Cách SEO Google Map lên TOP bền vững chỉ trong 3 tuần

Cách SEO Google Map lên TOP bền vững chỉ trong 3 tuần

18/04/2024

2863

0

Chia sẻ lên Facebook
Cách SEO Google Map lên TOP bền vững chỉ trong 3 tuần

SEO Google Map là một công việc khá quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, bởi vì đây không chỉ là một công cụ giúp người dùng tìm kiếm đường đi đến địa điểm mong muốn, mà còn là một cách mang đến cho doanh nghiệp sự nhận diện và dễ dàng tìm thấy trên nền tảng bản đồ này hơn. Nhưng làm thế nào để thực hiện SEO Google Map một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Topchuyengia khám phá chi tiết thông qua tại bài viết ngay sau đây!

 

Bạn đang phân vân việc lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn một công ty SEO uy tín, hoặc nếu như bạn đang gặp bất cứ vấn đề gì về cách SEO Local, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia SEO tại ứng dụng Askany, họ đều là những “bậc thầy” lão làng trong lĩnh vực SEO Map, đảm bảo có thể tư vấn và đưa ra giải pháp SEO tốt nhất dành cho doanh nghiệp của bạn.

 

SEO Google Maps mang lại vô số lợi ích cho doanh nghiệp mà lại không tốn quá nhiều chi phí và thời gian. Chỉ cần làm theo các bước SEO được hướng dẫn dưới đây, bạn có thể thực hiện chiến lược SEO Google Maps thành công và tăng lượt chuyển đổi hiệu quả.

  • Bước 1: Đăng ký, xác minh tài khoản Google My Business
  • Bước 2: Tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp
  • Bước 3: Tối ưu hình ảnh và GeoTag
  • Bước 4: Tạo Schema Local Business
  • Bước 5: Đăng bài trên Google My Business
  • Bước 6:Tương tác và tăng đánh giá từ người dùng
  • Bước 7: Sử dụng Backlink và Citation về Map

SEO Google Maps là gì?

SEO Google Maps (Local SEO) là chiến lược tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps. Để cải thiện và gia tăng khả năng hiển thị doanh nghiệp trên top đầu trong kết quả tìm kiếm địa phương. Giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy được sản phẩm, dịch vụ và địa chỉ cửa hàng, khi họ search từ khóa liên quan đến doanh nghiệp.

Lĩnh vực kinh doanh nào nên SEO Google Map
Có đến 76% khách hàng ghé cửa hàng thông qua Google Maps

Lợi ích khi làm SEO Google Maps

  • Tăng cường khả năng hiển thị trong tìm kiếm địa phương: khi người dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ tại khu vực, địa phương cụ thể, Google Maps sẽ hiển thị các hồ sơ doanh nghiệp được tối ưu SEO trên top đầu.
  • Google Maps sẽ hiển thị doanh nghiệp với khách hàng search đúng từ khóa liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giúp tiếp cận được những khách hàng tiềm năng đang có nhu cầu thực tế, gia tăng cơ hội bán hàng.
  • Thúc đẩy lưu lượng truy cập website: khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và quy trình mua hàng thông qua website được doanh nghiệp cung cấp trên hồ sơ.
  • Xây dựng uy tín thương hiệu: Một hồ sơ Google Maps được cập nhật đầy đủ thông tin gồm SĐT, mã số thuế, email, website, địa chỉ,... hình ảnh chất lượng cao sẽ giúp doanh nghiệp trông chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn, từ đó xây dựng uy tín và lòng tin với khách hàng.

Google Maps nâng cao thứ hạng qua yếu tố nào?

Có 3 yếu tố chính để Google Maps nâng cao xếp hạng doanh nghiệp: Mức độ liên quan, khoảng cách và mức độ nổi bật. 

Mức độ liên quan:

Hồ sơ của doanh nghiệp trùng khớp với nội dung tìm kiếm của người dùng. Hãy cập nhật đầy đủ thông tin và tối ưu hóa thân thiện với Google để doanh nghiệp được Google hiểu rõ hơn và hiển thị với các kết quả tìm kiếm có liên quan.

Khoảng cách:

Được tính từ vị trí của doanh nghiệp so với vị trí của khách hàng đã nêu trong nội dung tìm kiếm. Vị trí càng gần, cơ hội hiển thị của doanh nghiệp càng cao.

Đánh giá 5 sao trên Google Maps
Tăng đánh giá 5 sao để tăng hiển thị trên kết quả tìm kiếm

Mức độ nổi bật:

Đánh giá mức độ nổi tiếng của doanh nghiệp trên internet, Google sẽ xem xét các yếu tố như đường liên kết ngoài, bài viết, thứ hạng từ khóa trong kết quả tìm kiếm trên web, số lượng bài đánh giá của khách hàng trên Google. Yêu cầu là các chỉ số này phải tích cực và nhận sự hài lòng từ khách hàng. 

XEM THÊM:

Hướng dẫn cách SEO Google Map lên TOP bền vững

Công việc SEO Map (nâng cao thứ hạng trong kết quả tìm kiếm tại địa phương trên Google) cũng khá đơn giản như SEO một website, bạn cần phải thực hiện đầy đủ các bước hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng ký và xác minh Google My Business

Google My Business là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn quản lý thông tin và hồ sơ của doanh nghiệp trên Google Map và kết quả tìm kiếm. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để SEO Google Map.

Đăng ký và xác minh Google My Business
Đăng ký tài khoản Google My Business

Để đăng ký và xác minh Google My Business, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Truy cập vào trang https://www.google.com/business/ và nhấn vào “Start now”.
  • Nhập tên doanh nghiệp và chọn từ danh sách gợi ý hoặc tạo mới.
  • Chọn loại hình danh mục để xác định công việc kinh doanh chính cho doanh nghiệp.
  • Nhập địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chọn vị trí ghim trên bản đồ.
  • Nhập số điện thoại và website (nếu có) của doanh nghiệp.
  • Chọn phương thức xác minh doanh nghiệp, thường là qua thư hoặc điện thoại.
  • Nhận mã xác minh từ Google và nhập vào trang quản lý Google My Business.
  • Điều quan trọng cần lưu ý khi tại hồ sơ GMB là phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Google.

Bước 2: Tối ưu hóa thông tin trên Google My Business

Sau khi xác minh thành công Google My Business, bạn cần tối ưu hóa các thông tin trên hồ sơ của doanh nghiệp, để giúp người dùng có được cái nhìn tổng quan và chính xác về doanh nghiệp. Các thông tin cần tối ưu hóa bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp: Sử dụng tên chính thức và đầy đủ của doanh nghiệp, tránh sử dụng các từ khóa hoặc ký tự đặc biệt không liên quan.
  • Địa chỉ: Nhập địa chỉ chính xác và đầy đủ của doanh nghiệp, bao gồm số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố và mã bưu điện. Sau đó kiểm tra lại vị trí của doanh nghiệp trên bản đồ và điều chỉnh nếu cần.
  • Số điện thoại: Nhập số điện thoại chính thức và hoạt động của doanh nghiệp, để người dùng có thể liên hệ với bạn một cách dễ dàng. Sử dụng định dạng chuẩn cho số điện thoại, ví dụ: +84 28 1234 5678.
  • Website: Nếu bạn có website cho doanh nghiệp, hãy nhập địa chỉ website vào Google My Business, để người dùng có thể truy cập vào website để biết thêm thông tin. Sử dụng định dạng chuẩn cho website, ví dụ: https://www.example.com.
tối ưu seo google map
Nhập đầy đủ các thông tin trên hồ sơ của doanh nghiệp
  • Danh mục kinh doanh: Chọn danh mục kinh doanh phù hợp nhất với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, để Google có thể hiển thị doanh nghiệp của bạn cho các từ khóa liên quan. Có thể chọn thêm các danh mục phụ để mô tả chi tiết hơn về doanh nghiệp.
  • Giờ mở cửa: Nhập giờ mở cửa và đóng cửa của doanh nghiệp vào Google My Business, để người dùng biết được khi nào họ có thể đến hoặc liên hệ với doanh nghiệp. Cập nhật lại giờ mở cửa khi có thay đổi hoặc trong các ngày lễ, tết.
  • Mô tả: Viết một đoạn mô tả ngắn gọn và súc tích về doanh nghiệp, bao gồm các thông tin như lịch sử hình thành, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, sản phẩm hoặc dịch vụ chính, điểm khác biệt và cam kết với khách hàng. Sử dụng tối đa 750 ký tự cho mô tả này.
  • Hình ảnh: Tải lên các hình ảnh chất lượng cao và thật về doanh nghiệp, bao gồm logo, bìa, không gian làm việc, nhân viên, sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng và các hoạt động khác. Các hình ảnh này sẽ giúp người dùng có được cái nhìn sinh động và trực quan về doanh nghiệp.

Bước 3: Tối ưu hóa hình ảnh và GeoTag

Cách chọn hình

Chuẩn bị khoảng 20-30 hình ảnh chất lượng cao về công ty, sản phẩm/dịch vụ, dự án, nhân sự… Đây là những hình ảnh thật của doanh nghiệp, không phải lấy từ mạng. Vì Google sẽ nhận biết được sự khác biệt và ảnh hưởng đến thứ hạng của doanh nghiệp trên Google Map. Chọn ảnh và video tuân thủ chính sách Google, tránh hình chụp màn hình, ảnh GIF, ảnh ghép, không rõ nét,...Chọn đúng định dạng, kích thước cho các loại hình biểu trưng, ảnh bìa, ảnh doanh nghiệp.

Kích thước chuẩn theo quy định Google

Nguyên tắc hình ảnh: 

  • Định dạng hình là JPG hoặc PNG.
  • Kích thước từ 10 KB đến 5 MB.
  • Độ phân giải đề xuất: 720px x 720px (chiều cao x  chiều rộng).
  • Độ phân giải tối thiểu: 720px x 720px (chiều cao x  chiều rộng).
  • Ảnh phải rõ nét, đủ độ sáng và không bị chỉnh sửa hay sử dụng bộ lọc quá mức. Nên là hình ảnh thực tế của doanh nghiệp.

Nguyên tắc video:

  • Thời lượng dài tối đa 30 giây.
  • Kích thước tệp tối đa 75 MB.
  • Độ phân giải 720p trở lên.

Nguyên tắc ảnh 360 độ: 

  • Độ phân giải tốt nhất là 4K (từ 3.840 pixel x 2.160 pixel trở lên).
  • Không để lộ bất kỳ khoảng trống nào trong hình ảnh đường chân trời. 
  • Không cắt, ghép.
  • Đặt dấu chấm, ghim chính xác khi xuất bản nhiều ảnh 360 độ trong một khu vực.
Tối ưu hình ảnh SEO Goolge Map
Tạo album hình về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ

Tối ưu hóa hình ảnh

Tối ưu SEO hình ảnh lên Google bằng cách đặt tên cho từng hình ảnh bằng các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp và khu vực hoạt động. Vì Google không thể nhìn thấy được hình ảnh, mà chỉ đọc được chữ và số. Việc đặt tên cho hình ảnh sẽ giúp Google hiểu được nội dung và chủ đề của hình ảnh. Bạn nên đặt tên cho hình bằng những LSI Keywords liên quan đến chủ đề của từ khóa chính.

Cần đặt thêm thông tin phần detail cho hình ảnh, bằng cách: Click chuột phải vào hình > chọn Properties > chọn Detail > thêm nội dung cho các mục title, subject, rating, tags, comments,...

 

Tối ưu hình ảnh SEO

 

Gắn Geo tag hình ảnh

Thêm thông tin về vị trí địa lý của doanh nghiệp vào các hình ảnh, bằng cách sử dụng công cụ GeoSetter. GeoTag là viết tắt của Geography Tag, là thông tin về kinh độ và vĩ độ của một địa điểm trên bản đồ Google Maps. Việc thêm GeoTag vào hình ảnh sẽ giúp Google xác nhận được vị trí chính xác của doanh nghiệp, và tăng điểm cho SEO Local. Các bước gắn Geotag:

- Tải công cụ GeoSetter: https://geosetter.de/en/download-en/. Tiến hành cài đặt cho công cụ và nhấp đúp chuột để mở.

- Chọn hình cần gắn Geotag: Chọn file > Open Folder > hình ảnh

- Gắn Geotag:

  • Gắn rating 5 sao
  • Click chuột phải vào hình > chọn Edit Data > ô Latitude điền vĩ độ, ô Longitude điền kinh độ > Điền tương tự tại ô Dest. Longitude và Dest. Latitude > Tiếp tục điền thông tin vào ô Country, State/Province, City, Sublocation theo địa chỉ của doanh nghiệp.
  • Chọn Save as Template... > chọn All > chọn OK > Đặt tên cho hình tại ô Name > chọn OK.
  • Với những hình có nội dung Geotag tương tự chỉ cần click chuột phải chọn hình > Edit Data > Load as Template…

- Lưu tại tất cả hình đã gắn Geotag

Hình ảnh sau khi được gắn Geotag

Bước 4: Tạo Schema Local Business

Schema Location là quá trình bạn sẽ thực hiện các phương pháp để định vị thông tin vị trí của doanh nghiệp trên trang web của bạn, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về vị trí của bạn và cải thiện khả năng xuất hiện trên các bản đồ và kết quả tìm kiếm địa điểm. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện  Local Business Schema:

  • Tải plugin Schema Pro: truy cập vào website wpschema.com và bắt đầu tải plugin này về máy. 
Tải plugin Schema Pro
Dùng Schema Location để định vị vị trí DN
  • Sau đó, bạn hãy truy cập tới hosting mà website của bạn đang hoạt động, chọn “Plugin” > “Chọn tệp” > đăng plugin Schema Pro vào trang > “Kích hoạt Plugin”. Hãy đảm bảo rằng plugin đã được kích hoạt thành công trên website của bạn, sau đó chúng ta cùng qua sang phần tiếp theo.
  • Tại phần Schema Pro, bạn nhấp vào mục “Add New”, cửa sổ Schema Pro hiện ra, chọn vào “Local Business” > chọn tất cả các bài viết tại “Enable On” và tất cả các trang tại “Exclude from” > “Next” > “Complete Setup”.
  • Khi cửa sổ mới hiện ra, plugin sẽ yêu cầu bạn điền một số thông tin về cửa hàng của bạn, như là tên công ty, loại hình công ty, hình ảnh logo, website, địa chỉ, mã ZIP, giờ mở cửa... ở phần này bạn hãy điền đầy đủ thông tin được yêu cầu và đảm bảo phải chính xác 100%. (Lưu ý, tại mục “Rating”, cách an toàn nhất là bạn nên lựa chọn “Accept User Rating”).
  • Mở 1 tab mới và gõ từ khóa “text schema google”, và truy cập vào kết quả đầu tiên nhận được. Tại trang, bạn hãy nhập đường link một bài viết bất kỳ trên website của bạn và bắt đầu “Chạy thử nghiệm”. Sau đó kết quả hiện ra, bạn hãy click vào mục HomeAndConstructionBusiness và bắt đầu kiểm tra, nếu toàn bộ thông tin và vừa nhập hiện lên trong danh sách này, có nghĩa là bạn đã thực hiện thành công.

Bước 5: Đăng bài thường xuyên trên Google My Business

Google My Business không chỉ là một công cụ quản lý thông tin doanh nghiệp, mà còn là một kênh truyền thông và tiếp thị hiệu quả cho doanh nghiệp. Bằng cách đăng bài thường xuyên trên Google My Business, bạn có thể:

  • Cập nhật các thông tin mới nhất về doanh nghiệp, như khuyến mãi, sự kiện, tin tức, v.v. để thu hút sự chú ý và tương tác của người dùng.
  • Chia sẻ các nội dung hữu ích và giá trị cho người dùng, như các bài viết, video, hình ảnh, v.v. liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, để tăng uy tín và niềm tin của người dùng.
  • Tăng cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google, khi Google ưu tiên hiển thị các doanh nghiệp có hoạt động thường xuyên và cập nhật trên Google My Business.

Để đăng bài trên Google My Business, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Truy cập vào trang quản lý Google My Business và chọn mục “Posts”.
  • Chọn loại bài viết mà bạn muốn đăng, ví dụ: “What’s new”, “Event”, “Offer”, “Product”.
  • Nhập nội dung cho bài viết, bao gồm tiêu đề, mô tả, hình ảnh, nút gọi hành động, v.v. Viết nội dung ngắn gọn và súc tích, sử dụng các từ khóa liên quan và hấp dẫn người dùng.
  • Xem lại và kiểm tra lại bài viết, sau đó nhấn vào “Publish” để đăng bài.

tối ưu doanh nghiệp trên google map

Bước 6: Tối ưu hóa website cho SEO Local

Ngoài việc tối ưu hóa Google My Business, bạn cũng cần tối ưu hóa website của doanh nghiệp cho SEO Local, để tăng khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google. Các yếu tố cần tối ưu hóa cho website bao gồm:

  • Từ khóa: Nghiên cứu và chọn các loại từ khóa SEO có liên quan đến doanh nghiệp và khu vực hoạt động, để đưa vào tiêu đề, mô tả, nội dung và các thẻ meta của website. Sử dụng các từ khóa địa phương như tên thành phố, quận huyện, mã bưu điện, v.v. để giúp Google xác định vị trí của doanh nghiệp.
  • Nội dung: Viết nội dung chất lượng, sáng tạo và phù hợp với từ khóa mục tiêu. Nội dung phải mang lại giá trị cho người đọc, giải quyết được vấn đề hoặc câu hỏi của họ. Cập nhật thường xuyên nội dung để duy trì sự tươi mới và hấp dẫn của website.
  • Liên kết: Xây dựng backlink chất lượng và có liên quan đến website của doanh nghiệp. Các liên kết này có thể là liên kết nội bộ (internal links), liên kết từ các website khác (backlinks) hoặc liên kết từ các trang web địa phương (local citations). Các liên kết này sẽ giúp tăng uy tín và xếp hạng của website trên Google.
  • Tốc độ tải trang: Tối ưu hóa website để giảm thời gian tải trang, bằng cách sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc GTmetrix. Nén các hình ảnh, mã hóa, sử dụng bộ nhớ đệm (cache) và CDN (Content Delivery Network) để tăng tốc độ tải trang. Việc tăng tốc độ tải trang sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và xếp hạng của website.
  • Thân thiện với thiết bị di động: Tthiết kế website để phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau, đặc biệt là thiết bị di động. Sử dụng các công cụ như Google Mobile-Friendly Test hoặc Google Search Console để kiểm tra và khắc phục các lỗi liên quan đến website trên thiết bị di động. Việc tạo website thân thiện với thiết bị di động sẽ giúp tăng lượng truy cập và xếp hạng của website.

Bước 7: Tương tác và khuyến khích đánh giá từ người dùng

Một yếu tố quan trọng khác để SEO Google Map là tương tác và khuyến khích đánh giá từ người dùng. Các đánh giá từ người dùng sẽ giúp tăng uy tín và niềm tin của doanh nghiệp, cũng như cải thiện xếp hạng của doanh nghiệp trên Google Map. Để tương tác và khuyến khích đánh giá từ người dùng, bạn có thể:

Tạo một liên kết để yêu cầu đánh giá từ người dùng, bằng cách sử dụng công cụ Google My Business Review Link Generator. Gửi liên kết này cho khách hàng qua email, tin nhắn, mạng xã hội, v.v. và nhắc nhở họ để lại đánh giá cho doanh nghiệp.

Tạo một chính sách khuyến mãi hoặc ưu đãi cho những khách hàng để lại đánh giá cho doanh nghiệp của bạn, ví dụ: giảm giá, tặng quà, điểm thưởng, v.v. Bạn cũng nên thông báo rõ ràng về chính sách này cho khách hàng và tuân thủ các quy định của Google về đánh giá.

Trả lời và cảm ơn mọi đánh giá từ người dùng, dù là tích cực hay tiêu cực. Bạn nên trả lời một cách lịch sự, chuyên nghiệp và thân thiện, để thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Xử lý các phản hồi tiêu cực một cách linh hoạt và chủ động, để giải quyết vấn đề và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

Backlink giúp tăng độ tin cậy và chất lượng của website, cũng như truyền tải các tín hiệu về vị trí địa lý của doanh nghiệp cho Google. Bạn nên xây dựng các backlink chất lượng và có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, từ các website uy tín và có thứ hạng cao trên Google. Sử dụng các phần mềm SEO miễn phí như Ahrefs, Moz, SEMrush, v.v. để kiểm tra và phân tích backlink của website.

Citation là các thông tin về tên, địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp (NAP) được đăng tải trên các trang web địa phương, như danh bạ, bản đồ, diễn đàn, mạng xã hội, v.v. Citation giúp tăng khả năng nhận biết và nhất quán của doanh nghiệp trên Google Map, cũng như tăng lượng truy cập và liên hệ từ người dùng. Bạn nên đăng ký citation cho doanh nghiệp trên các trang web có uy tín và phổ biến trong khu vực hoạt động, và đảm bảo rằng thông tin NAP là chính xác và nhất quán trên mọi nền tảng.

Như vậy, các bước hướng dẫn SEO Google Map rất đơn giản, chỉ cần lưu ý một số điểm ở trên thì nó sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu muốn doanh nghiệp quảng bá cũng như mở rộng hình ảnh công ty một cách rộng rãi trên google  thì đây sẽ là công cụ rất hữu hiệu. Tuy nhiên để tăng hiệu quả cho việc tối ưu hóa Google Map thì bạn cần tránh những điều sau, chúng không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp mà còn giúp ích cho các chuyên gia SEO về hoạt động SEO map của bạn nữa đấy.

Nên SEO Google Map bằng đường dẫn nào?

Sau khi hoàn thành các bước đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Map. Doanh nghiệp sẽ được hiển thị khi người dùng search từ khóa về doanh nghiệp như hình ảnh dưới đây:

Đưa địa chỉ doanh nghiệp lên bản đồ Google Map

Các cách để lấy link, gồm:

Cách 1: Lấy trực tiếp link đang hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Google. Ví dụ: https://www.google.com/maps/place/....

Lấy link SEO google map
Lấy trực tiếp link đang hiển thị trên công cụ tìm kiếm của Google

Cách 2: Nhấn vào nút chia sẻ dưới tên của doanh nghiệp > chọn sao chép đường liên kết. Đây là dạng link đã được Google rút gọn. Ví dụ: https://maps.app.goo.gl/.....

lấy link Seo Google Map
Lấy link đã được Google rút gọn

Với mỗi cách lấy link thì sẽ ra đường dẫn khác nhau, vậy nên chọn SEO bằng link nào tốt hơn? Việc SEO đúng link cực kỳ quan trọng, nhất là khi đi backlink, nó giúp Google có thể nhanh nhận diện và tăng điểm cho Google Map tốt hơn. Bạn cần phải SEO cả 2 link cùng lúc, nhưng cần ưu tiên hơn với link https://www.google.com/maps/place/....Lấy ví dụ đơn giản: bạn đang muốn đi 100 backlink cho Google Map, vậy hãy chọn 60 backlink cho đường dẫn https://www.google.com/maps/place/.... và 40 backlink cho đường dẫn đã được rút gọn https://maps.app.goo.gl/....

Những hướng dẫn SEO Google Map được chỉ dẫn tận tình bởi chuyên gia SEO đã phần nào giúp chúng ta hình dung được cụ thể những gì mình phải làm. Muốn SEO Map hiệu quả, bạn phải biết cách tạo một địa điểm doanh nghiệp được tối ưu hóa và để từ khóa liên quan SEO xuất hiện nhiều nhất có thể. 


Nếu bạn còn có vướng mắc gì trong quá trình thực hiện Seo top Google Map và muốn khách hàng dễ dàng tìm kiếm cửa hàng của bạn trên Google Maps hơn, hãy truy cập Askany để có thể tìm kiếm và nhận sự tư vấn từ những chuyên gia SEO có nhiều kinh nghiệm và đã giúp thành công rất nhiều doanh nghiệp đạt TOP trong kết quả tìm kiếm Google Maps.

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng