Nhà đầu tư mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao để không lỗ?

Nhà đầu tư mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao để không lỗ?
Việt Lê

10/01/2023

1261

0

Chia sẻ lên Facebook
Nhà đầu tư mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao để không lỗ?

Bạn đang đầu tư chứng khoán nhưng không biết nếu muốn mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao, luật chứng khoán mới nhất về vấn đề này như thế nào. Nhiều người lo sợ việc mua cổ phiếu bị hủy niêm yết sẽ khiến cho quá trình mua bán cổ phiếu khó khăn hơn khi diễn ra trên sàn giao dịch Upcom vốn có nhiều rủi ro hơn trên sàn HOSE và HNX đã được niêm yết. Không ai mong muốn cổ phiếu của mình bị hủy niêm yết nhưng nếu chẳng may bạn gặp phải trường hợp này và không biết phải làm sao để có thể chuyển chúng thành tiền mặt hay tiếp tục giao dịch thì hãy để các chuyên gia chứng khoán chia sẻ cho bạn các bước để có thể thanh khoản chúng nhanh và hiệu quả mà không bị lỗ. 

 

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tại Ask Any sẽ giúp bạn tìm ra hướng giải quyết tốt nhất về vấn đề mua phải cổ phiếu bị niêm yết, cho bạn biết bạn cần thực hiện là có nên thanh khoản ngay hay giữ lại nếu chúng có tiềm năng phục hồi họ sẽ là những người giúp bạn tránh xa khỏi việc mất trắng số cổ phiếu này.

Lý do cổ phiếu niêm yết bị hủy là gì?

mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Lý do cổ phiếu niêm yết bị hủy là gì?

Muốn biết mua cổ phiếu bị niêm yết thì sao trước tiên bạn phải hiểu được lý do tại sao cổ phiếu niêm yết bị hủy là gì.

  • Hủy niêm yết do phải chuyển sàn giao dịch: Nếu như công ty đang niêm yết trên sàn HOSE muốn chuyển sang sàn HNX hoặc ngược lại thì công ty có thể tạm dừng giao dịch 1- 2 ngày. Sau đó công ty sẽ được giao dịch trên sàn mới một cách bình thường.
  • Hủy niêm yết do sự lựa chọn của công ty và để làm được điều này công ty cần có thông báo từ trước.
  • Cổ phiếu bị hủy niêm yết do sở Giao Dịch Chứng Khoán yêu cầu vì không đáp ứng được các điều kiện niêm yết như rõ ràng về thông tin tài chính hoặc kết quả kinh doanh không tốt Trước khi bị hủy, nhà đầu tư có thể sẽ bị sở GDCK cảnh báo nhiều lần về hoạt động yếu kém của mình.

Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao?

Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao?

Nếu như bạn lỡ mua cổ phiếu bị hủy niêm yết bởi Sở giao dịch chứng khoán và số chứng khoán trong tài khoản của bạn bất ngờ bốc hơi, vậy phải làm thế nào? Liệu bạn có bị mất trắng hay không?  

Đối với cổ phiếu hủy niêm yết chuyển sàn

 

Đối với các loại cổ phiếu bị hủy niêm yết chuyển sàn thì có nghĩa là công ty đó hủy niêm yết chứng khoán ở sàn cũ để chuyển sang niêm yết ở sàn giao dịch mới, thường xảy ra các trường hợp như sau:

  • Hủy niêm yết chuyển sang sàn lớn hơn, chẳng hạn như từ Upcom chuyển sang Hose. Điển hình là trường hợp của HHV thời gian gần đây.
  • Hủy niêm yết trên Sở giao dịch lớn chuyển xuống sàn Upcom.

Với trường hợp cổ phiếu được niêm yết trên các sàn lớn hơn thì không đáng lo lắng vì cổ phiếu sẽ lên giá hơn sau khi được niêm yết mới, số lượng cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ cũng không ảnh hưởng gì và chủ sàn sẽ làm thủ tục chuyển đổi nhanh chóng cho mọi người. 

 

Nhưng nếu trường hợp bị hủy niêm yết do công ty chứng khoán kinh doanh không tốt hay bất kỳ vấn đề nào đó mà vi phạm quy định niêm yết thì sẽ khác. Theo quy định thì sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ phải tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản chứng khoán. Vậy nên các giao dịch sẽ được thực hiện trên sàn Upcom, mọi người có thể làm thủ tục và mua bán cổ phiếu như bình thường.

 

Cổ phiếu hủy niêm yết không chuyển sàn

 

Đối với các cổ phiếu bị hủy niêm yết không được chuyển sàn cho dù là sàn Upcom Đối với các loại cổ phiếu bị hủy niêm yết này thì mọi người hãy nhanh chóng liên hệ với phòng dịch vụ cổ đông của công ty để được cấp lại sổ hoặc kiểm tra các chính sách thu mua cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán ra dưới dạng thỏa thuận với người khác.

 

Nếu giao dịch diễn ra trên sàn chứng khoán thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng mua bán cổ phiếu hơn và khả năng thanh khoản cao nhưng nếu cổ phiếu bị bắt buộc hủy niêm yết thì việc mua bán sẽ khó đi rất nhiều và ảnh hưởng đến giá trị tài sản của cổ phiếu Do đó mà các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc tìm và khó mua bán cổ phiếu hơn khi giao dịch trên một sàn giao dịch chứng khoán lớn.
 

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng vì cho dù cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc những nhà đầu tư vẫn được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với các cổ phiếu, tức là cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị. Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thì cần phải có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu hợp pháp. Có thể nó sẽ khó để bán hơn nhưng vẫn có trường hợp một số nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng có thể lựa chọn nắm giữ đối với những cổ phiếu bị hủy niêm yết nhưng có khả năng phục hồi.

 

Việc đánh giá về khả năng phục hồi của 1 cổ phiếu bị hủy niêm yết là cực kỳ khó, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm hoặc nắm giữ nhiều thông tin nội bộ. Tuy nhiên mọi việc đều có Ask Any ở đây, bạn có thể liên hệ đội ngũ các chuyên gia chứng khoán hàng đầu của chúng tôi, dựa vào kinh nghiệm và khả năng thẩm định của mình, họ sẽ là người nhìn ra được đâu là những cổ phiếu tiềm năng nhất cho bạn. 

 

Bên cạnh đó nếu bạn là người mới và muốn được tư vấn về cách chơi chứng khoán như thế nào hay đâu là các mã chứng khoán tốt hiện nay, các nhà đầu tư chứng khoán hàng đầu tại Askany sẽ là người đồng hành không thể thiếu của bạn.

Khi nào cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết?

Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Khi nào cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết?

Hủy niêm yết tự nguyện

 

Trường hợp hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện sẽ được thực hiện theo yêu cầu của công ty niêm yết. Dựa theo khoản 2, Điều 60, Nghị định 58/2012/NĐ-CP thì các điều kiện để hủy niêm yết tự nguyện cụ thể là như sau:

  • Đại hội đồng cổ đông biểu quyết hủy niêm yết chứng khoán được thông qua. Trong đó, có tối thiểu 15% số phiếu biểu quyết hủy niêm yết do các cổ đông không phải là cổ đông lớn biểu quyết. Danh sách cổ đông không phải cổ đông lớn gửi phiếu biểu quyết được thực hiện bằng văn bản.
  • Hủy bỏ niêm yết tự nguyện chỉ được thực hiện sau tối thiểu 2 năm niêm yết trên sàn. Ngoài ra, theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, công ty đại chúng hủy niêm yết vẫn cần đăng ký giao dịch trên sàn UpCom, ngay sau khi chứng khoán hủy niêm yết.

Hủy niêm yết bắt buộc

 

Dựa theo quy định tại khoản 1, Điều 60, Nghị định 58/2012/NĐ-CP, các điều kiện và trường hợp cụ thể bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc như sau:

Trường hợp 1: Công ty phát hành chứng khoán không đáp ứng được điều kiện quy định trong thời hạn 1 năm
Chứng khoán là cổ phiếu sẽ bị hủy niêm yết nếu công ty niêm yết không đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Sở hữu vốn điều lệ tối thiểu là 120 tỷ đồng (HOSE) hay 30 tỷ đồng (HNX)
  • Không có đủ 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của hơn 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ trên sàn HOSE, hay 15% tương đương với 100 cổ đông lớn nắm giữ trên sàn HNX.

Quy định huỷ niêm yết đối với trái phiếu các doanh nghiệp:

  • Sàn HOSE: Công ty với số vốn điều lệ đã góp tại thời điểm phát hành trái phiếu là tối thiểu 120 tỷ, theo sổ sách kế toán và đồng thời có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu tại thời điểm công ty phát hành.
  • Sàn HNX: Công ty có số vốn thực góp trên 30 tỷ đồng và tại thời điểm phát hành trái phiếu theo đúng sổ sách kế toán.

Quy định đối với chứng chỉ quỹ: 

  • Đơn vị phát hành chứng chỉ quỹ không phải là quỹ đóng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, quỹ hoán đổi danh mục hay quỹ đầu tư bất động sản.
  • Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ (quỹ đại chúng) hoặc tối thiểu có 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng (không bao gồm những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp).

Trường hợp 2: Công ty niêm yết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 năm trở lên

Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Công ty niêm yết đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 năm trở lên

Đối với các công ty có hoạt động kinh doanh chính đã bị ngừng sản xuất từ 1 năm trở lên thì sẽ bị yêu cầu hủy niêm yết bắt buộc. Tại đó, hoạt động chính sẽ là hoạt động kinh doanh nào có doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty.

 

Hoạt động kinh doanh chính bị ngừng hoạt động là vì nhiều lý do sau đây: Kinh doanh không hiệu quả, tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tạm ngừng để tái cơ cấu lại doanh nghiệp,…

 

Trường hợp 3: Công ty niêm yết sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh/giấy phép hoạt động chuyên ngành

 

Những trường hợp sau đây sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hay giấy phép hoạt động chuyên ngành bao gồm:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là giả mạo.
  • Doanh nghiệp có người thành lập là đối tượng bị cấm thành lập công ty (khoản 2 Điều 18, Luật doanh nghiệp 2014).
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động hơn 01 năm, nhưng không báo với cơ quan chức năng.
  • Các trường hợp khác, theo quy định của Tòa án.

Thông tư 36/2018/TT-BCT quy định cụ thể về thu hồi giấy phép hoạt động của một số ngành đặc biệt: Điện lực, tín dụng…

 

Trường hợp 4: Cổ phiếu bị niêm yết không có hoạt động giao dịch tại sàn trong vòng thời gian 12 tháng

 

Các trường hợp cổ phiếu công ty không có bất kỳ hoạt động giao dịch hay mua bán nào trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày bị niêm yết. Nguyên nhân có thể là do các nguyên nhân: Kết quả kinh doanh không hiệu quả, thông tin không rõ ràng, mù mờ… khiến các nhà đầu tư e ngại.

 

Trường hợp 5: Công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 03 năm liên tiếp

 

Doanh nghiệp kinh doanh hoặc sản xuất có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 03 năm gần nhất liên tiếp hoặc công ty có lỗ theo cấp lũy kế vượt quá số vốn điều lệ sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc. Doanh thu này sẽ được tính dựa trên báo cáo tài chính năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

 

Trường hợp 6: Công ty niêm yết bị phá sản, hoặc sáp nhập hoặc phân tách

Mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Công ty niêm yết bị phá sản, hoặc sáp nhập hoặc phân tách

Trường hợp công ty bị niêm yết trước đó bị phá sản, không còn tồn tại hay khi công ty mới hình thành do hoạt động sáp nhập, phân tách thì không đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết, thì cổ phiếu của công ty mới hình thành này sẽ bị hủy bỏ.

 

Trong đó, điều kiện tối thiểu mà công ty mới hợp nhất cần có để đáp ứng là chỉ số ROE dương. Ngoài ra, các điều kiện khác được quy định tại Điều 4-5-6 Thông tư 202/2015/TT-BTC.

 

Ngoài ra, những trường hợp mà các công ty có thể bị huỷ niêm yết chứng khoán như sau:

  • Công ty niêm yết vi phạm thời hạn nộp BCTC 03 năm liên tiếp
  • Công ty bị tổ chức kiểm toán từ chối hoạt động kiểm toán, báo cáo tài chính năm gần nhất
  • Công ty niêm yết vi phạm nghiêm trọng việc công bố thông tin quan trọng, chẳng hạn như thông tin liên quan đến hoạt động, kinh doanh, phát hành chứng khoán của đơn vị…
  • Công ty niêm yết cố tình làm hồ sơ giả với những thông tin sai lệch nghiêm trọng

Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?

mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết?

Khó khăn nhất của các nhà đầu tư nhỏ lẻ là rất khó chuyển đổi số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt. Do vậy, đã có không ít nhà đầu tư không biết làm gì khi cổ phiếu bị hủy niêm yết và khó có thể kiểm soát tâm lý đầu tư ở giai đoạn này.

 

Với mục đích là phải ưu tiên quyền lợi nhà đầu tư khi cổ phiếu hủy niêm yết, bản thân công ty phải mua lại số cổ phiếu này bằng tiền của mình hoặc bằng cách bán các tài sản như máy móc, nhà xưởng, bất động sản,... Nếu không, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu lên sàn giao dịch UPCOM (sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp) để giao dịch. Khi ấy, nhà đầu tư có thể tiếp tục kinh doanh cổ phiếu tại đây và hình thức này gọi là hủy niêm yết chuyển sàn.

Điều kiện để cổ phiếu giao dịch trở lại sau khi bị hủy niêm yết

mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Điều kiện để cổ phiếu giao dịch trở lại sau khi bị hủy niêm yết

Theo khoản 1 Điều 122 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán quy định: 

 

“Tổ chức có cổ phiếu bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định này chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom.”

 

Như vậy các tổ chức có cổ phiếu bị huỷ niêm yết bắt buộc có thể Đăng ký niêm yết cổ phiếu lại sau ít nhất 2 năm hoạt động trên hệ thống giao dịch upcom theo thủ tục mà pháp luật quy định. Các điều kiện để niêm yết được thực hiện theo quy định tại Điều 109 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:

 

Điều 109 quy định Điều kiện niêm yết cổ phiếu:

 

a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất theo quy định của Nghị định này hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân giá quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa;

 

b) Đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết; đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết đã chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa;

 

c) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trước năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết; không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên được soát xét trong trường hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên;

 

d) Trừ trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết;

 

đ) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

 

e) Công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 02 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán;

 

g) Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.

Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu gồm những gì?

mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu gồm những gì?

Đối với cổ phiếu của công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng, cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần hóa

 

Theo khoản 1 Điều 110 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:

  • Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.
  • Bản cáo bạch niêm yết.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, báo cáo kết quả chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức đăng ký niêm yết hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa).
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu.
  • Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; kèm theo danh sách cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng (nếu có).
  • Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.
  • Hợp đồng tư vấn niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
  • Giấy chứng nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc cổ phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết đã đăng ký chứng khoán tập trung.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
  • Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết.

Đối với cổ phiếu đã giao dịch tối thiểu 2 năm trên sàn upcom

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của công ty đã giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom tối thiểu 02 năm, bao gồm:

  • Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu.
  • Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết với thông tin các cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, người nội bộ và những ai có liên quan đến nội bộ (số lượng, tỷ lệ nắm giữ, thời gian bị hạn chế chuyển nhượng) (nếu có).
  • Cam kết của cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan của các đối tượng trên về việc nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo.
  • Hợp đồng tư vấn niêm yết, trừ trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy tờ pháp lý có giá trị tương đương.
  • Báo cáo tài chính trong 02 năm liền trước năm đăng ký niêm yết của tổ chức đăng ký niêm yết.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu.
  • Bản cáo bạch niêm yết.

Thủ tục đăng ký niêm yết cổ phiếu

mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao
Thủ tục đăng ký niêm yết cổ phiếu

Theo Điều 111 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký niêm yết như sau:

  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhà đầu tư nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết đầy đủ và hợp lệ thì Sở giao dịch chứng khoán có quyết định chấp thuận niêm yết, trường hợp từ chối niêm yết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
  • Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cổ phiếu được chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết phải thực hiện giao dịch với chứng khoán.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Nhìn chung mua cổ phiếu bị hủy niêm yết thì sao chính là nỗi lo lắng của nhiều nhà đầu tư rằng mình sẽ mất trắng hoặc lỗ Tuy nhiên với kinh nghiệm dày dặn trong việc giải quyết các vấn đề thanh khoản cổ phiếu bị hủy niêm yết thì các chuyên gia chứng khoán của Ask Any có thể tư vấn 1:1 giúp bạn thanh khoản được số cổ phiếu này ra tiền mặt hoặc xác định giúp bạn tiềm năng hồi phục của chúng để thành những khoản giao dịch chứng khoán có lãi. Vì vậy hãy liên hệ ngay với Ask Any để được tư vấn nhé.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng