Làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất đúng với luật pháp

Làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất đúng với luật pháp
Việt Lê

15/10/2021

1147

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất đúng với luật pháp

Nếu bạn lần đầu tiên mua đất và đang thắc mắc làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất thì bài viết, Top chuyên gia sẽ bạn đưa ra quy trình chuẩn chuyển nhượng. Bạn có thể dựa vào quy trình này để làm thủ tục dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu bạn cần rút ngắn quá trình làm thủ tục bạn có thể liên hệ với chuyên gia luật pháp liên kết với Topchuyengia để được tư vấn. Trước khi, làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bạn cần xác định đất xem đất của mình có đáp ứng đầy đủ điều kiện hay không. Nếu không bạn không thể thực hiện việc xin chuyển nhượng.


 

Điều kiện chuyển nhượng giấy tờ

Để kiểm tra xem miếng đất của bạn có đầy đủ điều kiện chuyển nhượng bạn có thể nhờ các top luật sư hàng đầu Việt Nam để căn cứ vào luật đất đai (2013) ở điều 188 tại khoản 1 và khoản 3, có nêu bất động sản (đất) như thế nào thì mới có thể làm thủ tục làm giấy tờ chuyển nhượng:

Đất không tranh chấp

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đất vẫn còn thời hạn sử dụng

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án

Phải đăng ký chuyển nhượng giấy tờ tại các cơ quan có thẩm quyền và hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

Sau khi xét thấy bạn có đủ điều kiện bạn đã thể thực hiện thủ tục chuyển đổi đất.

Xem thêm: làm sao để làm lý lịch tư pháp

làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất hiệu quả

4 bước thực hiện khi chuyển nhượng giấy tờ đất

Trong bài viết này, chúng tôi chi nói về khía cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng đất của cá nhân, được quy định trong luật đất đai (2013) tại điểm c khoản 1 điều 179: “ Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất - Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.

Ta có thể hiểu là người sở hữu hợp pháp của miếng đất có quyền chuyển nhượng đất theo đúng quy định của pháp luật cho người khác hoặc được ủy quyền cho bên thứ 3 để thực hiện.

Về trình tự chuyển nhượng đất đã được nhà nước quy định cụ thể tại khoản khoản 2 điều 79, Nghị định 43/2014 NĐ-CP, được thực hiện theo quy trình sau.

Bước 1: công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm các hồ sơ sau cần được công chứng

  1. Bản sao CMND / CCCD và sổ hổ khẩu của hai phía
  2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  3. Dự thảo hợp động của hai bên
  4. Giấy tờ chứng minh bất động sản là tài sản chung hoặc riêng
  5. Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (điền theo mẫu có sẵn)
  6. Bản sao các giấy tờ / tài liệu có liên quan đến việc chuyển nhượng giấy tờ đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cho văn phòng đăng ký đất đai, họ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ có thiếu gì hay không, cần bổ sung thêm giấy tờ gì sau đó sẽ tiến hành quá trình làm thủ tục chuyển nhượng.

Hồ sơ yêu cầu cần các giấy tờ sau:

  • 1 bản chính + 2 bản sao công chứng: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • 2 bản sao công chứng: CMND / CCCD và sổ hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng.
  • 2 bản sao công chứng: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất
  • 2 bộ bản sao công chứng: giấy tờ chứng minh tài sản chung hay riêng (giấy xác nhận hôn nhân).
  • 1 bản chính: đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
  • 2 bản chính: tờ khai thuế trước bạ
  • 2 bản chính: tờ khai thuế thu nhập cá nhân
  • 2 bản chính: tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
  • Tờ khai đăng ký thuế
  • 1 bản chính: sơ đồ vị trí nhà đất

Văn phòng đất đai sẽ xử lý hồ sơ trong vòng 10 ngày bắt đầu từ ngày bạn nộp hồ sơ.

Sau đó, hồ sơ chuyển nhượng giấy tờ đất sẽ được gửi đến các cơ quan liên quan là phòng thuế và phòng tài nguyên môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên.

Xem thêm:  làm sao trở thành công dân hoa kỳ

Bước 3: Sau khi có được xác nhận từ văn phòng thuế, văn phòng đất đai sẽ gửi thông báo đến bạn về vấn đề nộp tiền thuế khi chuyển nhượng. Bạn nộp tiền văn phòng thuế, các loại thuế bạn cần phải đóng là:

Lệ phí trước bạ (bên mua sẽ đóng khoản tiền này)

Tiền cần nộp = Diện tích đất x giá đất x lệ phí

Trong đó:

Diện tích đất được tính bằng m2

Giá đất được tính theo bảng giá của nhà nước

lệ phí = 0,5%

  • Trường hợp không cần phải nộp lệ phí trước bạ bao gồm có:
  • Đất đền bù hoặc bằng tiền đền bù
  • Chuyển nhượng tài sản giữa thân nhân trong gia đình: vợ chồng, cha mẹ -con cái.
  • Đất có chứng nhận chung sở hữu, sau đó phân chia lại cho các cá nhân có trong giấy tờ.

Thuế thu nhập cá nhân (bên bán sẽ đóng khoản tiền này)

Có hai cách để tính thuế này

Cách 1: thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận 

Cách 2 thuế thu nhập cá nhân = 2% giá chuyển nhượng (giá được ghi trong hợp đồng). Thông thường các cơ thuế thường sẽ áp dụng phương pháp này hơn.

Trường hợp không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho cơ quan thuế

  • Chuyển nhượng giữa các thành viên trong gia đình với nhau
  • Trong trường hợp, người bán chỉ có một mình và không có thân nhân 
  • Nhận thừa kế hoặc quà tặng từ các thành viên trong gia đình với nhau.

Bước 4: Sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ đóng thuế, bạn nộp biên lai thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai, để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xem thêm: làm sao nhận được tài sản sau khi ly hôn

làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất nhanh nhất

Tổng kết

Đây là toàn bộ những điều bạn cần biết khi thực hiện việc “làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất”. Thông thường, để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc của bản thân bạn nên nhờ người hiểu rõ “luồn” thực hiện các cơ quan chức năng địa phương, cũng vì nguyên nhân mà nhiều chuyên viên pháp lý đã liên kết với Topchuyengia để có thể giúp bạn khi cần thiết.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng