Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là bệnh gì?

08/02/2023

1550

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là bệnh gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ có nguy hiểm hay không? Bạn có phải là người thường xuyên nói dối và phóng đại mọi chuyện. Hoặc bạn có những dấu hiệu như nổi nóng khi bị chỉ trích, tự tạo hình ảnh sai sự thật về mình,... Có thể bạn đang mắc Narcissistic Personality Disorder - chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Vậy bây giờ, hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách điều trị hội chứng tâm lý này nhé.

 

Bạn nên lưu ý rằng, bài viết sau đây chỉ nhằm mục đích cung cấp thêm kiến thức y khoa. Việc chẩn đoán và điều trị phải dựa vào các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa tâm lý. Không nên tự ý đưa ra bất kỳ phán đoán nào nếu bạn không làm việc trong lĩnh vực y khoa. Trong trường hợp bạn cần tìm một bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu giỏi, hãy tải ngay ứng dụng Askany và đặt lịch hẹn ngay hôm nay.

Định nghĩa rối loạn nhân cách ái kỷ là gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì
Rối loạn nhân cách ái kỷ còn được gọi là bệnh vĩ cuồng

Rối loạn nhân cách ái kỷ còn được gọi là bệnh vĩ cuồng, (có tên tiếng Anh: narcissistic personality disorder hay còn viết tắt là NPD). Đây là một bệnh lý đặc trưng bởi việc bệnh nhân thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân, tự cao. Họ luôn khao khát được mọi người ngưỡng mộ, nịnh nọt và thiếu sự đồng cảm với người khác. Người mắc bệnh ái kỷ thường dành nhiều thời gian để mơ mộng về việc có được quyền lực, thành công trong cuộc sống.

 

Các triệu chứng này xuất hiện có thể do cách nhìn nhận của bản thân người bệnh không được ổn định.  Và người bệnh suy nghĩ như thế để bù đắp cho cuộc sống không được như ý ở hiện tại. Những hành vi ái kỷ thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Phân loại và triệu chứng của rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp 

Có 8 loại rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp bao gồm:

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Phân biệt các loại rối loạn nhân cách ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ trí tuệ

Nhóm người này có đặc trưng là luôn khao khát khẳng định bản thân thông qua sức mạnh của trí tuệ. Họ tin rằng mình có trí thông minh, tài giỏi hơn người khác. Do đó, họ luôn tìm cách phô diễn năng lực và trí tuệ của mình trước mọi người.

Rối loạn nhân cách ái kỷ lành mạnh

Đây không phải là một dạng rối loạn tâm thần đáng lo ngại. Nhóm người này luôn cảm thấy vui vẻ, tự hào về những thành tích cá nhân mà mình đạt được. Đồng thời, họ mong muốn chia sẻ với những người xung quanh. Họ tự tin, hăng hái và tin tưởng rằng bản thân xứng đáng với một cuộc sống tốt đẹp.

Rối loạn nhân cách ái kỷ tự cao

Những người thuộc nhóm này thường tự tin thái quá, nhiệt tình nhưng thiếu mất khả năng đồng cảm với người khác. Khi trò chuyện với những người xung quanh, họ có xu hướng tập trung vào bản thân mình, muốn nhận được sự chú ý, ngưỡng mộ từ mọi người. Một số người còn thích nhìn người khác bối rối, e sợ trước mình.

Rối loạn nhân cách ái kỷ Soma

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Người mắc chứng ái kỷ Soma luôn tìm cách khẳng định giá trị bản thân

Những người mắc chứng ái kỷ Soma luôn tìm cách khẳng định giá trị bản thân thông qua ngoại hình của chính mình. Họ sẽ cảm thấy hài lòng và vui vẻ nếu vẻ ngoài quyến rũ, xinh đẹp hơn so với người khác. Do đó không lạ gì khi nhóm người này thường bị ám ảnh bởi nhan sắc, cân nặng, ngoại hình. Họ cũng thích đánh giá ngoại hình của mọi người xung quanh, hay còn gọi là body shaming người khác. Hơn thế nữa, họ luôn ưu tiên mong muốn của bản thân và bỏ qua hoặc xem thường nhu cầu của người khác.

Rối loạn nhân cách ái kỷ ác tính

Bệnh nhân thuộc nhóm ái kỷ ác tính thường cư xử hung hăng, mạnh bạo và thích thao túng người khác. Họ thấy vui khi người khác khổ sở. Nguy hiểm hơn, nhóm đối tượng này đồng cũng xuất hiện các chứng bệnh tâm thần như: rối loạn nhân cách chống đối xã hội, coi thường chuẩn mực. Nghiêm trọng hơn là không hề hối hận về hành vi sai trái của bản thân.

Rối loạn nhân cách ái kỷ tình dục

Họ là những người bị ám ảnh bởi nhu cầu tình dục và tìm cách nhận được sự công nhận, ngưỡng mộ từ đối phương. Họ sẽ cố gắng thao túng người khác bằng chuyện tình dục và hành xử khá thô bạo khi quan hệ.

Rối loạn nhân cách ái kỷ tâm linh

Nhóm người này có xu hướng lợi dụng những yếu tố tôn giáo, tâm linh để biện hộ cho những hành vi sai trái của mình. Họ đe dọa người khác bằng các yếu tố tâm linh. Họ cố gắng thần thánh hóa bản thân để bảo vệ mình khỏi sự lo lắng, và để củng cố, nâng cao vị thế xã hội.

Rối loạn nhân cách ái kỷ khép kín

Họ là những người nhút nhát, dễ dằn vặt, dễ nảy sinh lòng đố kỵ và luôn nhạy cảm trước những lời nhận xét, góp ý của người khác. Họ cũng mong muốn được mọi người công nhận, kính trọng. Một số người còn nhận thấy bản thân mình quá đáng thương và đau khổ

Nguyên nhân của chứng ái kỷ - NPD

Nguyên nhân gây nên rối loạn này chưa được xác minh rõ ràng, tuy nhiên, một số yếu tố sau đây được các nhà nghiên cứu xem là khả năng gây bệnh:

  • Bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi lúc nhỏ.
  • Triệu chứng mãn tính chính là tính cách nhạy cảm từ khi sinh ra.
  • Ảnh hưởng từ nền văn hóa khác nhau.
  • Đặc điểm di truyền từ bố mẹ.
  • Được người lớn khen ngợi hoặc đánh giá cao về khả năng hoặc ngoại hình đặc biệt.
  • Được khen ngợi quá mức có thể dẫn đến sự mất cân bằng với năng lực thực tế.
  • Bố mẹ khen ngợi quá mức cho hành vi tốt hoặc chỉ trích quá mức cho hành vi xấu của trẻ em.
  • Cha mẹ quá nuông chiều hoặc đánh giá quá cao con cái của mình.
  • Bố mẹ không quan tâm hoặc cảm thấy mất lòng tin vào bản thân.
  • Lấy tình yêu của cha mẹ làm tiêu chuẩn để xác định tình yêu của người khác dành cho mình. 
Rối loạn nhân cách ái kỷ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ này

Một số nguyên nhân này khá phổ biến và xuất hiện trong các giai đoạn phát triển bình thường của một người. Nhưng khi những nguyên nhân này kết hợp với sự thất bại trong môi trường xã hội và kéo dài đến tuổi trưởng thành, chúng có thể phát triển và hình thành chứng rối loạn nhân cách ái kỷ.

 

Một số nhà tâm lý học theo trường phái Freud tin rằng nguyên nhân của chứng rối loạn nhân cách ái kỷ là do ảnh hưởng được hình thành từ thời thơ ấu. Nghiên cứu cho thấy, một đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 7 sẽ không bao giờ mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ nếu tài năng của chúng không được thổi phồng quá mức.

 

Một nghiên cứu năm 1994 của Gabbard và Twemlow đã báo cáo rằng tiền sử loạn luân, đặc biệt là loạn luân giữa mẹ và con, có liên quan đến chứng rối loạn nhân cách ái kỷ ở một số nam giới.

 

XEM THÊM:

Chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Rối loạn nhân cách ái kỷ thường xuất hiện khi bắt đầu độ tuổi trưởng thành

Rối loạn nhân cách ái kỷ thường xuất hiện khi bắt đầu độ tuổi trưởng thành và bệnh nhân cần có ít nhất 5 trong các biểu hiện sau đây (thông tin từ cẩm nang chẩn đoán và thống kê Rối loạn tâm thần của Hoa Kỳ: DSM – IV)

  1. Luôn tự cao tự đại về tầm quan trọng của bản thân (bệnh nhân thường cường điệu hóa khả năng của mình, luôn muốn hơn người nhưng khả năng bản thân hạ chế…)
  2. Bị cuốn hút bởi ảo tưởng về sự thành đạt và quyền lực
  3. Có niềm tin rằng mình là người đặc biệt và duy nhất 
  4. Thèm khát được ngưỡng mộ
  5. Luôn suy nghĩ bản thân phải được phục vụ một cách đặc biệt hoặc các ước vọng của bản thân phải được thỏa mãn một cách vô điều kiện
  6. Lợi dụng những người xung quanh hoặc tận dụng những mối quan hệ nhằm mục đích phục vụ cho các mục tiêu cá nhân.
  7. Thiếu sự đồng cảm, không chia sẻ tình cảm, nguyện vọng của mình cho người khác.
  8. Luôn đố kỵ, ganh ghét với người khác và tin rằng người khác cũng đố kỵ mình
  9. Biểu hiện thái độ, hành vi kiêu căng

Phân biệt rối loạn nhân cách ái kỷ với các bệnh khác:

  • Hysteria: là một trạng thái của tâm trí cũng được biểu hiện bằng việc được ngưỡng mộ nhưng ở người Hysterie cảm xúc cường điệu hóa, bi kịch hóa khiên cho bệnh nhân không thể tự điều chỉnh cảm xúc.
  • Rối loạn nhân cách chống xã hội: người bệnh cũng muốn thỏa mãn những ham muốn vô điều kiện của mình mà coi thường mọi luật lệ, chuẩn mực xã hội.
  • Tâm thần phân liệt hoang tưởng: bệnh nhân bị ảo giác hoang tưởng thường đa nghi về người khác, tự cao mang nét hoang tưởng.

Điều trị NPD như thế nào?

Liệu pháp tâm động học (Psychodynamic Therapy)

Nhìn chung, việc điều trị cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ cũng giống như đối với tất cả các rối loạn nhân cách.

 

Liệu pháp “tâm động học” tập trung vào mục tiêu làm giảm các triệu chứng tiêu cực và nâng cao sự tự tin cho người bệnh. Một số biện pháp dùng để điều trị cho “chứng rối loạn nhân cách ranh giới” cũng có thể được áp dụng và điều chỉnh một cách hiệu quả để chữa cho những người mắc “chứng rối loạn nhân cách ái kỷ”.

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Phương pháp trị liệu dựa trên sự tâm thần hóa giúp bệnh nhân điều chỉnh cảm xúc  

Phương pháp cụ thể bao gồm:

  • Phương pháp trị liệu dựa trên sự tâm thần hóa giúp bệnh nhân điều chỉnh cảm xúc    
  • Liệu pháp tâm lý hành vi

Ngoài ra, nếu trường hợp bệnh ái kỷ nặng và dẫn đến những tổn thương thực thể cho bệnh nhân thì bác sĩ tâm thần cũng có thể kê toa thuốc hoặc tiến hành điều trị nội trú.

 

Nếu bạn nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc chứng ái kỷ này thì hãy liên hệ ngay với những bác sĩ, chuyên gia điều trị tâm lý của Askany để được tư vấn và thăm khám online hiệu quả nhất.

 

Một số bác sĩ đầu ngành của ứng dụng Askany mà bạn có thể tham khảo:

  • Bác sĩ chuyên khoa tâm lý - tâm thần nhiều năm kinh nghiệm: Nguyễn Khắc Dũng
  • Bác sĩ chuyên khoa tâm tâm lý - tâm thần uy tín: Đoàn Thị Như Yến 
  • Coach điều trị tâm lý giỏi: Nguyễn Thị Kim 
  • Chuyên gia tâm lý giỏi: Vũ Thị Oanh

Một số biện pháp cải thiện rối loạn nhân cách ái kỷ tại nhà

Ngoài các phương pháp chuyên sâu, điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của bệnh nhân. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân từ chối điều trị và trở nên nghiện rượu và thuốc lá để thoát khỏi sự xấu hổ, nhục nhã và bất an khi không thể đối mặt với thất bại của chính mình.

 

Để kiểm soát bệnh ái kỷ, người bệnh cần có sự phối hợp tích cực của các biện pháp hỗ trợ và phương pháp chuyên khoa do bác sĩ chỉ định. Những biện pháp này có thể kiểm soát phần nào những cảm xúc tiêu cực và giúp bệnh nhân có thêm động lực để tiếp tục quá trình điều trị.

 

Để kiểm soát chứng tự ái, bệnh nhân nên dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh thay vì lo lắng về thành tích, quyền lực và tài năng của chính họ.

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Để kiểm soát chứng tự ái, bệnh nhân nên dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh

Các biện pháp giúp cải thiện chứng ái kỷ tại nhà bao gồm:

  • Hãy tập trung suy nghĩ vào kết quả sau điều trị để có thêm động lực và kiên trì trong quá trình điều trị. Ví dụ, bệnh nhân cần nghĩ rằng liệu pháp giải mẫn cảm có thể giúp họ vượt qua những thất bại trong cuộc sống, do đó giải phóng họ khỏi trạng thái trầm cảm, ủ rũ, xấu hổ, v.v.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, các chất gây nghiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
  • Thay vì lo lắng về năng lực, thành tích và tài năng của mình, hãy dành thời gian cho các hoạt động lành mạnh như tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc, vẽ, chăm sóc cây cối và chơi với thú cưng.
  • Học cách quản lý sự tức giận và căng thẳng thông qua các kỹ thuật như thiền, yoga, hít thở sâu, v.v.
  • Cân bằng thời gian làm việc - nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe.

Phòng ngừa chứng ái kỷ như thế nào?

Rối loạn nhân cách ái kỷ
Gia đình cần nuôi dạy con cái một cách lành mạnh

Do nhiều nguyên nhân chưa được biết đến nên không có biện pháp phòng ngừa rối loạn nhân cách nói chung và hội chứng ái kỷ nói riêng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh này có thể giảm đáng kể bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Gia đình cần nuôi dạy con cái một cách lành mạnh. Tránh khen quá mức về ngoại hình và tài năng của trẻ. Đồng thời, chú ý phê bình, tránh tình trạng trẻ bị tổn thương, nhạy cảm với lỗi lầm của chính mình.
  • Phát hiện và điều trị sớm chấn thương ở trẻ em. Bởi bạo hành thể xác, bị bỏ rơi, hành vi ngược đãi… từ nhỏ đến lớn là căn nguyên của nhiều vấn đề tâm lý gây ra hội chứng ái kỷ và các vấn đề tâm thần khác.
  • Nếu có một thành viên trong gia đình mắc chứng ái kỷ, cần phải điều trị tích cực để trẻ không học theo suy nghĩ, hành vi và phản ứng của bệnh nhân đó.
  • Cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi giúp tăng khả năng hòa nhập và khả năng phục hồi. Ngoài ra, hoạt động nhóm còn giúp trẻ hiểu và quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh. Điều này có thể hạn chế nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách nói chung và cuồng vỹ nói riêng.
 

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) có thể gây ra nhiều rắc rối và lo lắng trong cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít bệnh nhân nhận thức được những bất thường về tính cách của mình. Vì vậy, người thân và những người xung quanh cần chú ý đến những biểu hiện bất thường để bệnh nhân được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bạn có thể đọc thêm những bài viết thú vị về các chứng bệnh tâm lý trên website Topchuyengia hoặc tìm ngay cho mình một bác sĩ trị liệu trên ứng dụng Askany.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng