Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và chiếc lược cải thiện

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và chiếc lược cải thiện

06/02/2023

1390

0

Chia sẻ lên Facebook
Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em và chiếc lược cải thiện

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ hay không? Để giúp con em mình ngủ ngon hơn, điều quan trọng là bố mẹ phải chú tâm đến các thói quen về giấc ngủ của con. Những đứa trẻ ở tuổi đi học để phát triển bình thường thường cần ngủ trong khoảng 10-11 tiếng. Tuy nhiên, nhiều trẻ ngủ ít nhất hơn thời gian đó. Vậy đâu là biện pháp để khắc phục tình trạng này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia.

 

Thông tin trong bài viết này được chắt lọc từ các chương trình nghiên cứu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và trẻ em của của Autism Speaks Autism Treatment Network. Nội dung trong bài viết sẽ cung cấp cho ba mẹ những chiến lược cải thiện giấc ngủ cho con mình. Các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ, ngủ trong thời gian dài hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng, là tình trạng phổ biến ở trẻ phát triển bình thường và trẻ tự kỷ. Một số triệu chứng, chẳng hạn như ngáy, ngáp trong khi ngủ và/hoặc đái dầm ban đêm, có thể cần được bác sĩ tâm lý chuyên khoa về giấc ngủ đánh giá và điều trị thêm. Hãy đặt lịch khám tự động với họ thông qua ứng dụng Askany nếu bạn cần sự trợ giúp.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là những bất thường về thời gian và chất lượng giấc ngủ. Thường xảy ra khi trẻ ở một độ tuổi nhất định hoặc tại thời điểm khi trẻ biết đi, biết chạy. Ngoài ra, các bệnh tâm lý như hội chứng ngưng thở, ngủ rũ cũng khiến con mắc chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Một số trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung, ngủ gà ngủ gật, tính tâm trạng bất thường, giảm trí nhớ, rối loạn hoạt động, hành vi… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý này sẽ  gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

 

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trong khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ vẫn hoạt động mạnh nhằm phát triển trí não, hoàn thiện chức năng của hệ thần kinh trung ương, giúp tinh thần và thể chất được thư giãn,  tăng cường miễn dịch, tăng trưởng chiều cao và cân nặng,...

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Tùy theo từng độ tuổi mà số giờ ngủ của trẻ cũng sẽ khác nhau. 
  • Trẻ sơ sinh - 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 – 18 tiếng/ ngày, 
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi ngủ cần ngủ từ 12 – 14 tiếng/ ngày, 
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi ngủ cần ngủ từ 10 – 12 tiếng/ ngày, 
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi ngủ cần ngủ từ 10 – 11 tiếng/ ngày,
  • Trẻ từ 12 – 18 tuổi ngủ cần ngủ từ 8 – 9 tiếng/ ngày. 

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có một giấc ngủ bình thường và rất nhiều trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Theo một thống kê cho thấy, có đến 50% bé bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Giống như người lớn, trẻ em bị rối loạn giấc ngủ cũng được chia làm 2 nhóm gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ cấp tính: Xảy ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, tối đa 4 tuần;
  • Rối loạn giấc ngủ mãn tính: Xảy ra khi trẻ khó ngủ 3 đến 4 ngày một tuần, thường kéo dài > 4 tuần.

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ nguy hiểm thế nào?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Bệnh mất ngủ ở trẻ em là mối lo ngại rất nguy hiểm

Nếu triệu chứng mất ngủ kéo dài, chất lượng giấc ngủ kém sẽ gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe ở trẻ như sau:

  • Trẻ biếng ăn hoặc thừa cân do rối loạn giấc ngủ;
  • Mất ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn vào ban đêm và tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa;
  • Dễ mắc bệnh tiểu đường do rối loạn chỉ số tim mạch và huyết áp do rối loạn giấc ngủ;
  • Khả năng miễn dịch suy giảm, sức đề kháng giảm sút, dễ ốm vặt;
  • Chiều cao, cân nặng, đặc biệt là trí não của trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần;
  • Trẻ bị ADHD hoặc tự kỷ khi bị rối loạn giấc ngủ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.

Vì vậy, ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu suy giảm sức khỏe do rối loạn giấc ngủ, cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Cơ thể trẻ em đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, cần nhiều chất dinh dưỡng

Rối loạn tâm thần

Áp lực, căng thẳng quá lớn do việc học hành, mâu thuẫn bạn bè hay gia đình,… cũng khiến tâm lý trẻ bất ổn và gây rối loạn giấc ngủ. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ mắc các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, rối loạn đa nhân cách, trầm cảm cũng có thể dẫn đến giấc ngủ bị xáo trộn, kém chất lượng.

Thiếu một số chất gây rối loạn giấc ngủ

Cơ thể trẻ em đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, cần nhiều chất dinh dưỡng để hoàn thiện và duy trì các hoạt động sống. Tuy nhiên, nếu trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất như canxi, sắt, kẽm, magie, omega-3, đạm… có thể gây rối loạn giấc ngủ do não bộ hoạt động chậm chạp. Khiến trẻ mệt mỏi, luôn trong trạng thái lờ đờ, uể oải, khó ngủ về đêm, ngủ không sâu giấc, suy giảm trí nhớ, khó tập trung vào ban ngày,…

Tác dụng phụ của thuốc

Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật hoặc thuốc corticosteroid được khuyên dùng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Càng lạm dụng chất gây nghiện, mức độ rối loạn giấc ngủ càng cao, lâu dần có thể trở thành căn bệnh mãn tính và khó điều trị, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

 

Xem thêm: Đặt lịch cùng Bác sĩ tư vấn tâm lý trẻ em online

Không gian phòng ngủ không được thoải mái

chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Không gian phòng ngủ không được thoải mái cũng là nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ

Chất lượng giấc ngủ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố của môi trường xung quanh. Con bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc giữa đêm...thường là do:

  • Nhiệt độ quá nóng, quá lạnh hoặc thông gió kém;
  • Ngay cả vào ban đêm, ánh sáng quá mạnh;
  • Giường cứng, khăn trải giường khó chịu và ngứa ngáy;
  • Không gian không yên tĩnh, quá nhiều tiếng ồn;

Rối loạn giấc ngủ thứ cấp

Đây là chứng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo. Trẻ thường có biểu hiện thức khuya, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí còn chống đối, chống đối việc chuẩn bị đi ngủ. Thông thường, trẻ hay quấy khóc cả đêm và cần bố mẹ ở bên, nếu không trẻ cũng sẽ ngủ nhưng dễ thức dậy vào ban đêm. Lúc này, nếu cha mẹ xuất hiện và lắc bé trong vòng tay, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ trở lại.

 

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là để con bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi tự ngủ và học cách tự ngủ lại vào ban đêm. Có như vậy giấc ngủ của trẻ mới được ổn định, chất lượng để trẻ có thể phát triển sức khỏe một cách tốt nhất.

Một số lý do khác

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố khác có thể gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ như:

  • Trẻ dùng nhiều thiết bị điện tử ức chế não bộ, rối loạn giấc ngủ
  • Thói quen: Trẻ khó đi vào giấc ngủ khi không có đồ vật quen thuộc như gấu bông, bình bú hoặc không có cha mẹ ở bên, sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều…;
  • Bệnh tật: Ngoài các bệnh lý trên, trẻ mất ngủ thường do nhiều bệnh lý khác như hen phế quản,hội chứng chân không yên, trào ngược dạ dày thực quản;
  • Tiêu thụ các chất kích thích chứa caffein như cà phê, nước tăng lực, socola, nước ngọt, nước ngọt có ga…

Triệu chứng lâm sàng cho biết trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, các cử động chân tay có tính chu kỳ, giật cơ khi ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm, cơn miên hành, mất ngủ. Trong số đó cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm là 2 triệu chứng khá phổ biến.

Cơn miên hành

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện theo nhiều kiểu khác nhau

Cơn miên hành là những hành vi mà trẻ thực hiện dường như là có mục đích khi trẻ đột ngột choàng tỉnh dậy sau một giấc ngủ sâu. Khi đó biểu hiện của trẻ bị rối loạn giấc ngủ bằng những động tác đơn giản như ngồi dậy tại giường, một số trẻ khác có những động tác tự động phức tạo như: đi lại, ăn uống mặc quần áo. Cơn miên hành thường xảy ra vào thời điểm 1-2 tiếng sau khi ngủ (vào giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ chậm), trong cơn trẻ mở mắt nhìn nhưng nếu nói với trẻ thì hầu như trẻ không hiểu. Cơn thường kéo dài khoảng dưới 30 phút. Sau cơn trẻ lại ngủ tiếp và sáng hôm sau khi được hỏi, trẻ không còn nhớ gì về cơn đã xảy ra trong đêm.

 

Chứng miên hành gặp khá phổ biến: khoảng 10 - 15% trẻ em độ tuổi 5 tuổi có cơn miên hành và trẻ trai thường bị nhiều hơn trẻ gái.

Cơn hoảng sợ ban đêm

Cơn hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1 - 8 tuổi và có thể kèm theo cơn miên hành. Cơn hoảng sợ thường xảy ra vào giai đoạn ngủ sâu của giấc ngủ chậm. Triệu chứng biểu hiện là: la hét khóc lóc sau khi đã ngủ được vài giờ, đột nhiên trẻ ngồi dậy hoặc vùng vẫy. Trẻ biểu lộ sự căng thẳng, bồn chồn, sợ hãi, mắt mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ. Trong một số trường hợp, người mẹ không thể dỗ dành cho trẻ yên hoặc không thể đánh thức con mình hẳn được. Cơn hoảng sợ ban đêm xảy ra và kéo dài 10-15 phút. Sau cơn trẻ sẽ ngủ thiếp đi, và tương tự sáng hôm sau khi tỉnh dậy trẻ không còn nhớ gì về những chuyện đã xảy ra.

Phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Để mau chóng đẩy lùi tình trạng rối loạn giấc ngủ, bố mẹ có thể tham khảo một số các biện pháp sau:

điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Tạo không gian ngủ yên tĩnh, giúp bé ngủ sâu và ngon giấc hơn

Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygiene) cho bé

Vệ sinh giấc ngủ là hành động điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ bằng cách cải thiện các yếu tố bên ngoài để đạt được giấc ngủ chất lượng. Ba mẹ có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau để bảo vệ giấc ngủ của bạn:

  • Tạo không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái, chăn êm, không ồn, không chói mắt, nhiệt độ mát mẻ, không nóng cũng không lạnh...;
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, kể cả vào cuối tuần, để tạo cho trẻ một giấc ngủ đều đặn và tự nhiên;
  • Giấc ngủ ngắn (ngủ trưa) không nên quá 1 giờ và thường áp dụng dành cho trẻ lớn.
  • Trẻ em không nên ăn quá no hoặc đi ngủ khi đói.
  • Tắt tất cả các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng, TV… 2 giờ trước khi đi ngủ. Thay vào đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để giao tiếp với con cái.
  • Khuyến khích con em mình làm những việc hoặc chơi những môn thể thao, năng khiếu mà chúng thích. Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động công tác xã hội. Không chỉ giúp trẻ nâng cao kỹ năng mềm mà còn có thể cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Thiết lập, xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bé

điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Cung cấp dinh dưỡng cho bé bảo đảm đầy đủ các chất
  • Protein: Thực phẩm giàu protein có chứa các axit amin hoạt động như chất dẫn truyền thần kinh để sản xuất serotonin, GABA và endorphin. Đây là những chất có thể tạo cảm giác thoải mái, thư thái, dễ đi vào giấc ngủ và ngon giấc hơn. Một số thực phẩm giàu đạm như các loại đậu, hạt, trứng, tôm, cá, thịt bò, thịt gà, sữa, …
  • Omega-3: chất có nhiều trong các loại cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu,… Chất này có tác dụng ổn định các chỉ số hormone và thúc đẩy chức năng thần kinh. Từ đó giúp duy trì sức khỏe não bộ và loại bỏ các triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ.
  • Magie: Khoáng chất này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của não và tim. Cung cấp đủ magie cho trẻ giúp não bộ hoạt động bình thường, thư giãn cơ thể và tinh thần, tăng sản xuất melatonin và axit gamma, xoa dịu hệ thần kinh, giúp trẻ ngủ ngon. Magie được tìm thấy trong ngũ cốc, cá béo, rau lá xanh, chuối, sữa chua, v.v.
  • Kẽm: Hỗ trợ miễn dịch, giúp tế bào thần kinh chắc khỏe, cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, chống suy dinh dưỡng. Thực phẩm giàu kẽm rất tốt cho trẻ như hàu, cua, thịt bò, nấm, mầm lúa mì, yến mạch…

Liệu pháp nhận thức hành vi

Đối với trẻ bị rối loạn giấc ngủ do tâm lý bất ổn, cảm xúc tiêu cực cần có sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Bạn có thể tìm ngay danh sách những bác sĩ giỏi trên ứng dụng Askany của chúng tôi.

 

Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay là liệu pháp hành vi nhận thức. Hiểu đơn giản là đồng hành cùng trẻ để loại bỏ các vấn đề tâm lý, giúp trẻ nhận ra vấn đề mình gặp phải là không đáng lo ngại. Rèn luyện cho trẻ hướng suy nghĩ tích cực, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ là những gì mà chuyên gia và bác sĩ của chúng tôi có thể giúp bạn.

 

Ngoài ra, hãy tập cho trẻ thói quen ôm gấu bông hoặc đắp chăn mỏng khi ngủ. Theo các chuyên gia của Askany, trẻ nhỏ thường có xu hướng bám vào thứ gì đó để tạo cảm giác an toàn và thoải mái. Điều này giúp trẻ giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực và có được giấc ngủ ngon.

Mẹo tự nhiên giúp bé ngủ ngon

điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Nên tắm nước ấm cho trẻ trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn
  • Uống sữa ấm: Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng giúp não giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ, giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.
  • Trà thảo mộc: Uống trà thảo dược điều trị rối loạn giấc ngủ không chỉ phù hợp với người lớn mà còn có tác dụng tích cực với trẻ nhỏ. Các dược chất trong thảo dược lành tính, an toàn với cơ thể trẻ, kích thích sản sinh nội tiết tố, giúp thư giãn trí não, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số loại trà phù hợp với trẻ nhỏ như trà hoa cúc, trà gừng mật ong, trà bạc hà, trà cam thảo…
  • Thiền: Thiền không chỉ là bộ môn dành cho người lớn, trẻ em cũng có thể thực hiện được. Thiền đúng cách và điều độ có thể giúp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Tạo cảm giác thư thái và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Trị liệu bằng hương thơm: Mùi hương của nến thơm hoặc các loại tinh dầu như gừng, oải hương, đàn hương… có tác động tích cực đến não bộ giúp trẻ thư giãn, dễ chịu và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm: Hơi ấm của nước ấm có thể giúp kích thích nhẹ não bộ, cải thiện tuần hoàn máu và giúp bạn thư giãn chuẩn bị cho giấc ngủ. Đặc biệt, cha mẹ nên pha nước ấm với muối Epsom để thúc đẩy giấc ngủ.

Điều trị bằng thuốc (không khuyến khích)

Thuốc là biện pháp cuối cùng đối với trẻ bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, phương pháp này chỉ được áp dụng nếu được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể từ bác sĩ.

điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ
Một số loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ phổ biến cho trẻ em
  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc đặc trị dị ứng nhưng có tác dụng phụ là gây buồn ngủ. Dùng thuốc hỗ trợ giấc ngủ đúng liều lượng, chỉ nên dùng trong thời gian ngắn để tránh tác dụng phụ.
  • Clonidine: Nhóm thuốc này thường được dùng cho trẻ nhỏ bị rối loạn hành vi hoặc rối loạn giấc ngủ kèm theo rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
  • Melatonin: Giúp kích thích cơ thể sản xuất melatonin, góp phần gây buồn ngủ vào ban đêm.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như thuốc an thần amitriptyline hoặc mirtazapine, hoặc diazepam, có hiệu quả trong điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em.
  • Thuốc điều chỉnh tâm trạng: giúp giảm tần suất rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ, chẳng hạn như carbamazepine, natri valproate, v.v.

 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là một bệnh lý không thể xem thường. Nếu nhận thấy con mình có những dấu hiệu cảnh báo bệnh, ba mẹ nên chủ động tìm những biện pháp an toàn để cải thiện giấc ngủ cho con. Thậm chí là thăm khám bác sĩ khi cảm thấy cần thiết. Phụ huynh có thể đặt lịch khám tự động trên ứng dụng Askany của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ online nhanh nhất. Chúng tôi cung cấp danh sách top những bác sĩ điều trị rối loạn giấc hàng đầu với profile và kinh nghiệm được công khai hoàn toàn. Do đó, ba mẹ có thể tin tưởng hoàn toàn và đặt lịch hẹn với vị bác sĩ mà mình mong muốn.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng