RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (PERSONALITY DISORDER) LÀ GÌ ?

RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (PERSONALITY DISORDER) LÀ GÌ ?
Hằng Nguyễn

06/02/2023

826

0

Chia sẻ lên Facebook
RỐI LOẠN NHÂN CÁCH (PERSONALITY DISORDER) LÀ GÌ ?

Rối loạn nhân cách có nhiều loại khác nhau đi kèm các triệu chứng phức tạp. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm rối loạn nhân cách và rối loạn đa nhân cách. Qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ phân biệt cho bạn 2 khái niệm này, đồng thời cung cấp có bạn thêm kiến thức cơ bản về 3 nhóm rối loạn nhân cách thường gặp.

 

Bài viết trên được tư vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu của Askany. Tuy nhiên, thông tin được cung cấp này chỉ nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về y khoa cho người đọc. Những người không làm việc trong ngành Y tuyệt đối không nên dựa vào đây để tự đưa ra chẩn đoán và quyết định phương pháp điều trị. Việc điều trị cần có sự tư vấn và theo sát của các bác sĩ chuyên khoa tâm lý - tâm thần. Để tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, bạn có thể tải ứng dụng Askany và đặt lịch hẹn tự động 1:1 cùng các bác sĩ chuyên điều trị rối loạn nhân cách của chúng tôi.

Rối loạn nhân cách là gì ?

Rối loạn nhân cách là vấn đề về sức khỏe tâm thần, khi đó bệnh nhân có lối suy nghĩ, ứng xử cứng nhắc, không lành mạnh và không giống người bình thường. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách thường gặp khó khăn trong việc nhận thức và tương tác với xã hội cũng như môi trường xung quanh. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề bất cập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ, hoạt động xã hội, công việc và học tập.

rối loạn nhân cách
Bệnh nhân có thể không nhận ra mình đang mắc chứng rối loạn nhân cách

Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể không nhận ra mình đang mắc chứng rối loạn nhân cách vì cách họ suy nghĩ và hành động nhìn có vẻ tự nhiên và quen thuộc. Người bệnh có thể đổ lỗi cho người khác về những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống.

 

Rối loạn nhân cách là một trong những biến chứng của rối loạn tâm lý thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên hoặc giai đoạn đầu tuổi trưởng thành. Có nhiều loại rối loạn nhân cách khác nhau và được chia làm 3 nhóm chính. Một số loại có thể mờ nhạt, ít rõ rệt hơn trong suốt giai đoạn tuổi trung niên.

Phân biệt rối loạn nhân cách và rối loạn đa nhân cách

Một số người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm rối loạn nhân cáchrối loạn đa nhân cách. Đây là 2 vấn đề về sức khỏe tâm thần hoàn toàn khác nhau và có những đặc điểm cũng như dấu hiệu riêng biệt. Cụ thể như sau: 

 

Rối loạn nhân cách (PD - Personality Disorders)

Rối loạn đa nhân cách (DID - Dissociative Identity Disorder)

Đặc điểm  Chứng bệnh này tác động lên hầu hết thái độ và hành vi của người bệnh. Hay nói cách khác, bệnh nhân sẽ có hành vi và cảm xúc khác thường. Điều này sẽ làm cản trở việc duy trì các mối quan hệ xã hội của họ. 

Đây còn được gọi là rối loạn nhân cách dạng phân ly, là một dạng rối loạn tâm thần được biểu hiện bởi ít nhất hai nhân cách khác biệt cùng tồn tại tương đối lâu ở một người. Những nhân cách này thay phiên bộc phát ra hành vi của một người

Dấu hiệu
  • Không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội và cá nhân, thích ở một mình.
  • Hạn chế biểu hiện cảm xúc
  • Lạnh lùng, vô cảm hoặc thờ ơ với người khác.
  • Không thể tiếp nhận các dấu hiệu xã hội bình thường.
  • Hình thành nhiều nhân cách khác nhau (ít nhất là 2 nhân cách)
  • Xuất hiện khoảng trống ký ức, không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác
  • Quên thông tin cá nhân (tên, tuổi, địa chỉ, công việc,...)
  • ...

3 nhóm các rối loạn nhân cách thường gặp

Nhóm A: Lập dị, kỳ quái, thờ ơ, vô cảm

bệnh rối loạn nhân cách
Luôn nghi ngờ bị người khác lừa dối hoặc lợi dụng mình
  • Rối loạn nhân cách đa nghi (Paranoid personality disorder) các triệu chứng này bao gồm không tin tưởng người khác; luôn nghi ngờ bị người khác lừa dối hoặc lợi dụng, kể cả bạn bè, gia đình và vợ/chồng.
  • Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid personality disorder) được đặc trưng bởi sự cô lập xã hội và sự khác biệt với những người khác. Đàn ông thường mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ. Những người mắc chứng rối loạn này thường được mô tả là có hành vi xa cách hoặc thu mình, ít thân mật với người khác và có thể mang tâm lý hướng nội và hoang tưởng.
  • Rối loạn nhân cách loại phân liệt (Schizotypal personality disorder), được đặc trưng bởi lời nói, hành vi và dáng điệu kỳ lạ, cũng như những suy nghĩ bất thường và khó hình thành các mối quan hệ với người khác.

Nhóm B: Thái quá, bất thường, cảm xúc dữ dội

hội chứng rối loạn nhân cách
Tự cao về bản thân quá mức, nhu cầu được nịnh nọt và thiếu sự đồng cảm
  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial personality disorder), có xu hướng xuất hiện trong thời thơ ấu, không giống như hầu hết các rối loạn nhân cách khác (không biểu hiện rõ ràng cho đến tuổi thiếu niên hoặc đầu tuổi trưởng thành). Các triệu chứng bao gồm coi thường các chuẩn mực và quy tắc xã hội cũng, có hành vi lừa dối, thao túng và thiếu sự đồng cảm với người khác.
  • Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder), bệnh nhân không giữ được các mối quan hệ cá nhân ổn định, rối loạn điều chỉnh cảm xúc và nhận thức bản thân, hành vi bốc đồng.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic personality disorder), được đặc trưng bởi cảm xúc cực đoan và tìm kiếm sự chú ý, thường dẫn đến hành vi xã hội không phù hợp.
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic personality disorder), liên quan đến việc tự cho mình là trung tâm, thổi phồng sự hiểu biết về bản thân và thiếu sự đồng cảm với người khác, thường được thúc đẩy bởi lòng tự trọng yếu của bản thân.

Nhóm C: Lo lắng, sợ hãi lan tỏa

các dạng rối loạn nhân cách
Luôn ức chế với mọi người xung quanh, lòng tự trọng thấp
  • Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant personality disorder): Thường được đặc trưng bởi sự ức chế xã hội, lòng tự trọng thấp và cực kỳ nhạy cảm với những đánh giá bất lợi từ người khác. Mối quan hệ cá nhân của bệnh nhân không được tốt đẹp, người bệnh có ít bạn bè và hiếm khi tham gia các hoạt động xã hội.
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent personality disorder): Đặc trưng bởi sự phụ thuộc tâm lý và tình cảm vào người khác, sợ hãi khi ở một mình, làm mọi việc để được người khác quan tâm, chú ý. Và chỉ một số ít bệnh nhân đạt được mức độ độc lập bình thường. Các triệu chứng có thể bao gồm như sự bất lực khi kết thúc một mối quan hệ cho đến trốn tránh trách nhiệm hoặc phục tùng đối phương nghiêm trọng
  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế OCPD (Obsessive-compulsive personality disorder): Đặc trưng bởi sự chú ý quá mức đến chi tiết, quy tắc, trật tự và sự hoàn hảo. Mặt khác, họ rất sợ mắc sai lầm, họ luôn suy nghĩ thấu đáo và lý trí nên không dám hành động và thường do dự. Về mặt tình cảm, họ thường bị kìm nén, khó giao tiếp, thiếu khiếu hài hước, không cởi mở và thường tỏ ra cứng nhắc khi đàm phán với người khác. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là hoàn toàn khác nhau.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách
Bệnh rối loạn nhân cách bắt đầu từ thời thơ ấu

Rối loạn nhân cách bắt đầu từ thời thơ ấu và trở nên rõ rệt hơn ở tuổi trưởng thành. Tương tự như các bệnh tâm thần khác, bệnh rối loạn nhân cách được gây ra bởi nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố di truyền, môi trường, sinh hóa, cá nhân và gia đình. Cụ thể :

  • Có quá khứ từng bị bạo hành, bỏ rơi, ngược đãi từ thuở nhỏ
  • Thiếu tình thương của cha mẹ, ba mẹ ly dị
  • Không được người thân chăm sóc tận tình 
  • Bị tổn thương
  • Cũng có thể do dùng một số loại thuốc (chẳng hạn như Ritalin)
  • Yếu tố gen di truyền
  • Tác động từ môi trường sống (tác động từ gia đình, nhà trường, xã hội)
  • Có tiền sử người thân trong gia đình gia đình mắc các bệnh tâm thần nói chung và hội chứng rối loạn nhân cách nói riêng
  • Xuất hiện rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh não bộ
  • Khác biệt về cấu trúc và hoạt động của các cơ quan trong não

Trong số các nguyên nhân trên thì gen di truyền và môi trường sống được xem là 2 nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất trong cơ chế bệnh sinh. Nhân cách chi phối trực tiếp cách mà bệnh nhân nhìn nhận, suy nghĩ, hành động. Do đó, khi tính cách bất thường, nguy cơ mắc các bệnh tâm thần phân biệt, trầm cảm, rối loạn hoang tưởng và rối loạn lo âu cũng tăng theo.

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách có nhiều dạng, tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng cụ thể của mỗi bệnh. Dấu hiệu của rối loạn nhân cách là những đặc điểm nhân cách mà người bệnh bộc lộ vào một lúc nào đó. Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách thường có những hành vi cực đoan và thông thường, họ không thể thích nghi hoặc tự thay đổi hành vi của mình.

 

Rối loạn nhân cách thường không được phát hiện và chẩn đoán trước 18 tuổi, do ở độ này, nhân cách của chúng ta vẫn đang phát triển liên tục và chưa hoàn thiện.

 

Đa số trẻ em và thanh thiếu niên xuất hiện những thay đổi về tâm sinh lý gần giống với các dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách. Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh có hành vi bất thường làm xáo trộn cuộc sống, hãy liên hệ ngay với những bác sĩ của Askany để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

rối loạn nhân cách
Những bất thường về tính cách dai dẳng, tâm trạng không ổn định

Tuy nhiên, nhìn chung những người mắc bệnh này sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Tâm trạng thất thường, bất ổn
  • Quá phụ thuộc vào người khác
  • Cực kỳ yêu bản thân
  • Cách biệt với xã hội
  • Gặp khó khăn trong việc làm quen những người bạn mới
  • Giận dữ bộc phát
  • Lạm dụng rượu bia hoặc chất kích thích quá mức
  • Tự làm hại bản thân, đe dọa hoặc có ý định tự tử
  • Cứng nhắc, rụt rè, thiếu tự tin/lòng tự trọng quá mức
  • Cảm thấy trống rỗng
  • Thường xuyên nghi ngờ và không tin tưởng vào người khác
  • Cần được hài lòng ngay lập tức
  • Khó khăn trong việc kiểm soát sự tức giận và thường xuyên nổi cơn thịnh nộ
  • Có một số hành vi không phù hợp với hoàn cảnh và xã hội tại thời điểm nhất định
  • Những bất thường về tính cách dai dẳng, không xuất phát từ nguyên nhân chấn thương tâm lý hoặc căng thẳng

Chẩn đoán rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách
Đến khám sức khỏe và nhờ các chuyên gia đánh giá tình trạng hiện tại

Các loại rối loạn nhân cách được chẩn đoán bằng qua các kỹ thuật sau:

  • Khám sức khỏe tổng quát: bác sĩ có thể đặt câu hỏi về tiền sử cá nhân và gia đình, xét nghiệm sàng lọc rượu và ma túy, và chụp CT, MRI não.
  • Đánh giá sức khỏe tâm thần: các bác sĩ sẽ trao đổi trực tiếp để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúc và suy nghĩ của bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi để bác sĩ đánh giá chính xác hơn tình trạng sức khỏe tâm thần.
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán: Sau khi thu thập các triệu chứng, các bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán DSM-5 do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ ban hành để xác định chẩn đoán liệu bạn có mắc chứng rối loạn nhân cách hay không.

Điều trị rối loạn nhân cách thế nào?

Điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc hoàn toàn vào dạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn, bối cảnh, tuổi tác, niềm tin và nhiều yếu tố khác. Hầu hết những người mắc chứng rối loạn này chỉ được chẩn đoán sau 18 tuổi. Và việc điều trị bệnh thường cần thời gian lâu dài và có sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè. Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách sau đây được bác sĩ của Askany áp dụng:

Tâm lý trị liệu cùng các chuyên gia tại Askany

Về bản chất, rối loạn nhân cách là những sai lệch trong suy nghĩ, phản ứng, hành vi và nhận thức. Do đó, phương pháp điều trị được ưu tiên cho bệnh lý này là liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này sử dụng phương thức giao tiếp để bệnh nhân có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Điều này giúp các bác sĩ chuyên khoa hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp bệnh nhân đối phó với căng thẳng và rối loạn nhân cách.

Rối loạn nhân cách
Liệu pháp tâm lý - trò chuyện cùng chuyên gia để khắc phục tình trạng bệnh

Ngoài trị liệu cá nhân, những người bị rối loạn nhân cách cũng có thể sẽ được trị liệu theo nhóm. Liệu pháp này cho phép bệnh nhân nói chuyện với những người mắc chứng rối loạn nhân cách tương tự mình để tìm kiếm sự đồng cảm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều trị rối loạn nhân cách để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.

 

Đối với những bệnh nhân thiếu kỹ năng xã hội và khó thích nghi, các chuyên gia sẽ hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để hòa nhập với người khác, giao tiếp chủ động và tự tin hơn. Tùy thuộc vào loại rối loạn nhân cách, bệnh nhân cũng có thể được huấn luyện cách chăm sóc bản thân và đối phó với sự cô đơn khi ở một mình.

Sử dụng thuốc

Không có thuốc đặc trị cho chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm căng thẳng và cải thiện dấu hiệu của rối loạn nhân cách như lo lắng, bồn chồn, nóng giận, hung hăng, v.v.

Rối loạn nhân cách
Người bệnh có thể uống thuốc giúp ổn định về tâm trạng

Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị rối loạn nhân cách bao gồm:

  • Thuốc giúp ổn định tâm trạng (thuốc chống co giật, lithium)
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc giải tỏa lo âu
  • Thuốc chống trầm cảm (thuốc ức chế monoamine oxidase - MAOIs, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine - SSRI, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine – SNRIs)

Lưu ý: Các loại thuốc trong bài viết chỉ là gợi ý, vui lòng tham khảo ý kiến và theo toa của bác sĩ chuyên khoa

 

Việc sử dụng thuốc có thể làm giảm nhanh cảm xúc tiêu cực ở những người bị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, dùng thuốc luôn đi kèm với rủi ro và tác dụng phụ. Vì vậy, cách làm này chỉ được coi như một biện pháp hỗ trợ ngoài liệu pháp tâm lý.

Các biện pháp hỗ trợ khác

Ngoài sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý, người mắc chứng rối loạn nhân cách cần có các biện pháp hỗ trợ để cải thiện tâm trạng và giảm thiểu các hành vi bốc đồng, hung hăng. Những biện pháp mà chúng tôi nêu bên dưới có thể kiểm soát một phần căng thẳng trước các tình huống xã hội và mối quan hệ cá nhân.

Rối loạn nhân cách
Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

Các biện pháp giúp cải thiện rối loạn nhân cách:

  • Tăng cường hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe và giải tỏa căng thẳng, lo âu. Tập thể dục hàng ngày được chứng minh là có tác dụng giảm căng thẳng, hạn chế cảm xúc tiêu cực, tức giận, giảm hành vi hung hăng ở người rối loạn nhân cách.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện và hạn chế sử dụng quá nhiều caffein.
  • Lên kế hoạch làm việc cụ thể cho bản thân. Ngoài ra, điều quan trọng là tránh đặt ra các tiêu chuẩn quá khắt khe cho bản thân.
  • Các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, thiền, yoga, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp mùi hương, v.v. có thể được thực hiện để giảm căng thẳng, lo lắng và kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
  • Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc.

Rối loạn nhân cách có thể được điều trị dứt điểm bằng biện pháp tâm lý và phương pháp chăm sóc thích hợp. Trong trường hợp bệnh kèm theo các chứng rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn hoang tưởng, rối loạn lo âu,.. việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, những bệnh nhân được các bác sĩ của Askany điều trị bằng biện pháp tâm lý tích cực cho thấy sự cải thiện rõ rệt và có thể duy trì các mối quan hệ cá nhân và xã hội tốt. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề tâm lý tương tự và cần hỗ trợ điều trị, thâm vấn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ và đặt lịch khám trực tuyến với đội ngũ bác sĩ của Askany ngay hôm nay.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng