Rối loạn nhân cách khép kín (ScPD): Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách khép kín (ScPD): Dấu hiệu và cách điều trị

10/02/2023

1252

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn nhân cách khép kín (ScPD): Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách khép kín (Schizoid Personality Disorder) là một trong những dạng rối loạn nhân cách thường gặp. Bạn có phải là người luôn tách rời và không quan tâm đến các mối quan hệ xã hội. Đó cũng là một trong số những dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn nhân cách khép kín.

 

Qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ thông tin đến bạn một số triệu chứng cũng như cách điều trị cho hội chứng này. Nội dung sau đây chỉ nhằm mục đích cung cấp kiến thức y khoa, người bệnh cũng như người thân không được dựa vào đó để đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào. Việc can thiệp và điều trị cần đến sự tư vấn của những y, bác sĩ đầu ngành. Nếu muốn liên hệ với họ, hãy tải ngay ứng dụng Askany để được tư vấn trực tuyến ngay hôm nay.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì?

Rối loạn nhân cách khép kín được chẩn đoán ở những bệnh nhân từ chối tham gia các hoạt động xã hội, khó tương tác với người khác, thu mình lại, khó bộc lộ cảm xúc và thường bị coi là lập dị, cô lập.

 

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín thường tránh tiếp xúc với mọi người, kể cả những mối quan hệ thân thiết, thích ở một mình và không thích liên quan đến bất cứ điều gì. Một số bệnh nhân có trí thông minh vượt trội hơn người khác trong các lĩnh vực như toán học, vật lý, triết học, v.v. Một số bệnh nhân không có hứng thú với đời sống tình dục, ví dụ như: lãnh cảm, không quan tâm đến đời sống hôn nhân và gia đình, ít hoặc đôi khi không có bạn bè, không thích gặp gỡ ai, không can thiệp vào cuộc sống của người khác.

Rối loạn nhân cách khép kín là gì
Rối loạn nhân cách khép kín là một trong những nhóm bệnh được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách khép kín là một trong những nhóm bệnh được xếp vào nhóm rối loạn nhân cách "nhóm A", liên quan đến suy nghĩ, hành vi bất thường và được cho kỳ quặc. Rối loạn nhân cách là những kiểu hành vi mãn tính (lâu dài), cứng nhắc dẫn đến các vấn đề xã hội. Những người mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín thường thể hiện sự thờ ơ, lãnh cảm với mọi người và đặc biệt là họ không biết rằng hành vi của họ là bất thường hoặc có vấn đề.

 

Xem thêm: Tìm hiểu hội chứng sợ đám đông mà nhiều người mắc phải

Tiêu chuẩn chẩn đoán ScPD

Rối loạn nhân cách khép kín
Người bệnh có mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình
  • Người bệnh có mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong gia đình.
  • Bệnh nhân hầu như luôn chọn ở một mình.
  • Ít hoặc không quan tâm đến quan hệ tình dục với người khác.
  • Họ chỉ thích thú một số hoạt động hiếm hoi hoặc thậm chí là không thích gì cả.
  • Không có bạn thân hay ai để chia sẻ và trò chuyện ngoài cha mẹ, anh chị em.
  • Có vẻ thờ ơ với lời khen ngợi hoặc chỉ trích từ người khác.
  • Thể hiện sự thờ ơ, lãnh đạm, cảm giác buồn tẻ.

Tính cách này có thể tiếp tục phát triển trong suốt thời thơ ấu, ở độ tuổi thanh thiếu niên và lúc bắt đầu tuổi trưởng thành. Do đó, các chuyên gia thường không thể chẩn đoán ai đó mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín cho đến khi họ 18 tuổi.

 

Rối loạn nhân cách nói chung hay rối loạn nhân cách khép kín nói riêng có thể khó chẩn đoán, vì hầu hết những người mắc hội chứng này không nghĩ rằng hành vi hoặc cách suy nghĩ của họ có vấn đề. Họ cũng không nghĩ rằng họ cần phải thay đổi chúng.

 

Nếu họ tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ, thường là do các tình trạng sức khỏe tâm thần khác làm ảnh hưởng, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm, chứ không phải bản thân chứng rối loạn nhân cách khép kín.

Rối loạn nhân cách khép kín
Rối loạn nhân cách khép kín có thể khó chẩn đoán

Khi một chuyên gia sức khỏe tâm thần nghi ngờ ai đó mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt, họ thường đặt một số câu hỏi sau để làm sáng tỏ tình trạng bệnh, chẳng hạn:

  • Lịch sử thời thơ ấu.
  • Các mối quan hệ.
  • Lịch sử công việc.
  • Những trải nghiệm thực tế.

Vì một người bị nghi ngờ mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín có thể không nhận thấy sự bất thường trong hành vi của họ nên các chuyên gia sẽ thường làm việc với gia đình và bạn bè của người đó để thu thập thêm thông tin.

XEM THÊM:

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn nhân cách khép kín

Theo các nhà sinh lý học thần kinh, rối loạn nhân cách khép kín có thể do các bệnh bẩm sinh của thai nhi hoặc các bệnh mắc phải trong điều kiện sống không thuận lợi.

Rối loạn nhân cách khép kín
Rối loạn nhân cách khép kín phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ngoài ra, các yếu tố có hại như giang mai, nghiện rượu, cha mẹ nghiện rượu khi mang thai, sang chấn sản khoa, nhiễm trùng, nhiễm độc ở thai nhi hoặc trẻ nhỏ… làm rối loạn phát triển trí não và dần thay đổi tính cách của trẻ. Rối loạn nhân cách khép kín cũng có thể do yếu tố di truyền.

 

Các yếu tố tâm lý như: sự nuôi dạy không hợp lý, ba mẹ nuôi dạy con nhưng sử dụng những ngôn từ không văn minh, những ảnh hưởng xấu, sự không phù hợp với nếp sống văn hóa của môi trường tự nhiên và xã hội, căng thẳng mãn tính, những sai lệch trong phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này.

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách khép kín

Rối loạn nhân cách khép kín
Rối loạn nhân cách khép kín có các triệu chứng thường rất  khó cải thiện

Rối loạn nhân cách khép kín là một rối loạn kéo dài suốt đời mà các triệu chứng thường rất  khó cải thiện. Vì vậy, việc phòng ngừa các triệu chứng của căn bệnh này là vô cùng quan trọng, nhưng bạn chỉ có thể phòng ngừa yếu tố liên quan đến các nguy cơ xã hội và tâm lý.

 

Khi một bệnh nhân mắc chứng rối loạn này, việc chẩn đoán bệnh là rất khó khăn và phải được chẩn đoán bởi các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý học lâm sàng giàu kinh nghiệm. Đó là lý do vì sao bạn nên chọn các bác sĩ hàng đầu tại ứng dụng Askany. Bằng phương pháp chẩn đoán và tư vấn online, các chuyên gia của chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cũng như phác đồ điều trị phù hợp giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh này.

 

Điều trị rối loạn nhân cách khép kín phải dùng tổng hợp các cơ chế bù trừ, dùng tâm lý trị liệu, dùng thuốc chống loạn thần để điều trị các triệu chứng kích động, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên, tâm lý trị liệu vẫn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Cần thực hiện liệu pháp tâm lý trị liệu gia đình, nhóm, nhận thức-hành vi, phân tâm học,… tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.

 

Tâm lý trị liệu (liệu pháp trò chuyện) thường là phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn, nhưng điều này có thể khó khăn đối với những người mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín vì họ có xu hướng trí thức hóa và xa rời những trải nghiệm cảm xúc. Vì thiếu quan tâm đến người khác, họ có thể không có động lực để thay đổi.

 

Xem thêm: Liên hệ ngay với các bác sĩ tâm lý TP.HCM để được tư vấn online ngay !

Rối loạn nhân cách khép kín
Họ có thể không có động lực để thay đổi

Cụ thể, các loại tâm lý trị liệu mang lại lợi ích cho những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt như sau:

  • Liệu pháp gia đình: Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt thường đến điều trị theo yêu cầu của các thành viên trong gia đình. Trong một số trường hợp, liệu pháp gia đình có thể giúp bệnh nhân hiểu được kỳ vọng của các thành viên đối với mối quan hệ và giải quyết bất kỳ hành vi nào có thể làm trầm trọng thêm việc sống khép kín của bệnh nhân đó.
  • Liệu pháp nhóm: Đây là một loại tâm lý trị liệu trong đó một nhóm người mô tả và thảo luận các vấn đề của họ cùng nhau dưới sự giám sát của nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học. Liệu pháp nhóm có thể giúp những người mắc chứng rối loạn nhân cách phân liệt phát triển các kỹ năng xã hội.
  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Một nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học giúp người bệnh xem xét kỹ hơn những suy nghĩ và cảm xúc của họ để hiểu những suy nghĩ của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào. Đối với những người mắc chứng rối loạn nhân cách khép kín, nhà trị liệu có thể phát hiện ra những kỳ vọng và nhận thức sai lầm về tầm quan trọng và tính hữu ích của mối quan hệ với người khác.

Phân biệt rối loạn nhân cách khép kín với các bệnh tâm thần khác

Sự khác biệt giữa rối loạn nhân cách khép kín và tâm thần phân liệt là gì?

Tâm thần phân liệt là một loạt các tình trạng sức khỏe tâm thần gây ra sự mất kết nối nghiêm trọng với thực tế. Những người bị tâm thần phân liệt có thể bị ảo giác, ảo tưởng, suy nghĩ và hành vi cực kỳ vô tổ chức làm suy giảm nghiêm trọng hoạt động hàng ngày của họ.

 

Rối loạn nhân cách khép kín không gây ra ảo giác hoặc hoang tưởng và tình trạng này thường không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của một người.

Sự khác biệt giữa rối loạn lo âu xã hội và rối loạn nhân cách khép kín là gì?

Rối loạn nhân cách khép kín
người mắc bệnh ScPD không tránh các tương tác xã hội vì sợ bị chỉ trích hoặc đánh giá

Rối loạn lo âu xã hội (trước đây gọi là ám ảnh sợ xã hội) là một tình trạng sức khỏe tâm thần trong đó một người trải qua nỗi sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi bị người khác chỉ trích hoặc đánh giá. Để đối phó với nỗi sợ hãi này, họ tránh các tương tác xã hội hoặc các tình huống xã hội càng nhiều càng tốt.

Rối loạn lo âu xã hội khác với rối loạn nhân cách phân liệt (ScPD) ở chỗ những người mắc bệnh ScPD không tránh các tương tác xã hội vì sợ bị chỉ trích hoặc đánh giá. Thay vào đó, đó là do sự không quan tâm chung đến việc hình thành mối quan hệ với những người khác.

 

Đó là những thông tin về chứng bệnh rối loạn nhân cách khép kín (ScPD) mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Bạn có thể tìm đọc thêm những bài viết bổ ích về các chứng bệnh tâm lý hoặc tải về ứng dụng Askany để đặt lịch tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của chúng tôi ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng