Rối loạn nhân cách phụ thuộc (PDP) - Topchuyengia

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (PDP) - Topchuyengia

13/02/2023

1076

0

Chia sẻ lên Facebook
Rối loạn nhân cách phụ thuộc (PDP) - Topchuyengia

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (Dependent Personality Disorder - DPD) là bệnh tâm thần gì? Bạn không có khả năng đưa ra quyết định, ngay cả những quyết định đơn giản hàng ngày như mặc gì. Bạn sợ hãi hoặc ám ảnh việc người khác sẽ bỏ rơi mình. Đó cũng là một trong số những triệu chứng của bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc.

 

Qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về bệnh cũng như những phương pháp điều trị hiện nay. Tuy nhiên, toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân hay người nhà không nên dựa vào đó để đưa ra bất kỳ chẩn đoán nào. Nếu cần tư vấn và hỗ trợ, hãy tải ngay ứng dụng Askany về thiết bị và chọn cho mình một bác sĩ tư vấn tâm lý ngay hôm nay.

Khái niệm rối loạn nhân cách phụ thuộc là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Đây là một chứng rối loạn nhân cách đặc trưng bởi sự lo lắng và hoảng sợ khi một người phải ở một mình

Đây là một chứng rối loạn nhân cách đặc trưng bởi sự lo lắng và hoảng sợ khi một người phải ở một mình. Những người mắc chứng rối loạn này có dấu hiệu phụ thuộc quá mức vào người khác về nhu cầu thể chất và tình cảm của họ.

 

Đôi khi, ai trong chúng ta cũng cảm thấy bất an và cần sự quan tâm của người khác, nhưng điều khiến rối loạn nhân cách phụ thuộc dễ nhận biết hơn chính là bệnh nhân không thể ở một mình. Họ cần sự hiện diện của người khác ở bên cạnh. Nói cách khác, rối loạn nhân cách này chỉ có thể được nhận ra khi hành vi phụ thuộc làm suy yếu nghiêm trọng chức năng trong cuộc sống và gây khó chịu cho những người xung quanh.

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng căn bệnh này thường xuất hiện các triệu chứng đầu tiên trong độ tuổi dậy thì hoặc một vài năm sau đó.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra rối loạn nhân cách phụ thuộc. Nhưng họ tin rằng đây là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố di truyền, môi trường và sự phát triển. Các chuyên gia tâm lý đã phát hiện ra rằng DPD có nhiều khả năng xảy ra ở những nhóm người sau, bao gồm:

  • Các mối quan hệ bị lạm dụng thời thơ ấu: Những người có tiền sử về các mối quan hệ bị lạm dụng về tinh thần và thể chất thời thơ ấu có nguy cơ mắc DPD cao hơn người bình thường.
  • Chấn thương lúc nhỏ: Trẻ em bị ngược đãi thời thơ ấu (bao gồm cả ngược đãi bằng lời nói) hoặc bị bố mẹ bỏ bê có thể phát triển DPD. Bệnh cũng xuất hiện ở những người đã trải qua những căn bệnh đe dọa đến tính mạng trong thời thơ ấu.
  • Tiền sử gia đình: Những người có thành viên gia đình mắc chứng DPD hoặc các chứng rối loạn lo âu khác có thể dễ mắc chứng DPD hơn.
  • Một số hành vi văn hóa và tôn giáo hoặc yếu tố gia đình: Một số người có thể phát triển DPD do tiến hành các nghi thức văn hóa hoặc tôn giáo nhấn mạnh sự phụ thuộc vào một đối tượng nào đó. Nhưng sự thụ động hay lịch sự không phải là dấu hiệu của DPD.

Triệu chứng bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Thường xuyên trốn tránh trách nhiệm cá nhân

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, một trong số đó bao gồm:

  • Thường xuyên trốn tránh trách nhiệm cá nhân.
  • Sợ bị bỏ rơi và cảm giác bất lực khi một mối quan hệ kết thúc.
  • Nhạy cảm quá mức với những lời chỉ trích từ những người xung quanh.
  • Bi quan và thiếu tự tin.
  • Gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định hàng ngày.
  • Cảm thấy thật khó để ở một mình.

XEM THÊM:

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc thế nào

Khi đến bệnh viện hoặc các trung tâm tư vấn tâm lý, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe để xem liệu các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng của DPD hay không. Do đó, việc chẩn đoán cần phải được thực hiện theo quy trình và phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, bao gồm xét nghiệm máu để xem xét sự mất cân bằng hormone

 

Nhà điều trị tâm lý của bạn sẽ tiến hành thảo luận về tiền sử sức khỏe tâm thần trước đây của bạn. Các câu hỏi có thể bao gồm cảm giác của bạn, bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm thần nào khác và bất kỳ vấn đề sử dụng chất kích thích nào. Chuyên gia cũng sẽ so sánh câu trả lời của bạn với các yếu tố được liệt kê trong Cẩm nang DSM-5.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Cảm thấy lo lắng hoặc bất lực khi bị bỏ lại một mình.

Để chẩn đoán DPD, chuyên gia của Askany sẽ tìm ra năm trong số các tiêu chí chẩn đoán DSM-5 bao gồm:

  • Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi không thực tế.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc bất lực khi bị bỏ lại một mình.
  • Không có khả năng quản lý trách nhiệm cuộc sống mà phải luôn tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác.
  • Khó bày tỏ quan điểm do sợ mất sự ủng hộ hoặc tán thành.
  • Luôn khao khát nhận được sự hỗ trợ từ người khác, thậm chí chọn làm những điều không vui để nhận được sự hỗ trợ.
  • Khó đưa ra các quyết định hàng ngày mà không có ý kiến ​​đóng góp hoặc sự trấn an của người khác.
  • Khó khăn khi bắt đầu hoặc hoàn thành dự án do thiếu tự tin hoặc kỹ năng ra quyết định.
  • Luôn muốn tìm các mối quan hệ mới để nhận được sự hỗ trợ từ đối phương

Điều trị rối loạn nhân cách phụ thuộc thế nào

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần của Askany có thể giúp bạn quản lý các triệu chứng của rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD). Bạn có thể được điều trị bằng tâm lý trị liệu (liệu pháp trò chuyện), liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Họ sẽ hướng dẫn cho bạn những cách thức để đối phó với những tình huống khó khăn. Tâm lý trị liệu và CBT có thể mất một khoảng thời gian dài trước khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn và các dấu hiệu dần thuyên giảm.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Chuyên gia của Askany sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện những bất ổn trong tâm lý và lấy lại sự tự tin

Thông qua liệu pháp tâm lý và liệu pháp nhận thức hành vi, chuyên gia của Askany sẽ hướng dẫn bạn cách cải thiện những bất ổn trong tâm lý và lấy lại sự tự tin. Bạn sẽ có động lực để phấn đấu và trở nên năng động cũng như tự chủ hơn. Chuyên gia của Askany cũng sẽ thảo luận về việc tìm kiếm mối quan hệ tích cực hơn cho bạn. Các mối quan hệ tích cực có ý nghĩa trong việc tạo dựng sự tự tin và giúp bạn vượt qua một số triệu chứng của DPD.

 

Nếu DPD của bạn khiến bạn trầm cảm hoặc lo lắng, bác sĩ tâm thần của Askany cũng có thể kê đơn thuốc. Bạn có thể dùng thuốc chống trầm cảm như fluoxetine hoặc đề nghị một loại thuốc an thần, chẳng hạn như alprazolam.

DPD nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Điều trị sớm có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng phát triển. 

Các biến chứng có thể phát sinh từ DPD nếu không được điều trị kịp thời là:

  • Rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ, rối loạn nhân cách tránh né và rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD)
  • Trầm cảm 
  • Lạm dụng chất kích thích 
  • Ám ảnh 

Phòng ngừa bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc
Tự tạo ra những mối quan hệ tích cực sẽ giúp căn bệnh suy giảm

Bạn có thể không ngăn ngừa hoàn toàn được DPD. Tuy nhiên, được chuyên gia tư vấn có thể giúp những người có nguy cơ mắc DPD tìm cách tránh hoặc quản lý cảm xúc trong các tình huống khó khăn.

 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mối quan hệ lành mạnh có thể giúp ngăn trẻ phát triển chứng rối loạn nhân cách phụ thuộc sau này trong cuộc đời. Nếu một đứa trẻ có mối quan hệ bền chặt với bạn bè, cha mẹ hoặc giáo viên, thì điều này có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ căn bệnh này.

 

Những người không được điều trị có thể có nguy cơ bị trầm cảm và rối loạn lo âu cao. Nếu không được điều trị kịp thời, một người có thể lạm dụng chất gây nghiện và phát triển các vấn đề như nghiện ma túy hoặc rượu. Hoặc bệnh nhân cũng có nhiều khả năng ở trong các mối quan hệ không lành mạnh hoặc lạm dụng.

 

Bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh rối loạn nhân cách phụ thuộc - một chứng bệnh tâm lý khá phổ biến hiện nay. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các chứng bệnh tâm lý cần được tư vấn, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ đầu ngành của Askany để được tư vấn 1:1 ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng