Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) nguy hiểm thế nào

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) nguy hiểm thế nào
Hằng Nguyễn

06/02/2023

917

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) nguy hiểm thế nào

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể được xem là một căn bệnh tâm lý hoặc bệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm. Những người mắc bệnh này thường có xu hướng chống đối, thao túng hoặc đối xử thô bạo hoặc thờ ơ với người khác. Đặc biệt họ không cảm thấy tội lỗi hay hối hận về hành vi của mình. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc những người xung quanh mắc phải chứng bệnh này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Topchuyengia.

Định nghĩa rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì?

Rối loạn nhân cách hệ chống đối là tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cách một người suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận hoặc kết nối với người khác.

 

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là một trong những dạng rối loạn nhân cách đặc biệt nguy hiểm, được đặc trưng bởi hành vi bốc đồng, hung hãn, vô trách nhiệm, coi thường hoặc vi phạm các quyền của người khác trong một khoảng thời gian dài, cũng như khó duy trì các mối quan hệ lâu dài, bền vững với mọi người.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Người rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường xuyên vi phạm pháp luật

Những người rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường xuyên vi phạm pháp luật, trở thành tội phạm. Họ có thể nói dối, hành xử bạo lực hoặc bốc đồng và nghiêm trọng hơn là có vấn đề với việc sử dụng ma túy và rượu và các loại chất kích thích khác. Do những đặc điểm này, những người mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội này thường không thể hoàn thành trách nhiệm liên quan đến gia đình, công việc hoặc việc học tập.

 

Hành vi chống đối xã hội thường bắt đầu trước 8 tuổi và trong gần 80% trường hợp mắc bệnh ASPD, các đối tượng xuất hiện các triệu chứng đầu tiên ở tuổi 11. Tỷ lệ mắc bệnh ASPD cao nhất ở những người từ 24 đến 44 tuổi và thường giảm ở những người từ 45 đến 64 tuổi.

 

Giống như các loại rối loạn nhân cách khác, rối loạn nhân cách phản xã hội có nhiều loại, mức độ nghiêm trọng từ thỉnh thoảng có hành vi xấu cho đến liên tục vi phạm pháp luật hay thậm chí trở thành tội phạm nghiêm trọng.

Dấu hiệu chứng rối loạn nhân cách phản xã hội

rối loạn nhân cách hệ chống đối
Người mắc chứng rối loạn đa nhân cách chống đối xã hội có thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường

Một người mắc chứng rối loạn đa nhân cách chống đối xã hội có thể xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như sau:

  • Khai thác, thao túng hoặc vi phạm quyền lợi của người khác
  • Liên tục nói dối hoặc lừa dối để lợi dụng người khác
  • Nhẫn tâm và thiếu tôn trọng người khác
  • Thiếu quan tâm, không cảm thấy đồng cảm với sự đau khổ của người khác
  • Cư xử vô trách nhiệm và coi thường qui tắc, hành vi xã hội thông thường
  • Không thể duy trì các mối quan hệ lâu dài
  • Khó kiểm soát sự tức giận của bản thân
  • Không cảm thấy tội lỗi, hoặc không học hỏi và sửa sai từ những sai lầm của họ
  • Đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của cuộc sống
  • Việc vi phạm xảy ra nhiều lần
  • Bất chấp đúng sai
  • Kiêu ngạo, cảm giác vượt trội hơn người khác và cực kỳ cố chấp
  • Gặp các vấn đề với pháp luật, bao gồm cả hành vi tội phạm
  • Sự thù địch, cáu kỉnh đáng kể, kích động, gây hấn hoặc bạo lực
  • Thường xuyên vô trách nhiệm và liên tục không hoàn thành nghĩa vụ công việc hoặc vấn đề liên quan đến tài chính

Một người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể có tiền sử rối loạn hành vi trong thời thơ ấu, chẳng hạn như trốn học, vi phạm pháp luật (ví dụ: phạm tội hoặc lạm dụng chất gây nghiện) và các hành vi gây rối và gây hấn khác.

Hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội nguy hiểm như thế nào

rối loạn nhân cách phản xã hội
Người bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội có khả năng sử dụng rượu và ma túy cao gấp 3 đến 5 lần

“Hành vi phạm tội” là một đặc điểm đặc trưng của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, và những người mắc chứng rối loạn này có khả năng phạm tội và bị bỏ tù vào một thời điểm nào đó trong đời.

 

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đàn ông mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có khả năng sử dụng rượu và ma túy cao gấp 3 đến 5 lần so với phụ nữ. Họ cũng có nguy cơ tử vong sớm do hành vi liều lĩnh hoặc có ý định tự sát.

 

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có khả năng cao gặp phải các vấn đề về mối quan hệ, thất nghiệp và vô gia cư ở tuổi trưởng thành.

XEM THÊM:

Nguyên nhân hình thành rối loạn nhân cách chống đối

Cả 2 yếu tố di truyền và môi trường (chẳng hạn như lạm dụng thời thơ ấu) có thể góp phần vào sự hình thành và phát triển của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Một cơ chế có thể xảy ra là sự gây hấn bốc đồng, nó liên quan đến chức năng vận chuyển serotonin bất thường của cơ thể. Thời thơ ấu thờ ơ với nỗi đau của người khác đã được chứng minh cũng có liên quan đến hành vi chống đối xã hội ở tuổi vị thành niên.

chứng rối loạn nhân cách phản xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng có thể xảy ra với những người thân

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng có thể xảy ra với những người thân có quan hệ huyết thống với bệnh nhân. Cả con nuôi và con sinh ra từ cha mẹ mắc chứng rối loạn này đều có nguy cơ mắc chứng rối loạn này cao hơn.

 

Nếu rối loạn hành vi ADHD phát triển trước 10 tuổi, nguy cơ phát triển rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) sẽ tăng lên ở tuổi trưởng thành. Nguy cơ này cũng có thể tăng cao khi cha mẹ lạm dụng chất kích thích, bỏ bê con cái hoặc không nhất quán trong việc kỷ luật hoặc cách nuôi dạy con (ví dụ: chuyển từ nhiệt tình và hỗ trợ sang lạnh lùng và chỉ trích con).

Chẩn đoán rối loạn nhân cách chống xã hội như thế nào

rối loạn nhân cách chống đối xã hội là gì
Xuất hiện tình trạng coi thường hoặc xâm phạm quyền lợi của người khác

Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần, để chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bệnh nhân phải xuất hiện tình trạng coi thường hoặc xâm phạm quyền lợi của người khác (thường bắt đầu vào tuổi 15 và được xác định bởi ≥ 3 trong số những rối loạn sau đây): 

  • Bị bắt giữ nhiều lần vì hành vi bất chấp pháp luật
  • Lừa dối, chẳng hạn như nói dối nhiều lần, sử dụng bí danh hoặc ra lệnh cho người khác vì lợi ích hoặc niềm vui cá nhân
  • Hành vi bốc đồng hoặc hành động mà không có kế hoạch
  • Dễ bị kích động, biểu hiện bằng việc liên tục đánh nhau hoặc tấn công người khác
  • Không quan tâm đến sự an toàn của bản thân hoặc của người khác
  • Liên tục hành động vô trách nhiệm, chẳng hạn như bỏ việc mà không lập kế hoạch cho công việc khác hoặc không thanh toán hóa đơn, không uy tín về tiền bạc
  • Không hối hận, biểu hiện như sự thờ ơ, lãnh đạm hoặc bình thường hóa việc làm tổn thương người khác

Ngoài ra, bệnh nhân cũng phải có minh chứng bản thân từng mắc ít nhất một “rối loạn hành vi” từ khi 15 tuổi. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội chỉ được chẩn đoán ở người ≥ 18 tuổi và không xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của tâm thần phân liệt hoặc giai đoạn hưng cảm.

Phân biệt ASPD với các loại rối loạn tâm thần khác

rối loạn đa nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể nhầm lẫn với những rối loạn tâm thần khác

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể nhầm lẫn với những rối loạn tâm thần khác như:

  • Rối loạn sử dụng chất: Việc xác định liệu tính bốc đồng và vô trách nhiệm có phải do rối loạn sử dụng chất gây nghiện hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay không có thể gặp phải một số khó khăn. Nhưng vẫn có thể kiểm tra các giai đoạn không sử dụng chất gây nghiện. Bác sĩ sẽ dựa trên việc xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân, bao gồm cả tiền sử thời thơ ấu. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội đôi khi dễ chẩn đoán hơn sau khi điều trị rối loạn sử dụng chất, nhưng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể được chẩn đoán ngay cả khi có các biểu hiện của rối loạn sử dụng chất kích thích.
  • Rối loạn hành vi: Rối loạn hành vi giống như kiểu vi phạm các chuẩn mực, quy tắc xã hội phổ biến, nhưng rối loạn ứng xử phải xuất hiện trước 15 tuổi.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ: Những bệnh nhân này có chung những khiếm khuyết về tính khai thác và đồng cảm, nhưng họ không có xu hướng hung hăng và dối trá thường thấy ở chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới: Bệnh nhân có nét tương đồng về sự thao túng như trong ASPD nhưng họ làm như vậy để được nhận được những gì họ muốn (ví dụ, tiền, quyền lực)

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách hệ chống đối xã hội

hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là một hội chứng rối loạn kéo dài suốt đời

Trước đây, rối loạn nhân cách chống đối xã hội được coi là một hội chứng rối loạn kéo dài suốt đời, nhưng với sự phát hiện của y học hiện nay, nó có thể được kiểm soát và điều trị.

 

Nhưng người nhà của bệnh nhân nên lưu ý rằng, rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một trong những rối loạn nhân cách khó điều trị nhất. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội cũng có thể miễn cưỡng tìm cách điều trị, điều này chỉ có thể là yêu cầu và mệnh lệnh của tòa án.

 

Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ, có tính đến các yếu tố như tuổi tác, tiền sử phạm tội, liệu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến lạm dụng rượu hoặc ma túy, hay không. Đặc biệt, gia đình và bạn bè của bệnh nhân thường đóng vai trò tích cực trong các quyết định về việc điều trị và chăm sóc.

Liệu pháp nói chuyện

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT - Cognitive behavioural therapy ) đôi khi được sử dụng để điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đây là một loại liệu pháp nói chuyện được sử dụng để giúp mọi người giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi cách họ suy nghĩ và hành xử.

 

Trị liệu dựa trên tinh thần hóa (MBT - Mentalization-based Therapy) là một loại trị liệu nói chuyện khác đang trở nên phổ biến hơn trong việc điều trị chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Trị liệu tâm lý để chữa lành tâm bệnh cho chính bản thân mình

Nếu bạn đang không biết nhà trị liệu hoặc bác sĩ tư vấn tâm lý nào có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, hãy tham khảo top 3 bác sĩ chuyên khoa giỏi nhất tại Askany:

Bằng những phương pháp trị liệu tâm lý riêng của mình, bệnh nhân sẽ được tham vấn và giải thích cách suy nghĩ và trạng thái tinh thần của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào, từ đó họ sẽ có thể tự đưa ra những biện pháp cải thiện hiệu quả. 

Thuốc

Có rất ít nhà tâm lý trị liệu ủng hộ việc sử dụng thuốc để điều trị rối loạn nhân cách chống đối xã hội, nhưng một số thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm có thể hữu ích trong một số trường hợp đặc biệt.

 

Carbamazepine và lithium là 2 loại thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như hung hăng và hành vi bốc đồng ở người bệnh. Một nhóm thuốc chống trầm cảm khác được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) cũng có thể cải thiện sự tức giận và các triệu chứng rối loạn nhân cách nói chung ở bệnh nhân.

 

Qua bài viết trên, Topchuyengia đã thông tin đến bạn căn bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội một cách rõ ràng và chi tiết nhất. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tâm lý và cần hỗ trợ điều trị từ xa. Hãy tải ngay ứng dụng Askany của chúng tôi và đặt lịch hẹn tự động một cách dễ dàng với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành uy tín nhất tại Việt Nam.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng