Tự tracking outbound bằng Google Analytics qua 5 bước đơn giản

Tự tracking outbound bằng Google Analytics qua 5 bước đơn giản

13/11/2023

547

0

Chia sẻ lên Facebook
Tự tracking outbound bằng Google Analytics qua 5 bước đơn giản

Tracking outbound bằng google analytics như thế nào? Link outbound là link khi nhấp vào sẽ dẫn sang một domain khác. Đó có thể là trang web cùng hệ thống của doanh nghiệp hoặc của đối tác. Trang web của bạn rất có thể cũng chứa các link outbound. Theo mặc định, Google Analytics sẽ không có báo cáo nào về link outbound khi không có sự kiện nào theo dõi trong GA. Do đó, để tracking outbound bằng google analytics, bạn cần làm theo các bước trong bài viết dưới đây.

 

Nếu bạn là một marketer và muốn biết được người dùng có quan tâm đến các liên kết ngoài của mình hay không? Không biết được các liên kết ngoài có ảnh hưởng đến thứ hạng, lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của website hay không? Hãy liên hệ với các chuyên gia Tracking trên Askany, họ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn từ kinh nghiệm thực tiễn của mình.

Outbound link (còn gọi là liên kết ra ngoài, liên kết đi ra, liên kết thoát) là những liên kết trên trang web của bạn dẫn đến những trang web khác. Ví dụ, một liên kết đến trang B từ một trang A của bạn thì được tính là một outbound link.

Khi không sử dụng Google Tag Manager, nếu bạn muốn theo dõi outbound link trong Google Analytics, bạn phải yêu cầu các developer thêm mã theo dõi vào từng liên kết một cách thủ công. Điều này sẽ khiến mọi thứ phức tạp hơn và đòi hỏi sự can thiệp đều đặn từ đội ngũ lập trình.

 

Google Tag Manager là một giải pháp tối ưu cho bạn. Nó giúp bạn theo dõi hành vi người dùng trên trang web mà không cần phải thêm mã theo dõi vào từng outbound link cụ thể. Nó có thể tự động hóa, tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thực hiện thủ công.

 

Nếu bạn có nhiều trang web với các tên miền khác nhau, việc quản lý và theo dõi liên kết sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn không cần yêu cầu nhà phát triển thêm mã theo dõi vào từng liên kết mỗi khi có thay đổi. Thay vào đó, chỉ cần cấu hình Google Tag Manager một lần và để nó hoạt động.

 

Ngoài ra, Tracking outbound link có nhiều lợi ích cho bạn, chẳng hạn như:

  • Giúp bạn hiểu được hành vi và sở thích của người dùng, từ đó bạn có thể cung cấp nội dung phù hợp hơn, tăng sự hài lòng và gắn kết của họ với trang web của bạn.
  • Giúp bạn đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo hoặc liên kết đối tác của bạn, từ đó bạn có thể tối ưu hóa ngân sách và chiến lược marketing của bạn.
  • Giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp. Bằng cách giảm thiểu số lượng outbound link không cần thiết, tăng cường các outbound link có giá trị, và tạo ra các outbound link thân thiện với người dùng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Có nhiều cách để tracking outbound link trên Google Analytics, nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn hai cách phổ biến và dễ thực hiện nhất, đó là:

 

Sử dụng Google Tag Manager (GTM): Đây là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn quản lý và triển khai các mã theo dõi (tag) mà không cần phải can thiệp vào mã nguồn của trang web. Bằng cách sử dụng GTM, bạn có thể tracking outbound link một cách tự động và chính xác, mà không cần phải thêm bất kỳ mã nào vào trang web của bạn.

 

Sử dụng mã JavaScript: Đây là một cách thủ công, yêu cầu bạn phải thêm một đoạn mã JavaScript vào trang web của bạn, để gửi các sự kiện (event) cho Google Analytics khi người dùng nhấp vào các outbound link. Bạn có thể tùy chỉnh mã JavaScript theo nhu cầu của bạn, nhưng bạn cũng cần phải chú ý đến các vấn đề về tương thích trình duyệt và tốc độ tải trang.

>>> Tham khảo: Khóa học tracking từ A - Z dành cho người mới

Trước tiên, bạn cần biết cách sử dụng Google Analytics và Google Tag Manager và đồng thời phải có tài khoản admin.

 

Theo mặc định, Google Tag Manager không theo dõi các sự kiện nhấp chuột, do đó bạn phải tự định cấu hình nó. Bạn có thể tự kiểm tra điều này bằng cách bật chế độ “Preview” và truy cập trang web của mình, sau đó thử nhấp vào trang web không có sự kiện nhấp chuột nào được thiết lập ngoài 3 event mặc định pageview, DOM Ready, Window Loaded như hiển thị bên dưới.

tracking outbound bằng google analytics

 

Khi người dùng nhấp chuột vào một liên kết trên trang web, liên kết sẽ được kích hoạt và chuyển hướng họ đến trang đích được chỉ định, dựa trên thuộc tính "href" của thẻ.

 

Để tracking link outbound, chúng ta cần phải theo dõi sự kiện click (nhấp chuột) trên mọi liên kết đến website và chỉ xác định những link có domain khác với website của bạn. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng Google Tag Manager (GTM).

Bước 1: Truy cập tài khoản Google Tag Manager của bạn

Để tracking event nhấp chuột, bạn cần cấu hình sự kiện nhấp chuột vì GTM mặc định không kích hoạt sự kiện này. Sau khi truy cập tài khoản, thực hiện các bước sau:

.

Sau khi truy cập tài khoản, bạn hãy chọn:

  • Chọn "Variable" từ menu bên trái.
  • Tại khu vực "Built-in Variables", chọn "configure" ở mục "Built-in Variables" để thiết lập các biến mà Google đã cấu hình sẵn.

tracking outbound bằng google analytics

Bạn đánh dấu vào tất cả các biến "click":

  • Click Element
  • Click Classes
  • Click ID
  • Click Target
  • Click URL
  • Click Text

tracking outbound bằng google analytics

Theo mặc định, sau khi kích hoạt biến lưu trữ giá trị click thì sự kiện click chuột trong GTM vẫn chưa được kích hoạt. Do đó, bạn cần tạo một Trigger để kích hoạt sự kiện này.

Bước 2: Tạo Trigger ghi nhận sự kiện click chuột

Truy cập mục Triggers và chọn New để bắt đầu tạo Trigger.

tracking outbound bằng google analytics

Tiếp theo, bạn chọn sự kiện “All Elements

tracking outbound bằng google analytics

Kế đến, bạn có thể đặt tên “Click All” cho trigger này và lưu lại

tracking outbound bằng google analytics

Bạn có thể bật chế độ “Preview” xem trước để kiểm tra

tracking outbound bằng google analytics

Sau đó truy cập vào website xem sự kiện click chuột có được kích hoạt không?

Hãy thử click vào trang web bạn sẽ thấy sự kiện click hoạt động như thế nào như hình dưới đây.

tracking outbound bằng google analytics

Bắt đầu theo dõi sự kiện click chuột để tracking link outbound bằng cách giữ phím Ctrl và click chuột vào liên kết (link điều hướng sang domain khác).

 

Lưu ý rằng giữ phím Ctrl sẽ mở một tab mới trên trình duyệt, lúc này bạn sẽ quan sát được sự kiện click chuột mà không chuyển hướng đến trang đích. Ngược lại, nếu bạn không giữ phím Ctrl, bạn sẽ được điều hướng sang trang đích link bạn vừa nhấp (trang google tag manager như trong ví dụ này)

 

Sau khi thực hiện click chuột, bạn mở trình xem trước và chọn Variable trong menu. Các giá trị của sự kiện click, như Click Element, Click Text, và Click URL, sẽ hiển thị.

 

Chú ý rằng tất cả các biến này có giá trị là "https://tagmanager.google.com/#/home" như hình bên dưới.

tracking outbound bằng google analytics

Chúng ta đã xác định được giá trị của link outbound là “https://tagmanager.google.com“.

Quay trở lại bảng điều khiển của GTM và thực hiện các bước sau:

  • Chọn Triggers trong menu bên trái.
  • Chọn trigger "Click All" bạn đã tạo trước đó.
  • Trong mục "This trigger fires on", chọn "Some Clicks".
  • Trong mục "Conditions", bạn có thể chọn một trong các Element có chứa giá trị phía trên. Đối với trường hợp này, chọn Click URL với điều kiện chứa domain "tagmanager.com.vn".
  • Lưu lại với tên mới là “Link Outbound”.

tracking outbound bằng google analytics

tracking outbound bằng google analytics

Đối với việc tracking tất cả link outbound, bạn có thể chọn 2 điều kiện:

  • Điều kiện 1: “Không chứa domain của bạn”.
  • Điều kiện 2: “Bắt đầu với: https” để tránh nhầm lẫn khi người dùng nhấp vào khoảng trắng vẫn tính là link outbound.

Hãy tham khảo hình bên dưới.

tracking outbound bằng google analytics

  • Tại menu Tags, chọn New để tạo thẻ mới.
  • Tại Tag Configuration, chọn loại thẻ Universal Analytics.
  • Chọn Track type là Event (Sự kiện).
  • Đặt Categories là “link outbound”.
  • Đặt Action là "click".
  • Đặt Label bằng cách chọn biến Click URL.
  • Chọn Google Analytics Settings và chọn biến ID Google Analytics của bạn.
  • Dưới phần Triggering, chọn trigger "Link Outbound" bạn đã tạo trước đó.
  • Đặt tên cho Tag và lưu lại.

tracking outbound bằng google analytics

Để kiểm tra cấu hình tracking link outbound, bạn quay trở lại trang web và nhấp vào link để kiểm tra thẻ "Link Outbound" có được kích hoạt không.

tracking outbound bằng google analytics

Bạn cũng có thể kiểm tra trong báo cáo Real Time trên Google Analytics.

tracking outbound bằng google analytics

Cuối cùng, sau khi kiểm tra và đảm bảo rằng cấu hình là chính xác, nhấn Submit trong tài khoản Google Tag Manager để kích hoạt cấu hình của bạn.

tracking outbound bằng google analytics

Bước 5: Xem báo cáo trong Google Analytics

Sau khi xuất bản, bạn có thể xem báo cáo về outbound link trong Google Analytics. Bạn vào phần Behavior, chọn Events, và chọn Top Events. Bạn sẽ thấy Outbound Link Click là một trong những Category của các sự kiện. Bạn nhấp vào nó để xem chi tiết về các Action và Label của các outbound link. Bạn cũng có thể sử dụng các bộ lọc, phân tích phân đoạn, hoặc tạo các báo cáo tùy chỉnh để phân tích dữ liệu theo nhu cầu của bạn.

 

Ngoài ra bạn cần tìm hiểu thêm về cách cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager để tối ưu và đo lường nhé.

 

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách tracking outbound bằng google analytics qua một vài bước đơn giản. Nếu bạn không muốn sử dụng Google Tag Manager, bạn có thể sử dụng mã JavaScript để tracking outbound link tùy theo nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn biết thêm tracking sự kiện điền form bằng Google Tag Manager, Theo dõi tìm kiếm trên trang web bằng Google Analytics,... hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan đến GA. Hãy liên hệ với các chuyên gia Marketing hàng đầu của chúng tôi trên Askany.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng