây nghiện như: rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác
  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B, magie, sắt… tốt cho hệ thần kinh
  • Luôn chuẩn bị sẵn thứ gì đó để giúp ổn định tâm trạng của bạn, chẳng hạn như một ít kẹo, sô cô la hoặc một bình nước ấm.
  • Các loại trà thảo dược (ngoài trà xanh) có thể kiểm soát tâm trạng ở mức ổn định hơn. Một số loại trà rất hiệu quả như trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa oải hương
  • Học các bài tập kiên nhẫn như yoga, chạy, bơi lội, đan len, thêu thùa, v.v.
  • Bạn nên tập thể dục ít nhất 15-30 phút mỗi ngày
  • Hợp tác với bác sĩ để điều trị
  • Khám bệnh theo đúng lịch hẹn và yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn hoảng sợ

rối loạn hoảng sợ
Thường xuyên rèn luyện sức khỏe cũng sẽ có tác dụng ngăn chặn rối loạn hoảng sợ

Để ngăn ngừa bệnh rối loạn hoảng loạn, bạn có thể thực hiện các bước sau: 

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Thường xuyên luyện tập thể dục và ăn một chế độ ăn uống cân bằng
  • Cố gắng giảm thiểu tối đa những căng thẳng trong cuộc sống mang lại
  • Học thiền, xoa bóp, yoga hoặc thái cực quyền và các bài tập giảm căng thẳng
  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thường xuyên bị các cơn hoảng loạn hoặc gặp phải tác dụng phụ của một số thuốc loại thuốc trầm cảm hoặc bạn có ý định tự tử.

XEM THÊM:

 

Đó là toàn bộ thông tin về rối loạn hoảng sợ mà Topchuyengia muốn chia sẻ với bạn. Theo như thống kê, rối loạn hoảng sợ thường bắt đầu vào cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành. Bệnh phổ biến ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới. Do vậy, nếu bạn nhận thấy người thân hoặc chính mình gặp các vấn đề về các bệnh lý này, hãy đặt lịch khám ngay với Askany. Thông qua ứng dụng này, bệnh nhân sẽ được tư vấn và điều trị bởi những chuyên gia và bác sĩ hàng đầu. Tải xuống và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Askany để dễ dàng quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng