Làm sao để làm lý lịch tư pháp nhanh gọn lẹ nhất có thể

Làm sao để làm lý lịch tư pháp nhanh gọn lẹ nhất có thể

15/10/2021

1487

0

Chia sẻ lên Facebook
Làm sao để làm lý lịch tư pháp nhanh gọn lẹ nhất có thể

Làm sao để làm lý lịch tư pháp? Nó có khó và mất thời gian hay không? Vậy hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu. Trong một số công việc bạn cần phải chứng minh cho đối tác của mình thấy về độ tin cậy của cá nhân hoặc về doanh nghiệp của bạn thì bạn cần phải có một lý lịch tư pháp sạch. Nếu bạn cần làm lý lịch tư pháp và bạn biết bắt đầu từ đâu bạn có thể liên hệ với chuyên viên pháp luật được giới thiệu ở bên dưới để được tư vấn.

Khái niệm lý lịch tư pháp

Theo như định nghĩa được đưa ra trong luật lý lịch tư pháp (2009) tại chương 1 những quy định chung, điều 2 giải thích từ ngữ đã đưa ra định nghĩa như sau: 

“Lý lịch tư pháp: là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.

Bên cạnh đó, cùng ở điều 2 cũng đưa ra khái niệm về phiếu lý lịch tư pháp:

“Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản”.

Mục đích của việc cần thiết trong việc quản lý lịch tư pháp được nêu rõ trong điều 3 của bộ luật: 

“1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Ghi nhận việc xóa án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hòa nhập cộng đồng.

3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự. 

4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.”

Những ai có thể yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cho mình? Đó là công nhân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Cơ sở dữ liệu về lý lịch tư pháp của công dân được lưu trữ và quản lý bởi Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc quyền quản lý Bộ tư pháp hoặc tại Sở tư pháp.

Xem thêm: làm sao để mua nhà không tranh chấp

làm sao để làm lý lịch tư pháp nhanh nhất

Thủ tục cần thực hiện để có lý lịch tư pháp

Trước khi để xin yêu cầu lý lịch tư pháp bạn phải biết mình thuộc diện số 1 hoặc số 2:

  • Dựa điều khoản 1 và khảo 3 của điều 7 thì phiếu lý lịch tư pháp theo diện số 1 sẽ cấp cho cá nhân, cơ quan và tổ chức.’
  • Dựa điều khoản 2 của điều 7 thì phiếu lý lịch tư pháp theo diện số sẽ cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: làm sao để chuyển nhượng giấy tờ đất

Thẩm quyền cấp của hai cơ quan là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở tư pháp sẽ được phân chia theo các trường hợp sau:

  • Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia: công dân Việt Nam nhưng không xác định được địa chỉ thường trú hoặc nơi người đó đang tạm trú; công dân nước ngoài đã từng sinh sống tại Việt Nam.
  • Sở tư pháp: công dân Việt Nam đang lưu trú tại nước ngoài, hoặc sống trong nước (thường trú hoặc tạm trú); công dân nước ngoài đang sống tại Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ xét về cách làm thủ tục theo diện số 1 là cá nhân, cơ quan và tổ chức.

Thủ tục cấp theo diện số 1 

Bước 1: Hồ sơ sẽ cung cấp cho cơ quan chức năng

Tờ khai Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Ảnh chụp CMND / CCCD

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở tư pháp hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia

Bước 3: Sau khi bạn đóng phí để thực hiện thủ tục, bạn sẽ được cấp giấy hẹn và đợi ngày ngày đến lấy phiếu lý lịch tư pháp của mình.

Hoặc bạn cũng có thể nộp đơn thông qua hình thức trực tuyến để tiết kiệm thời gian

Nội dung của phiếu lý lịch gồm các nội dung

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xóa án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

Xem thêm: làm sao trở thành công dân hoa kỳ

làm sao để làm lý lịch tư pháp hiệu quả

Thời gian để có lý lịch tư pháp

Căn cứ theo điều số 48 được đưa ra trong bộ luật về thời gian cấp thì:

1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.

2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Xem thêm: làm sao nhận được tài sản sau khi ly hôn

làm sao để làm lý lịch tư pháp cực hiệu quả

 


 

Tổng kết 

Trong bài viết, Topchuyengia chỉ mới nhắc sơ và tóm tắt những điều bạn cần biết khi “làm sao để làm lý lịch tư pháp” cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, thực tế thì còn rất nhiều vấn đề trong phần này mà chúng ta vẫn chia tìm hiểu sâu được. Vì vậy, bạn có thể liên hệ với chuyên về luật được giới thiệu trong danh sách để được tư vấn

Tôi là Việt Lê - tôi là một tác giả chuyên viết về các lĩnh vực đầu tư kinh doanh và đã có rất nhiều dự án viết cho các mảng như MMO, kinh doanh tài chính, chứng khoán. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của mình. Các bài viết của tôi chắc chắn sẽ giúp bạn có vốn kiến thức và kỹ năng kiếm tiền hữu ích và hiệu quả nhất

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng