Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

06/02/2023

1326

0

Chia sẻ lên Facebook
Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người trưởng thành đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng. Bệnh tự kỷ không được chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vậy đâu là nguyên nhân mắc bệnh, triệu chứng của bệnh là gì và có những phương pháp điều trị hiệu quả nào? hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết về căn bệnh này.

 

Những nội dung được đăng tải trên website này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc tham khảo. Việc áp dụng các phương pháp chữa trị còn tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể và phải được giám sát kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa. Do đó nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc chứng tự kỷ, bạn nên nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần của Askany. Họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm trong việc điều trị cho bệnh nhân tự kỷ. Với sự đồng hành và tư vấn trực tiếp 1:1 từ họ, căn bệnh này sẽ được đẩy lùi và giúp bệnh nhân có thể tái hòa nhập với cuộc sống bình thường.

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn

Bệnh tự kỷ ở người trưởng thành được gây nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả gen di truyền và môi trường sống.

nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn
Không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin và rối loạn phổ tự kỷ

 

Cụ thể như:

  • Do di truyền: Một số gen di truyền được kiểm chứng là có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ. 
  • Do môi trường: các yếu tố như nhiễm virus, thuốc hoặc biến chứng khi mang thai, hoặc các chất gây ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân kích hoạt rối loạn phổ tự kỷ ở người lớn.

Xem thêm: Giá tư vấn tự  kỷ trẻ em online cùng các chuyên gia

Không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin và rối loạn phổ tự kỷ: một số người tranh cãi rằng các loại vắc-xin khi được tiêm ở thời thơ ấu gây nên chứng tự kỷ. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm. Nếu bạn tránh tiêm chủng cho trẻ em vì sợ trẻ bị tự kỷ có thể khiến trẻ và những người khác gặp nguy hiểm. Cụ thể trẻ có nguy cơ mắc và lây các bệnh nghiêm trọng, bao gồm ho gà, sởi hoặc quai bị.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn

Những dấu hiệu tự kỷ ở người lớn
Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn thường gặp

Các dấu hiệu phổ biến của chứng tự kỷ ở người trưởng thành bao gồm:

  • Khó nói chuyện.
  • Thiếu suy nghĩ khi nói.
  • Xuất hiện tiếng ồn không tự chủ hoặc giọng nói lặp đi lặp lại trong đầu.
  • Khó tạo hoặc duy trì tình bạn thân thiết.
  • Lo lắng về các tình huống xã hội.
  • Khó kết bạn hoặc thích ở một mình.
  • Tỏ ra thẳng thừng, thô lỗ hoặc không quan tâm đến người khác. 
  • Khó biểu đạt cảm xúc.
  • Có cùng một thói quen hàng ngày và rất lo lắng nếu nó thay đổi.

Bạn cũng có thể có các dấu hiệu khác, như:

  • Không hiểu các "quy tắc" xã hội.
  • Tránh giao tiếp bằng mắt.
  • Đến quá gần người khác hoặc rất khó chịu nếu ai đó chạm vào hoặc quá gần bạn.
  • Để ý đến các tiểu tiết nhỏ như mùi hoặc âm thanh mà những người khác không thấy.
  • Quan tâm đến các môn học hoặc một hoạt động nhất định.
  • Thích lên kế hoạch mọi thứ cẩn thận trước khi thực hiện chúng.
     

Ngoài ra, những dấu hiệu tự kỷ đôi khi có thể khác nhau ở phụ nữ và nam giới. Thông thường, khi phụ nữ mắc chứng tự kỷ, họ ít nói và có thể trầm lặng hơn. Họ có thể tìm mọi cách để che giấu cảm xúc của mình và có khả năng đối phó tốt hơn với các tình huống xã hội. Do đó bệnh tự kỷ sẽ khó nhận ra ở nữ giới hơn so với nam giới.

Xem thêm: Bệnh tự kỷ ở trẻ em Việt Nam như thế nào

Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở người trưởng thành bằng cách nào?

Các nhà tâm lý học lâm sàng đã phát triển các xét nghiệm khác nhau để giúp chẩn đoán ASD ở người lớn. Người trưởng thành khi nghi ngờ mình mắc chứng tự kỷ, họ có thể làm bài kiểm tra tự đánh giá dành cho người lớn như ADOS 2 Module 4, ADI-R và 3Di Adult.. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy những bài kiểm tra tâm lý này trên Internet. Mặc dù chúng không thể đưa ra chẩn đoán chính xác 100%, nhưng các bài test này cũng là nền tảng cơ bản để bạn nắm bắt tình trạng bệnh của mình.

 

Người mắc ASD - rối loạn phổ tự kỷ, thường gặp sẽ gặp khó khăn với các kỹ năng xã hội, tình cảm, và giao tiếp. Họ có thể lặp lại đi lặp lại những hành vi nhất định và không muốn thay đổi các hoạt động hàng ngày của mình. Nhiều người mắc ASD cũng có những cách học tập, chú ý, hoặc phản ứng khác biệt so với người bình thường. Các dấu hiệu của ASD bắt đầu vào đầu đời và thường sẽ kéo dài suốt đời. 

Tự kỷ ở người lớn
Lặp lại những hành vi nhất định và không muốn thay đổi các hoạt động hàng ngày

Những người không được chẩn đoán bệnh trong những năm còn trẻ có thể sau này sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn, khó nhận ra hơn. Đôi khi, những người như vậy có thể không bao giờ được chẩn đoán nữa.

 

Nếu bệnh đã sống chung với ASD một thời gian, họ có thể che giấu các dấu hiệu và triệu chứng tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng một trong những xét nghiệm chẩn đoán phổ biến cho chứng tự kỷ ở người trưởng thành ADOS-2, có thể khá đáng tin cậy. Nhưng bác sĩ tâm thần cần nhận ra các triệu chứng của một người để giới thiệu họ đi xét nghiệm.

Phương pháp chữa trị

Tự kỷ ở người trưởng thành
Một số người trưởng thành có thể khó sống chung với bệnh tự kỷ

Một số người trưởng thành có thể khó sống chung với bệnh tự kỷ. Họ có thể tránh né các tương tác xã hội, lặp đi lặp lại các thói quen, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh.


Những người trưởng thành gặp phải các triệu chứng này có thể gặp khó khăn trong việc sống độc lập hàng ngày. Tuy nhiên, cũng có một số người lớn mắc chứng tự kỷ có trí thông minh cao, trí nhớ mạnh mẽ, khả năng suy đoán tuyệt vời trong các lĩnh vực cụ thể. Những đặc điểm khác có thể bao gồm khiếu hài hước độc đáo và ý thức mạnh mẽ về công bằng và công lý. Sau đây là phương pháp chữa trị từ các chuyên gia.

Trị liệu

Cũng như những người mắc chứng bệnh thần kinh, người tự kỷ có thể sẽ mau khỏi bệnh nếu học được thăm khám bởi các bác sĩ trị liệu khi học đang gặp phải tình trạng lo lắng, căng thẳng trong công việc hoặc cảm giác bị cô lập.

Bệnh tự kỷ ở người trưởng thành
Thăm khám bởi các bác sĩ trị liệu khi đang gặp phải tình trạng lo lắng

Các bác sĩ tâm thần có thể giới thiệu người tự kỷ những phương pháp hiệu quả chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy). Phương pháp này có thể giúp giải quyết những thách thức mà ASD đem lại, chẳng hạn như có những suy nghĩ cứng nhắc. Liệu pháp có thể diễn ra riêng lẻ hoặc trong một nhóm hoặc gia đình.

Phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng có thể giúp người tự kỷ đối phó với những thách thức liên quan đến nghề nghiệp. Nó cho phép họ khám phá khả năng học cao hơn, làm tình nguyện viên hoặc thay đổi công việc.

 

Một số người tự kỷ có thể cảm thấy nơi làm việc của họ không thoải mái nếu quá ồn ào, quá sáng hoặc phải đi lại lâu. Người sử dụng lao động có thể thực hiện các bước để hỗ trợ người tự kỷ tại nơi làm việc, bằng cách tạo điều kiện thích hợp cho nhân viên mắc chứng tự kỷ. Người tự kỷ có thể phát triển ở nơi làm việc phù hợp và với sự hỗ trợ đầy đủ.

Kết nối với những người tự kỷ khác

Một số người tự kỷ có thể thấy đồng cảm khi được kết nối với những người tự kỷ khác, những người có thể đang trải qua những điều tương tự. Một số người có thể tham gia các nhóm và diễn đàn trực tuyến hoặc tại các buổi hội thảo hỗ trợ trực tiếp.

Bệnh tự kỷ ở người trưởng thành
Kết nối với những người tự kỷ khác

Tương tác với những người lớn tự kỷ khác có thể khiến cho người tự kỷ hình thành những ý tưởng mới về những điều họ có thể làm trong cuộc sống của chính họ. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiếp cận với những người bạn tự kỷ có thể mang lại lợi ích tích cực cho cuộc sống của người tự kỷ.

Thuốc

Thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn ASD, nhưng một số loại thuốc theo toa của các bác sĩ có thể giảm bớt tình trạng bệnh này. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ chấp thuận một số loại thuốc giúp điều trị các triệu chứng đặc hiệu ASD ở trẻ em. Người lớn nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi thử bất kỳ loại thuốc nào.

Tìm đến các bác sĩ, chuyên gia

Nếu bạn cảm thấy bệnh tình của mình ngày một trở nặng thì biện pháp tốt nhất là hãy tìm đến các bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt. Họ sẽ là người thăm khám, tư vấn và đưa ra lời khuyên giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu bạn cảm thấy không muốn đến chỗ đông người hoặc ngại phải tiếp xúc với người lạ, bạn vẫn có thể nhận tư vấn của các bác sĩ bằng hình thức online qua ứng dụng Askany ngay trong hôm nay.

XEM THÊM:

 

Đó là một số thông tin về bệnh tự kỷ ở người trưởng thành mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc những người thân yêu của mình đang có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua ứng dụng Askany. Bạn sẽ được hỗ trợ đặt lịch hẹn và tư vấn 1:1 với đội ngũ bác sĩ và các chuyên gia tâm lý đầu ngành giỏi nhất hiện nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng