Tracking form bằng Google Tag Manager: hướng dẫn từng bước

Tracking form bằng Google Tag Manager: hướng dẫn từng bước

01/12/2023

590

0

Chia sẻ lên Facebook
Tracking form bằng Google Tag Manager: hướng dẫn từng bước

Tracking form bằng Google Tag Manager là một công việc quan trọng, giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả các form trên website và tối ưu hóa chúng để tăng chuyển đổi. Nhờ vào các số liệu thu thập được, bạn có thể phân dữ liệu người dùng thành các nhóm đối tượng khác nhau. Từ đó đưa ra các hướng tiếp cận phù hợp để tối ưu trải nghiệm người dùng. Nếu bạn chưa biết cách tracking form bằng Google Tag Manager, hãy tham khảo bài viết sau đây.

 

Còn nếu doanh nghiệp hoặc đội ngũ Digital Markeitng của bạn đang gặp khó khăn trong việc tracking dữ liệu hoặc hiệu quả performance kém. Bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, tham vấn chiến lược từ kinh nghiệm của những chuyên gia tracking chúng tôi trên app Askany.

Vì sao nên tracking form bằng Google Tag Manager

Google Tag Manager là công cụ quan trọng giúp việc tracking các sự kiện (event) trên website được thực hiện một cách trơn tru và không cần nhiều kiến thức kỹ thuật. Bạn chỉ cần gắn đoạn mã theo dõi của Tag Manager vào website là có thể tracking các sự kiện như điền form, nhấp chuột…

 

Hơn nữa, vì đây là nền tảng của Google nên doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tốt nhất thông qua các bài viết do chính Google hướng dẫn hoặc được đội ngũ hỗ trợ qua kênh chat, gọi điện thoại... Đồng thời, công việc tracking sẽ đơn giản hơn khi bạn có thể kết nối với các nền tảng phân tích khác như Google Optimize, Google Analytics hoặc các trang social như Facebook, Twitter... thông qua Tag Manager.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

3 kỹ thuật tracking form bằng Google Tag Manager bạn nên biết

Dưới đây là ba phương pháp tracking phổ biến mà người làm marketing nên nắm vững để thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó tối ưu hóa chất lượng trang web và hiệu suất quảng cáo.

 

Để theo dõi tracking form bằng Google Tag Manager, trước hết, bạn cần có quyền admin cho tài khoản Google Tag Manager và Google Analytics. Dưới đây là một cách để theo dõi biểu mẫu sử dụng Google Tag Manager cho loại trang cảm ơn (thank-you page).

Tracking form bằng Google Tag Manager trên thank-you page

Trang cảm ơn (hay thank-you page), hay trang đăng ký thành công, thường xuất hiện khi người dùng điền biểu mẫu thành công trên website bạn. Đó có thể có địa chỉ URL dạng support.topchuyengia.com/thank-you hoặc example.com/contact-us/success...

 

Để theo dõi form bằng Google Tag Manager cho loại trang cảm ơn này, marketer có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tạo Trigger kích hoạt sự kiện

trigger-tracking-form-bang-google-tag-manager-thank-you-page

Trình kích hoạt này kích hoạt trên: bấm chọn Some page views

Fire this trigger when an Event occurs and all of these conditions are true: bạn cần điền thông tin lần lượt như hình tham khảo bên dưới.

  • Ô đầu tiên: chọn Page URL
  • Ô thứ hai: chọn Contains
  • Ô thứ ba: điền giá trị mà trang web của bạn trả về, thường là "thank-you" hoặc "example.com/thank-you".

tracking

Bước 2. Tạo thẻ sự kiện ghi nhận giá trị

tag-tracking-form-bang-google-tag-manager-thank-you-page

Chọn Tag > New từ thanh bên trái.

Tag configuration (cấu hình tag): chọn Universal Analytics

  • Track type (loại theo dõi): Event
  • Category (danh mục): form
  • Action (hành động): register
  • Google Analytics setting (cài đặt Google Analytics): chọn biến Google Analytics mà bạn đã cài đặt trước đó
  • Triggering (kích hoạt): chọn Trigger đã tạo ở bước 1.

Nhớ nhấn “Submit” và “Publish” để hệ thống ghi nhận các thay đổi vừa thực hiện.

Bước 3. Tạo Goal trong Google Analytics

goal-analytics-tracking-form-thank-you

Truy cập tài khoản Google Analytics > chọn Admin > New Goal để tạo mục tiêu mới.

Goal setup (cài đặt mục tiêu): tùy chọn custom.

Goal description (mô tả mục tiêu):

  • Name: đặt tên cho Goal
  • Type: loại Event

Goal details (chi tiết mục tiêu):

  • Category: form
  • Action: register

Sau khi điền thông tin, nhấn Save để lưu lại mục tiêu. Quá trình tracking form bằng Google Tag Manager cho loại trang cảm ơn đã được hoàn tất.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Tracking form bằng Google Tag Manager loại sự kiện điền form

Nếu sau khi hoàn tất form đăng ký, website trực tiếp hiển thị thông báo xác nhận đăng ký thành công trên cùng trang mà không chuyển hướng đến một URL mới. Vậy bạn có thể tracking sự kiện này bằng cách sử dụng đoạn mã ghi nhận sự kiện formSubmit.

 

Để tracking sự kiện điền form dạng này, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1. Tạo thẻ Custom HTML xác nhận sự kiện điền form

Sử dụng đoạn mã dưới đây để tiến hành tracking form:

tracking form bằng Google Tag Manager

  • Bước 2. Tạo trigger Custom Event để bắt sự kiện điền form
  • Bước 3. Tạo Tag theo dõi sự kiện mới vừa tạo ở bước 2
  • Bước 4. Tạo Goal ghi nhận sự kiện trong Google Analytics
  • Bước 5. Kiểm tra xem sự kiện đã hoạt động thành công chưa

 

Đối với loại tracking này, marketer cần lưu ý đến cách lấy thông tin thẻ Class để gán vào đoạn code ở Bước 1. Mỗi trang web sẽ có mã Class và thông báo xác nhận sau khi đăng ký khác nhau, do đó, việc lấy thông tin sai có thể dẫn đến việc hệ thống không kích hoạt sự kiện và ghi nhận kết quả.

Tracking form bằng Google Tag Manager loại kích hoạt Element Visibility

trigger-tracking-su-kien-dien-form-bang-google-tag-manager-element-visibility

Tương tự như phương pháp tracking ở trên, nhà quảng cáo có thể sử dụng loại tracking Element Visibility khi kết quả trả về sau khi gửi form đăng ký là: thông báo xác nhận thành công, không chuyển hướng đến URL mới. Tuy nhiên, yếu tố cần theo dõi đã tải ngầm trong mã nguồn code website, và nếu sử dụng phương pháp tracking số 2 sẽ không đưa ra kết quả.

Để theo dõi theo dõi Element Visibility, bạn cần thực hiện 5 bước như sau:

  • Bước 1. Tạo trigger trong Tag Manager
  • Bước 2. Tạo tag và kết nối với trigger
  • Bước 3. Xem trước và kiểm tra tag có hoạt động không
  • Bước 4. Tạo Goal kết nối với Google Analytics
  • Bước 5. Xem báo cáo và kiểm tra mục tiêu có thành công không trên Google Analytics

 

Hi vọng thông qua bài viết trên, marketer nói chung hoặc người quản lý website nói riêng đã biết cách tracking form bằng Google Tag Manager. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến Digital Marketing, đặc biệt về là hiệu quả performance, bạn có thể hỏi các chuyên gia của chúng tôi trên ứng dụng Askany ngay hôm nay.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng