Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

06/02/2023

1810

0

Chia sẻ lên Facebook
Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam đang gia tăng một cách đáng báo động. Bạn nhận thấy con em mình có những dấu hiệu bất thường so với các bạn đồng trang lứa? Bạn lo lắng rằng tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhưng tổn thương về thể xác và tinh thần cho con? Bạn muốn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như những phương pháp điều trị hiện nay. Đừng lo, Topchuyengia sẽ chia sẻ cho bạn những nguyên nhân, triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em một cách hiệu quả.

 

Bài viết dưới đây được tổng hợp thông tin từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý hàng đầu Việt Nam. Họ là những người tận tâm và có niềm đam mê nhiệt huyết với nghề. Nếu bạn muốn điều trị dứt điểm sớm tình trạng bất ổn tâm lý cho con, hãy liên hệ trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tâm thần ở những bệnh viện lớn này thông qua ứng dụng Askany. Dưới đây là những  thông tin về căn bệnh tự kỷ ở trẻ em mà bạn cần phải biết.

Tự kỷ ở trẻ là bệnh gì ?

Tự kỷ ở trẻ em được cho là bệnh lý của não bộ, hình thành do các rối loạn phát triển thần kinh. Trẻ bị tự kỷ sẽ xuất hiện những bất thường về sinh hóa thần kinh liên quan đến Serotonin, Dopamine và Catecholamine.

Chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam đang có dấu hiệu gia tăng

Những biểu hiện chung thường thấy của trẻ tự kỷ là: tương tác xã hội kém, giao tiếp và hành vi bất thường, sở thích thu hẹp và rập khuôn. Bên cạnh đó trẻ tự kỷ thường xuất hiện những rối loạn cảm giác và tăng động.

 

Bệnh tự kỷ ở trẻ em còn do có mối liên hệ bất thường giữa não giữa, tiểu não với vỏ não, khiến cho trẻ trở nên quá nhạy cảm hoặc kém nhạy cảm đối với những kích thích từ môi trường bên ngoài. Bệnh này cực kỳ nguy hiểm đối với quá trình trưởng thành của trẻ về thể xác lẫn tinh thần. Vậy các bậc phụ huynh đã biết những dấu hiệu nào cảnh báo bệnh tự kỷ ở trẻ em hay chưa?

Các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ em thường gặp

Chứng tự kỷ ở trẻ em đôi khi có thể khác nhau giữa bé gái và bé trai. Ví dụ, các bé gái mắc chứng tự kỷ có thể trầm tính hơn, có thể che giấu cảm xúc của mình giỏi hơn và có thể đối phó với các tình huống xã hội tốt hơn. Điều này có nghĩa là bệnh tự kỷ có thể khó phát hiện hơn ở các bé gái so với bé trai. Vậy đâu là dấu hiệu thường gặp báo hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ em?

 

Bệnh tự kỷ ở trẻ em sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bao gồm:

  • Không trả lời khi được gọi tên. 
  • Tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người.
  • Không cười khi người khác cười với trẻ.
  • Tỏ ra rất khó chịu nếu bé không thích một mùi vị, mùi hoặc âm thanh nào đó.
  • Các cử động lặp đi lặp lại thường xuyên, chẳng hạn như vỗ tay, búng ngón tay hoặc đung đưa cơ thể.
  • Không nói nhiều như những đứa trẻ khác cùng trang lứa.
  • Lặp đi lặp lại các cụm từ tương tự.

Tự kỷ ở trẻ lớn sẽ xuất hiện một số dấu hiệu bao gồm:

  • Dường như không hiểu những gì người khác đang cảm nhận và suy nghĩ.
  • Cảm thấy rất khó khăn để biểu lộ cảm xúc của mình và những gì mình cảm nhận.
  • Có một số thói quen hàng ngày và rất khó chịu nếu ai đó thay đổi nó.
  • Có hứng thú với một số môn học hoặc hoạt động nhất định.
  • Trở nên rất khó chịu nếu bạn yêu cầu trẻ làm điều gì đó.
  • Cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn hoặc thích ở một mình.
  • Hiểu mọi thứ theo nghĩa đen – ví dụ, họ có thể không hiểu những cụm từ như "gãy chân". 

Xem thêm: Giá tư vấn trẻ em bị tự kỷ online hiện nay - Tham khảo ngay !!!

Phân loại chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

Người ta phân loại bệnh tự kỷ ở trẻ em qua 3 nhóm sau: theo mức độ, theo thời điểm, theo IQ.  

Theo mức độ

Bệnh tự kỷ ở trẻ em được chia thành một số mức độ phổ biến sau: 

Tự kỷ mức độ nhẹ: trẻ em ở giai đoạn này có thể giao tiếp bằng mắt với người đối diện tương đối bình thường, tuy nhiên có hạn chế giao tiếp với người ngoài. Trẻ có thể học được các động tác đơn giản và một số kỹ năng chơi, nói tương đối bình thường như các bạn cùng trang lứa.

 − Tự kỷ mức trung bình: Ở giai đoạn này, trẻ vẫn có thể giao tiếp bằng mắt nhưng cũng giao tiếp với người ngoài hạn chế, có khả năng nói được nhưng cũng hạn chế.

Tự kỷ mức độ nặng: Khi đến giai đoạn này, trẻ sẽ không còn khả năng giao tiếp bằng mắt như những đứa trẻ bình thường. Chúng không giao tiếp với người ngoài và không nghiêm trọng hơn là không nói được. 

  • Một số trẻ gặp khó khăn khi học kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như mặc quần áo, tự chăm sóc và đi vệ sinh.
  • Trẻ có thể bị phụ thuộc nhiều vào người lớn và không thể tự sinh hoạt bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Theo thời điểm mắc bệnh tự kỷ

Tự kỷ điển hình (hay còn gọi là tự kỷ bẩm sinh): trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng tự kỷ khá sớm, thường sẽ bộc phát trong 3 năm đầu tiên kể từ khi chào đời.

 

Tự kỷ không điển hình (hay còn gọi là tự kỷ mắc phải): trong 3 năm đầu tiên, trẻ sẽ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp một cách bình thường. Nhưng sau đó, triệu chứng tự kỷ bắt đầu xuất hiện dần dần và có sự hạn chế về ngôn ngữ giao tiếp.

Theo chỉ số IQ

Trẻ tự kỷ có chỉ số IQ cao và nói được: Trẻ sẽ không có những hành vi tiêu cực tuy nhiên rất thụ động. Một số trẻ còn xuất hiện các hành vi bất thường. Trẻ có thể biết đọc sớm (khoảng từ 2 - 3 tuổi) nhưng lại có các hành vi bất thường trong việc sinh hoạt hàng ngày. Một số bé có kỹ năng nhìn tốt và nhận thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành. Nếu thuộc nhóm này, trẻ sẽ không có những hành vi tiêu cực tuy nhiên còn rơi vào tình trạng thụ động ở các tình huống trong cuộc sống.

Chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Nguyên nhân của bệnh tự kỷ ở trẻ em vẫn chưa được xác định

Trẻ tự kỷ có chỉ số IQ cao và không nói được: Nếu thuộc nhóm này, trẻ sẽ có những hành vi bất thường nhưng ở mức độ nhẹ. Khả năng nhìn vẫn tốt nhưng thường tự cô lập bản thân, hay giữ im lặng và tính tình rất bướng bỉnh. Đặc biệt, những trẻ ở nhóm tự kỷ này thường rất nhạy cảm với những kích thích âm thanh từ môi trường bên ngoài.

 

Trẻ tự kỷ có chỉ số IQ thấp và nói được: Trẻ có những hành vi bốc đồng như thường xuyên la hét to, có thể trở nên hung hãn khi lớn hơn. Song song đó, trí nhớ cũng kém phát triển và khó tập trung. Không chỉ vậy, trẻ còn hay nói lặp lại và lời nói không có nghĩa đầy đủ, không trọn vẹn và hoàn chỉnh một câu. Đó là một số biểu hiện của trẻ tự kỷ có khả năng nói nhưng chỉ số IQ thấp.

 

Trẻ tự kỷ có chỉ số IQ thấp và không nói được: Đối với nhóm này, trẻ sẽ thường xuyên giữ im lặng, cực kì nhạy cảm với tiếng ồn hoặc tiếng động xung quanh. Trẻ tự cô lập chính mình và không có bất kì mối quan hệ xã hội nào. Trẻ biết dùng một ít từ hoặc ít cử chỉ khi giao tiếp. Một số trẻ có sự quan tâm đặc biệt đến máy móc.


Ngoài ra, còn có 5 loại chứng tự kỷ ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo: 

 

- Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): Hội chứng này bao gồm các dấu hiệu bất thường trong một số lĩnh vực như: Chậm hoặc rối loạn ngôn ngữ giao tiếp, tương tác xã hội kém, xuất hiện hành vi định hình cùng với những mối quan tâm bị thu hẹp. Thường sẽ khởi phát khi trẻ trước 3 tuổi.

 

‎- Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): Thường có các dấu hiệu kém tương tác với xã hội. Tuy nhiên trẻ vẫn có quan hệ với người thân và có khả năng nói được. Nhưng cách giao tiếp sẽ bất thường. Khi mắc hội chứng Asperger, trẻ vẫn phát triển nhận thức như những bạn cùng trang lứa. Các dấu hiệu bất ‎thường ở trẻ sẽ xuất hiện sau 3 tuổi.

Liên quan: Rối loạn phổ tự kỷ nguy hiểm không?

Chứng tự kỷ của trẻ em ở Việt Nam
Các dấu hiệu bất ‎thường ở trẻ sẽ xuất hiện sau 3 tuổi

- Hội chứng Rett: đây là một rối loạn phát triển thần kinh xảy ra hầu hết là ở bé gái. Hội chứng Rett ước tính ảnh hưởng đến 1 trong mỗi 10.000 đến 15.000 trẻ nữ sinh ra đời. Dấu hiệu chính là sự hạn chế trong các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác, vận động xảy ra khi trẻ ở lứa tuổi 6 - 18 tháng. Ngoài ra, trẻ còn có những động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng.

 

- Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ CDD - (childhood disintegrative disorder): rối loạn tâm thần phân ly chính là sự thoái lùi phát triển đáng kể. Giai đoạn này thường xảy ra khi trẻ trước 10 tuổi, thường có các dấu hiệu về các kỹ năng: kiểm soát đại tiểu tiện, kỹ năng chơi và vận động, ngôn ngữ, xã hội.

 

- Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu PDD-NOS: Trẻ có những dấu hiệu bất thường thuộc một trong 3 lĩnh vực của tự kỷ điển hình nhưng không đủ để chẩn đoán được.

Xem thêm: Dấu hiệu người trưởng thành bị tự kỷ

Cảnh báo nguyên nhân dẫn đến trẻ em Việt Nam bị tự kỷ

Như đã nêu trên, nguyên nhân trẻ bị tự kỷ vẫn chưa được xác định nhưng có thể đến từ một trong những nguyên nhân phổ biến sau: 

Do gen di truyền

Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Gen di truyền được xác định là nguyên nhân hàng đầu

Gen di truyền được xác định là nguyên nhân hàng đầu. Nhóm gen có thể quy định một số bệnh tự kỷ ở trẻ em. Do đó, nếu trong gia đình có người đã hoặc đang bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ cao hơn những em bé khác.

Yếu tố môi trường

Nhiều trường hợp trẻ em khi sinh ra bình thường, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Nhưng trong quá trình lớn lên thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ có thể khiến bé cảm thấy cô độc. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ em.

Do mẹ bầu mắc một số bệnh trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu mắc phải một số bệnh do virus gây nên như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, nó có thể ảnh hưởng đến thần kinh thai nhi, và là nguyên nhân khiến nhiều bé bị tự kỷ sau khi ra đời.

Chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Nhiễm độc thai nghén có thể là nguyên nhân khiến con bị tự kỷ

Những bất thường ở não bộ

Trẻ khi mới sinh ra có thể gặp phải các bất thường ở não bộ, tổn thương não hoặc não  kém phát triển. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do (sinh non dưới 37 tuần, thiếu hoặc ngạt oxy não khi mẹ sinh bé ra, tình trạng vàng da nhân não sơ sinh, bé mới sinh bị suy dinh dưỡng chưa đến 2.5 kg,  chảy máu não, màng não sơ sinh,...)

Biện pháp phòng ngừa chứng tự kỷ ở trẻ em Việt Nam

Ba mẹ nên biết một số cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em ngay từ sớm. Việc này sẽ rất có lợi cho quá trình phát triển sau này của con.

Nên khám thai kỳ thường xuyên

Khám thai thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp nắm bắt tình hình sức khỏe của mẹ, cũng như giúp phát hiện sớm những bệnh lý mẹ mắc phải và các tình trạng bất thường có thể gây tổn thương não của thai nhi.

Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển

Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Yếu tố môi trường rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Yếu tố môi trường rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ba mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, vui chơi với con để giúp phát triển tốt nhất cả về thể chất và tinh thần.


Những năm đầu đời hoặc ngay khi con còn trong bụng, ba mẹ cần thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với con để kích thích bé biết nói sớm. Vận động thường xuyên cùng con sẽ là một biện pháp giúp ngăn ngừa chứng tự kỷ ở trẻ.

Khám sức khỏe cho con thường xuyên

Sức khỏe của con cũng nên là vấn đề được lưu tâm nhất. Việc khám sức khỏe định kì cho con có thể sẽ giúp ba mẹ phát hiện nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em sớm hơn. Từ đó, bố mẹ có thể đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn chặn tiến triển của bệnh và giúp bé được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

Quan tâm, chăm sóc con hằng ngày

Quan tâm, trò chuyện cùng con hằng ngày có thể giúp con không bị cô lập, cô đơn. Đây sẽ là một cách đơn giản nhưng cực kì cần thiết và có ý nghĩa để trẻ để không rơi vào tình trạng bị tự kỷ, đặc biệt là bệnh trầm cảm.

 

Không để cho con tập trung vào một hoạt động như xem điện thoại, tivi quá nhiều sẽ không những ảnh hưởng đến não bộ và mắt của trẻ mà còn có thể gây ra bệnh tự kỷ.

 

Cho con tham gia những hoạt động ngoại khóa sẽ giúp con cởi mở, hòa đồng hơn. Đây cũng là cách ngăn ngừa bệnh tự kỷ xảy ra với trẻ tốt nhất được những bác sĩ tâm lý trẻ em khuyên dùng.

Danh sách các bác sĩ tâm lý tự kỷ ở trẻ em

Chuyên viên tâm lý bệnh tự kỷ ở trẻ em - Vũ Cẩm Vân

Chuyên viên Vũ Cẩm Vân hiện đang công tác tại Khoa Tâm lý của Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Tại đây, cô thường có lịch thăm khám và điều trị cho bệnh nhân vào chiều thứ 4 (15h30 đến 16h30). Cô cũng từng tham gia nhiều buổi talkshow, chia sẻ kinh nghiệm với chuyên đề kỹ năng làm cha mẹ, các vấn đề trong đời sống hôn nhân – gia đình - tình yêu.

Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Chuyên viên tâm lý bệnh tự kỷ ở trẻ em - Vũ Cẩm Vân

Cô Cẩm Vân được đánh giá là người có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn trong nghề và luôn được bệnh nhân của họ cùng người nhà tin cậy. Cô cũng từng xuất hiện trên các mặt báo lớn, đài truyền hình nổi tiếng để giải đáp cho khán giả các vấn đề tâm lý trẻ em, hôn nhân gia đình. Vì thế, nếu bạn đang muốn tìm một bác sĩ điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em giỏi tại TPHCM thì đừng bỏ qua cái tên này. Khi đến bệnh viện khám, có thể bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức chờ đợi. Askany là một giải pháp thay thế tuyệt vời. Bạn có thể đặt lịch hẹn tư vấn online một cách dễ dàng và được bác sĩ tư vấn trực tiếp theo hình thức 1:1

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ bệnh viện: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. 
  • Số điện thoại của cô Cẩm Vân: 0905 897 789
  • Đặt lịch hẹn thông qua Askany

Thạc sĩ tâm lý trẻ em - Võ Thị Minh Huệ

Nếu thường xuyên tham gia các buổi nói chuyện chuyên về chủ đề làm cha mẹ, chắc chắn bạn sẽ biết đến cái tên Võ Thị Minh Huệ. Cô cũng là người thường xuyên xuất hiện trên báo, đài. Gần đây, cô đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều bậc phụ huynh cũng như các bạn thanh thiếu niên vì những chia sẻ hữu ích mà cô Huệ đem lại.

 

Cô cũng được biết đến là tác giả của nhiều đầu sách hay chia sẻ về kinh nghiệm và bí quyết nuôi dạy con như: “Cùng con trưởng thành”, “Tuổi dậy thì, không gì phải sợ!”, “Nói chuyện giới tính không khó!” ,… Không chỉ giữ vai trò là một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm lý giỏi tại TPHCM, c. Cô Huệ hiện còn là huấn luyện viên yoga và thiền, người sáng lập ra Trung tâm yoga và thiền Tâm Lý Trẻ nổi tiếng. Bác sĩ Huệ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sử dụng yoga và thiền để trị liệu tâm lý cho người lớn và trẻ em.

Chuyên gia chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ em
Chuyên chữa trị các bệnh tâm lý trẻ em - Thạc sĩ Võ Thị Minh Huệ

Thạc sĩ Minh Huệ thường khám định kỳ tại phòng khám Bệnh viện Nhi Đồng vào sáng thứ 5 và sáng thứ 7 hàng tuần. Tuy nhiên, lịch khám có thể thay đổi. Do đó, ba mẹ cũng có thể chọn biện pháp tư vấn online nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường nhẹ ở con em mình. Ứng dụng Askany sẽ là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời giúp kết nối bạn với những chuyên gia trị liệu chuyên điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 31 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1
  • Điện thoại: (08) 3822 0662
  • Đặt lịch hẹn thông qua Askany

Bác sĩ chữa trị tự kỷ ở trẻ em Lê Quốc Nam

Lê Quốc Nam là một bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM. Với nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm dày dặn, bác thường được mời trả lời trên các báo đài lớn cả nước. Do vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về năng lực và khả năng điều trị các vấn đề liên quan đến tâm lý bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Tự kỷ ở trẻ em
Bác sĩ chữa trị tự kỷ ở trẻ em Lê Quốc Nam

Bác cũng đã mở riêng cho mình phòng khám chuyên tư vấn và chữa trị các bệnh thần kinh và rối loạn tâm lý ở trẻ em như trầm cảm, stress, rối loạn ăn uống, mộng du, đái dầm, trẻ ít giao tiếp,… Sau khi khám, các bé có thể sẽ thực hiện một số trắc nghiệm và khảo sát tâm lý, để quá trình chẩn đoán được chính xác hơn. Nếu ở tỉnh xa và không thuận tiện cho việc di chuyển, bạn cũng có thể nhận sự tư vấn online 1:1 với bác sĩ qua ứng dụng Askany.

 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 5/35 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh. Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (08) 3510 3074 – Di động: 0903 887 413.
  • Thời gian khám: Thứ 2-7: 8h00 – 11h00 và 14h00 – 19h00,; Chủ nhật và ngày lễ nghỉ.
  • Đặt lịch hẹn thông qua Askany.

Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Anh Nhị

Bác sĩ Vũ Anh Nhị hiện đang đảm nhận các chức vụ quan trọng tại những tổ chức y tế lớn của thành phố như: chủ tịch Hội Thần kinh học TP. HCM, Trưởng bộ môn Thần Kinh Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, phó chủ tịch Hội Thần Kinh Việt Nam. 

Tự kỷ ở trẻ em Việt Nam
Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Anh Nhị chuyên trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công tác tại chuyên khoa Thần kinh của trường Đại học Y dược TPHCM và khoa Thần kinh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã giúp danh tiếng của bác Vũ Anh Nhị ngày càng được nhiều người biết đến. Bác được rất nhiều bệnh nhân và người nhà tin tưởng vì luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của họbệnh nhân. Chuyên môn của vị bác sĩ này chính là điều trị các vấn đề liên quan đến: trầm cảm, sa sút trí tuệ, thần kinh cơ, stress, mất ngủ, động kinh,...

 

Hiện tại, phòng khám của bác khá đông bố mẹ có thể phải đến trước vài tiếng để lấy số thứ tự cho con chứ không được lấy số qua điện thoại. Do vậy, nếu muốn tiết kiệm được thời gian chờ đợi, bạn có thể đăng kí tư vấn online qua ứng dụng Askany.


Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 273/16 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10.
  • Giờ khám: Từ 17h-19h các ngày từ thứ 2- 6, riêng sáng Chủ nhật từ 7h- 11h (thứ 7 nghỉ).
  • Điện thoại: (08) 3863 0323 (chỉ nhận điện thoại từ 16h đến 19h).
  • Đặt lịch hẹn thông qua Askany.

Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên

Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Mai Quyên là cái tên không thể thiếu trong danh sách những chuyên gia tâm lý điều trị tự kỷ ở trẻ em. Cô là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng và đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực điều trị tâm lý nhi.

 

Cô Phan Thị Mai Quyên còn đảm nhận một số vai trò như: Chuyên viên tâm lý trị liệu cho trẻ tự kỷ tại trường chuyên biệt Ước Mơ quận 10;, Chuyên viên hỗ trợ tâm lý cho trẻ tự kỷ, tham vấn cho tổng đài 08.1088, đặc biệt là hỗ trợ về tâm lý thanh niên công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. 

 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10.
  • Lưu ý: Đến khám trực tiếp từ thứ 2 đến hết buổi sáng 7 hoặc đặt lịch hẹn trước qua số điện thoại: (08) 3868 3496.
  • Đặt lịch hẹn thông qua Askany.

 

Đó là một số thông tin mà Topchuyengia muốn chia sẻ với bạn về vấn đề tự kỷ ở trẻ em Việt Nam. Nếu bạn đang là bậc cha mẹ và cảm thấy con mình có những dấu hiệu bất bình thường và cần sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia, hãy tải ngay ứng dụng Askany. Thông qua ứng dụng này, bạn có thể đặt lịch hẹn tư vấn 1:1 qua hình thức online hoặc offline với những bác sĩ tâm thần và chuyên gia hàng đầu. Họ sẽ đưa ra lời khuyên, tham gia chẩn đoán, tư vấn hoặc trị liệu cho con em bạn nếu trẻ có vấn đề về tâm lý cần được giải quyết.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

 

Tải ứng dụng Askany để được nhận hỗ trợ từ các chuyên gia:

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng