Rối loạn ngôn ngữ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Rối loạn ngôn ngữ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị
Hằng Nguyễn

06/02/2023

928

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn ngôn ngữ: Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Rối loạn ngôn ngữ có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả là người lớn hay trẻ em. Vậy rối loạn ngôn ngữ là gì, trẻ em bao nhiêu tuổi có thể chẩn đoán mắc hội chứng này. Đâu là nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu về căn bệnh này ngay sau đây.

 

Theo đó, bạn đọc nên lưu ý rằng, nội dung trong bài viết chỉ cung cấp thông tin và giúp bạn hiểu thêm về chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt. Nếu các loại rối loạn ngôn ngữ diễn ra và ảnh hưởng đến rối loạn tâm lý cũng như sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý tại Askany. Họ là những người có kinh nghiệm chuyên môn cao và đang công tác tại những bệnh viện lớn trong thành phố. Với sự trợ giúp của họ, bạn có thể sớm vượt qua chứng rối loạn ngôn ngữ này. 

Định nghĩa rối loạn ngôn ngữ là gì?

Người bị rối loạn ngôn ngữ là người gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và hiểu những gì người khác đang nói. Điều này thường không liên quan đến các vấn đề về thính giác của bệnh nhân. Chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn.

 

Theo nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Mississippi, chứng rối loạn ngôn ngữ chiếm khoảng 10-15% ở những trẻ em dưới 3 tuổi. Đến 4 tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ ổn định hơn và có thể xác định được liệu trẻ có tồn tại tình trạng khiếm khuyết ngôn ngữ hay không. Các bé trai thường được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ngôn ngữ cao gấp đôi bé gái.  

Rối loạn ngôn ngữ là gì
Chứng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn

Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và học tập của trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Sau đó, những rối loạn này dẫn đến các ảnh hưởng khác trong việc học ngôn ngữ viết, tiếp thu kiến thức ở trường và đời sống xã hội của trẻ.

 

Những vấn đề rối loạn này ở trẻ em thường được giáo viên chú ý, nhận ra khi so sánh với sự phát triển ngôn ngữ chung của những trẻ nhỏ cùng độ tuổi. Do đó, sự can thiệp và giáo dục lại là cần thiết trong quá trình học tập của trẻ.

Nguyên nhân của các dạng rối loạn ngôn ngữ

Nguyên nhân chính của rối loạn ngôn ngữ là do các tổn thương trên hệ thần kinh trung ương, nó làm mất tính toàn vẹn về các chức năng của bán cầu não.

 

Hội chứng rối loạn ngôn ngữ còn có nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân có tiên lượng ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Tuy nhiên, bất kể nguyên nhân là gì, chẩn đoán chung cho tình trạng suy giảm khả năng nói là do tổn thương ở não gây ra.

Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhồi máu não

Các bệnh gây tổn thương thần kinh tiến triển, chẳng hạn như u thần kinh đệm, bệnh thoái hóa, hoặc bệnh đa xơ cứng, có thể dẫn đến tình trạng kỹ năng ngôn ngữ ngày càng suy yếu. Ngược lại, các chấn thương sọ não cấp được điều trị bằng phẫu thuật như nhồi máu não, xuất huyết não, viêm não, chấn thương sọ não, u não lành tính nếu tình trạng bệnh được cải thiện và tiến triển tốt thì chức năng ngôn ngữ có thể được phục hồi. 

 

Rối loạn ngôn ngữ ở người lớn, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhồi máu não. Sau phẫu thuật sẽ có thể cải thiện được khả năng ngôn ngữ của mình. Tuy nhiên, nếu cả hai bên não đều bị tổn thương, điều này sẽ gây trở ngại lớn cho việc phục hồi ngôn ngữ.

Phân loại 7 rối loạn ngôn ngữ thường gặp

Rối loạn ngôn ngữ
Nguyên nhân chấn thương sọ não vẫn cần được xem xét trước tiên

Việc phân loại rối loạn ngôn ngữ phụ thuộc vào vị trí tổn thương hệ thần kinh trung ương. Các hội chứng rối loạn ngôn ngữ phổ biến thường cùng tồn tại với các dấu hiệu thần kinh định vị khác. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân chỉ bị suy giảm ngôn ngữ một cách đơn giản. Trong những trường hợp này, nguyên nhân chấn thương sọ não vẫn cần được xem xét trước tiên. Các loại suy giảm khả năng nói phổ biến bao gồm:

Rối loạn ngôn ngữ Broca

Rối loạn ngôn ngữ Broca khiến khả năng nói của bệnh nhân không còn được lưu loát. Nó được biểu hiện bằng dấu hiệu khả năng thông hiểu còn tốt nhưng lại giảm lưu loát và giảm khả năng lặp lại lời nói. Đây là hội chứng rối loạn ngôn ngữ đầu tiên được xác định, thường đi kèm với liệt và mất cảm giác nửa người bên phải cơ thể.

 

Vị trí tổn thương trong rối loạn ngôn ngữ Broca thường là tại phần nắp trán, hồi trán giữa,  thể vân ngoài, vùng vỏ não vận động thấp, tiểu thùy đỉnh dưới, bao trước bên và toàn bộ chất trắng từ dưới vỏ cho tới chất trắng quanh não thất.

Rối loạn ngôn ngữ Wernicke

Chứng rối loạn ngôn ngữ Wernicke, còn được gọi là rối loạn ngôn ngữ cảm giác. Trái ngược với chứng rối loạn ngôn ngữ Broca, rối loạn ngôn ngữ Wernicke do tổn thương vận động gây ra. Thông thường, bệnh nhân vẫn có khả năng diễn đạt bằng lời nói lưu loát, trôi chảy ở những câu dài, đúng ngữ pháp, phát âm và nhịp điệu nói bình thường. Tuy nhiên, khả năng nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu hoặc trả lời câu hỏi của người đối diện còn kém.

Chứng rối loạn ngôn ngữ
Khả năng nghe, hiểu và thực hiện đúng yêu cầu hoặc trả lời câu hỏi của người đối diện còn kém

Vị trí mất ngôn ngữ của Wernicke là một khu vực rộng lớn của vùng thái dương sau cấp trên.

Rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ

Những người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ não vẫn có khả năng hiểu và lặp lại tốt, nhưng họ không thể diễn đạt lời nói một cách trôi chảy. Thông thường, cách phát âm của những bệnh nhân này thay đổi và ngữ điệu trở nên xáo trộn.

 

Vị trí tổn thương trong rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ não có thể ở bất kỳ đâu trong thùy trán trái.

Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ

Trái ngược với rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ, trong rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ, bệnh nhân có đặc trưng bởi sự nói lưu loát tốt, lặp lại tốt nhưng khả năng hiểu kém. Cụ thể, bệnh nhân vẫn nói được những câu dài rõ ràng, đúng ngữ pháp, lưu loát nhưng những câu này không trùng khớp hoặc không tương ứng với câu hỏi.

 

Rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ não thường nằm ở vị trí: chồng chéo lên vùng sang thương của rối loạn ngôn ngữ Wernicke, chỗ nối thái dương, đỉnh, chẩm phía sau hồi thái dương trên.

THAM KHẢO THÊM:

Rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp

Sự kết hợp giữa rối loạn ngôn ngữ vận động xuyên vỏ và rối loạn ngôn ngữ cảm giác xuyên vỏ là một loại rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ hỗn hợp. Khi bệnh nhân mắc phải dạng này, khả năng nói lưu loát và thông hiểu của họ bị giảm sút nhưng khả năng lặp lại vẫn còn ở mức chấp nhận được. Ví dụ cụ thể, bệnh nhân chỉ có thể nói một cách tự phát, với những câu ngắn và có xu hướng lặp lại điều tương tự khi được hỏi.

Chứng rối loạn ngôn ngữ
Khả năng nói lưu loát và thông hiểu của họ bị giảm sút nhưng khả năng lặp lại vẫn còn ở mức chấp nhận

Các tổn thương của chứng rối loạn ngôn ngữ xuyên vỏ não hỗn hợp bao gồm các vùng vận động và cảm giác, cụ thể là vùng trán sau bên trước vỏ não vận động và chỗ nối thái dương đỉnh chẩm, vùng vỏ não vận động.

Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ

Rối loạn ngôn ngữ toàn bộ là dạng rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân bị mất đi tất cả các chức năng ngôn ngữ, bao gồm chức năng ngôn ngữ vận động và cảm giác.

 

Tổn thương não trong rối loạn ngôn ngữ thường nằm ở vị trí những vùng rộng lớn như: trung tâm nói ở vùng trước và sau rãnh vỏ não Rolando. Nguyên nhân gây bệnh thường do nhồi máu não toàn bộ động mạch não giữa chi phối.

Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền

Rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền chỉ gây ra suy giảm khả năng lặp lại, trong khi khả năng hiểu và lưu loát vẫn rất tốt. Vì vậy, bệnh nhân vẫn có thể trả lời chính xác các câu hỏi dài, lưu loát. Tuy nhiên, khi bệnh nhân được yêu cầu kể lại một câu hoặc đọc to các từ, họ sẽ phát âm các từ trở một cách lẫn lộn và xảy ra hiện tượng thay thế từ.

 

Tổn thương gây ra trong rối loạn ngôn ngữ dẫn truyền thường xuất hiện ở khu trú tiểu thùy đỉnh dưới trái.

Dấu hiệu người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ

Dấu hiệu ở trẻ em

Rối loạn ngôn ngữ
Thường xuyên quên từ và hay tự chế ra các từ khác.

Nếu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khi còn nhỏ có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Thường không nhớ tên các đồ vật xung quanh và hay dùng các từ thay thế như “cái đó” hoặc “cái kia”.
  • Các từ liên quan gây nhầm lẫn, ví dụ: gọi “bàn” là “ghế”, “thịt bò” là “gà”...
  • Vô tình đảo ngược cách phát âm của một từ, ví dụ: “con chó” thành “co chón”…
  • Thường xuyên quên từ và hay tự chế ra các từ khác.
  • Nói những câu không rõ nghĩa hoặc các từ trong câu nói sai thứ tự
  • Dùng sai hoặc phát âm sai thành ngữ, tục ngữ.
  • Luôn hiểu mọi thứ theo nghĩa đen nên các em không hiểu những trò đùa ẩn ý.
  • Khó tập trung khi lắng nghe người khác nói, nhất là khi có tiếng ồn từ TV, nhạc, v.v.
  • Không thích nói chuyện, ngay cả với người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết.
  • Không nhớ thông tin từ các cuộc hội thoại vừa diễn ra.

Dấu hiệu của bệnh suy giảm khả năng nói ở người lớn

Rối loạn ngôn ngữ
Lo lắng khi nói hoặc thuyết trình trước nhiều người

Ở người lớn, các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ tại nơi làm việc có thể bao gồm:

  • Lo lắng khi nói hoặc thuyết trình trước nhiều người.
  • Khó trả lời các câu hỏi của cấp trên, ngay cả khi bạn đã biết câu trả lời.
  • Gặp khó khăn khi trò chuyện với các đồng nghiệp tại công ty
  • Không thể nhớ từ vựng chuyên ngành trong công việc của mình.
  • Không thể theo kịp các cuộc họp, đặc biệt là trong các cuộc họp có nhiều người phát biểu.
  • Gặp khó khăn trong việc trả lời những câu bình thường.
  • Gặp khó khăn khi làm theo các hướng dẫn phức tạp bằng lời nói và thường chỉ thích nhận nhiệm vụ qua email.

Nguyên nhân của suy giảm ngôn ngữ thường không rõ. Tuy nhiên, có hai yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, đó là di truyền và chế độ dinh dưỡng. Đôi khi chấn thương đầu vô tình xảy ra cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt ở người lớn.

Triệu chứng rối loạn ngôn ngữ

Biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ là khi khả năng nói hoặc viết của một người bị ảnh hưởng. Những người mắc chứng rối loạn này thường gặp vấn đề trong việc ghi nhớ từ vựng, ngữ pháp và cách chọn từ để sử dụng. Một triệu chứng dễ nhận thấy là người bệnh thường sử dụng những từ như “ờ”, “ừ” khi không tìm được từ thích hợp.

Rối loạn ngôn ngữ
Vốn từ vựng thấp hơn so với những người cùng trang lứa

Một số triệu chứng khác của chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có thể bao gồm:

  • Thiếu từ khi nói
  • Nói sai trật tự từ sai
  • Khả năng đặt câu bị hạn chế
  • Cần phải lặp lại câu hỏi trong khi suy nghĩ nhiều lần trước khi đưa ra câu trả lời
  • Khả năng thiết lập cuộc hội thoại kém
  • Vốn từ vựng thấp hơn so với những người cùng trang lứa
  • Giảm khả năng sử dụng các từ và kết nối các câu để giải thích hoặc mô tả điều gì đó
  • Diễn đạt câu sai thời điểm của các hành động trong câu (ví dụ: "đang ăn" bị nói thành "đã ăn")

Một số triệu chứng được liệt kê ở trên có thể là một phần của sự phát triển ngôn ngữ bình thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên không cải thiện theo thời gian, con bạn có thể bị rối loạn ngôn ngữ.

Điều trị chứng rối loạn ngôn ngữ cùng chuyên gia của Askany

Chứng rối loạn ngôn ngữ nhẹ không cần điều trị và có thể cải thiện bằng liệu pháp trò chuyện với các chuyên gia. Một số khiếm khuyết ngôn ngữ đơn giản có thể tự biến mất theo thời gian.

 

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào dạng bệnh mà một người mắc phải. Trong liệu pháp trò chuyện, chuyên gia trị liệu của Askany sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập để tăng cường cho các cơ trên mặt và cổ họng. Bạn sẽ được học cách kiểm soát hơi thở của mình trong khi nói. Các bài tập tăng cường và kiểm soát hơi thở có thể cải thiện âm thanh bạn phát ra khi nói. Nhờ vào phương pháp này, bạn cũng sẽ luyện nói trôi chảy và lưu loát hơn.

Điều trị rối loạn ngôn ngữ
điều trị và cải thiện bằng liệu pháp trò chuyện với các chuyên gia

Một số người bị suy giảm khả năng nói cảm thấy bồn chồn, bối rối, chán nản hay nghiêm trọng hơn là trầm cảm. Trong những trường hợp này, liệu pháp trò chuyện có thể hữu ích. Bác sĩ trị liệu tâm lý của Askany sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn kiểm soát tình trạng này và cải thiện nó. Thuốc chống trầm cảm có thể được bác sĩ tâm thần của chúng tôi sẵn sàng kê toa nếu tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng.

 

Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của Askany để được điều trị và tư vấn tốt nhất.

 

Rối loạn ngôn ngữ nên được điều trị một cách phù hợp để tránh những ảnh hưởng không đáng có sau này. Đồng thời, việc phân loại rối loạn ngôn ngữ cũng cần thật chuẩn xác. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về rối loạn ngôn ngữ, bạn có thể thăm khám và tư vấn thêm với các bác sĩ của chúng tôi trên ứng dụng Askany. Họ là những chuyên gia, bác sĩ đầu ngành uy tín, chất lượng sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng