Trầm cảm ở học sinh: Căn bệnh nguy hiểm đừng xem thường

Trầm cảm ở học sinh: Căn bệnh nguy hiểm đừng xem thường

06/03/2023

1414

0

Chia sẻ lên Facebook
Trầm cảm ở học sinh: Căn bệnh nguy hiểm đừng xem thường

Trầm cảm ở học sinh hiện nay là tình trạng phổ biến từ tiểu học cho đến THCS, THPT? Một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này chính là những áp lực vô hình mà các em học sinh phải gánh chịu. Không đâu xa lạ, chúng đến từ chính gia đình và nhà trường của các em. Có lẽ chúng ta đã quá thờ ơ và vô tâm, đôi lúc bỏ qua các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Vậy bây giờ hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để thấy được căn bệnh trầm cảm ở học sinh nguy hiểm đến mức độ nào.

 

Những thông tin đăng tải trên trang web này đều nhằm mục đích cung cấp kiến thức về căn bệnh trầm cảm cho các bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Việc áp dụng các biện pháp trị liệu vào từng trường hợp cụ thể sẽ khác nhau và cần có sự giám sát của bác sĩ. Do đó, khi phát hiện con em mình có các vấn đề về tâm lý, cha mẹ không nên phớt lờ hay bỏ qua mà phải cần nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ cũng như thể chất của các em. Askany luôn tự hào là nơi cung cấp đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhất. Họ sẽ giúp tư vấn và tìm ra các biện pháp điều trị kịp thời giúp con em bạn hồi phục một cách nhanh chóng. 

Thực trạng trầm cảm của các bạn học sinh Việt Nam hiện nay

Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì hiện nay, tại Việt Nam đã có hơn 5.000 người có những biểu hiện bất thường về tâm lý thường xuyên đến bệnh viện khám, tư vấn và chữa trị. Trong đó có đến 30% là các bạn sinh viên, học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ vậy, theo một số điều tra của bệnh viện nhi Trung Ương, tại các trường học trên cả nước cũng có hơn 20% các em học sinh có biểu hiện rối loạn tâm trí, lo lắng quá mức hay nói cách khác là trầm cảm. Và con số đáng báo động này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trầm cảm ở học sinh
Có đến 30% là các bạn sinh viên, học sinh trong số những người mắc bệnh

Cụ thể hơn, đội ngũ các nhà tâm lý học lâm sàng đã mở cuộc khảo sát các bạn học sinh THCS tại địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả thu được trên 1.727 em thì đã có hơn 25% các em có những bất ổn về sức khỏe tâm thần. Không chỉ vậy, kết quả còn thu về được hơn 20% các em học sinh lớp 1 xuất hiện các triệu chứng lo âu học đường ở mức độ nhẹ và vừa. Và nguyên nhân chủ yếu đến từ các tình huống giáo viên kiểm tra kiến thức trên lớp học.

 

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Triệu chứng dẫn đến bệnh trầm cảm của học sinh hiện nay

Trầm cảm ở học sinh
Các triệu chứng - dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở học sinh hiện nay

Trầm cảm ở học sinh về cơ bản cũng xuất hiện những biểu hiện giống như các dạng trầm cảm khác. Cụ thể như:

  • Biểu hiện về tinh thần, cảm xúc
  • Luôn cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã, chán nản,.
  • Không còn cảm thấy hứng thú đối với việc mà bản thân từng yêu thích trước kia.
  • Cảm thấy tự thất vọng về bản thân, luôn tự ti, so sánh mình với các bạn cùng trang lứa.
  • Kém tập trung và không thể hoàn thành tốt các công việc được giao, ngay cả những việc đơn giản.
  • Có những biểu hiện hay quên và trí nhớ suy giảm
  • Trẻ có thể ngại trong việc giao tiếp và trò chuyện với những người xung quanh. Học sinh bị trầm cảm thường có xu hướng muốn tự cô lập chính mình với các bạn cùng lớp.
  • Dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống.
  • Suy nghĩ thường xuyên về cái chết và có ý định muốn tự sát để giải thoát bản thân.

Biểu hiện về mặt thể chất

  • Các em thường mắc chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, khó ngủ, thường mơ gặp ác mộng hoặc ngủ quá nhiều.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng, hay bỏ bữa hoặc đôi lúc ăn nhiều đến mất kiểm soát.
  • Cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và thiếu sức sống.
  • Không thích vận động, di chuyển chậm chạp so với người bình thường
  • Đau lưng, đau đầu, chóng mặt, tiêu hóa kém,...

Đó là một số dấu hiệu trầm cảm ở học sinh  mà bạn có thể tham khảo.

 

Thực hiện ngay bài test trầm cảm BECK để có thể tự đánh giá mức độ của mình, kết quả bài test này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa từ những chuyên gia có chuyên môn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở học sinh hiện nay

Do môi trường xã hội

Rối loạn trầm cảm ở học sinh có thể là gây ra bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tác động từ bên ngoài từ xã hội.

 

Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ dần thay đổi toàn diện về mặt tư duy, suy nghĩ cũng như hành vi của mình. Do đó, tâm sinh lý của các em chưa thực sự ổn định và chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề mình đang gặp phải. Khi bị tác động từ bên ngoài (ví dụ như bị miệt thị ngoại hình, quấy rối trên mạng xã hội, bị xúc phạm…..) trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng và phân tâm bởi những điều tiêu cực. Trong trường hợp này nếu không được định hướng đúng đắn thì những suy nghĩ sai lệch đó sẽ khiến các em có những hành động dại dột.

 

>>>Xem thêm: Tư vấn tâm lý học đường online cùng các chuyên gia tại đây!!!

Bệnh trầm cảm ở học sinh
Rối loạn trầm cảm ở học sinh có thể là gây ra bởi nhiều yếu tố

Bản thân gia đình và nhà trường cần phải quan tâm đến con em mình nhiều hơn. Nên thường xuyên trò chuyện với con và trở thành một người bạn để con có thể giải bày tâm sự. Hãy cho trẻ thấy được dù có chuyện gì xảy ra thì vẫn luôn có bố mẹ ở đây, luôn bên cạnh bảo vệ và chia sẻ cùng con. Hãy cho đứa trẻ thấy chúng không cô đơn và chúng rất quan trọng đối với bạn. Sự thấu hiểu và lòng chân thành của ba mẹ có thể giúp con có thêm niềm tin và hy vọng để đối mặt với vấn đề mà mình đang gặp phải.

 

Bất cứ khi nào nhận thấy con có những biểu hiện suy nghĩ, hành vi bất thường thì hãy liên hệ ngay với những bác sĩ chuyên điều trị trầm cảm ở học sinh. Nếu bạn cảm thấy thật khó khăn để có thể liên hệ với những chuyên gia giỏi thì hãy tải ngay ứng dụng Askany. Chúng tôi có những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm hiện đang công tác tại những bệnh viện lớn. Chúng tôi tin rằng với sự tư vấn 1:1 và hỗ trợ từ họ sẽ giúp con em bạn mau chóng đẩy lùi được căn bệnh trầm cảm này.

Áp lực điểm số, thi cử

bệnh trầm cảm ở học sinh
Áp lực điểm số chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu

Áp lực điểm số chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên trầm cảm ở học sinh. Kết quả học tập luôn khiến các em lo lắng, thiếu năng lượng, stress hay thậm chí là rối loạn tinh thần. Những áp lực vô hình này không đâu xa mà bắt nguồn từ chính gia đình, thầy cô và bạn bè.

 

Chúng ta luôn ích kỷ, áp đặt và muốn trẻ phải luôn có thành tích học tập vượt trội. Nhưng có bao giờ bố mẹ dừng lại và quan tâm đến sở thích của con. Con bạn thích chơi môn thể thao nào? Chúng yêu thích bộ phim hoạt hình nào? Khi rảnh rỗi chúng thích được làm gì? Lần gần đây nhất bạn tâm sự với con mình là khi nào? Chắc chắn có rất nhiều ba mẹ không thể trả lời được những câu hỏi đơn giản đó. "Tất cả những người lớn đều từng là trẻ con... nhưng rất ít người trong số chúng ta nhớ về điều đó". Hãy nhớ rằng, con bạn cũng chỉ là một đứa trẻ, chúng cần được vui chơi, khám phá những điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài. Hãy quan tâm đến sở thích và suy nghĩ của con. Đừng áp đặt điểm số quá mức để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc không thể cứu vãn.

Lối sống thiếu khoa học

Không chỉ người lớn mà hiện nay, nhiều trẻ em đang dần hình thành các thói quen sống không lành mạnh. Không hiếm để bắt gặp các em học sinh THPT, THCS hút thuốc lá, uống rượu bia để tỏ ra vẻ “người lớn”. Một số em còn nghiện chơi điện tử quá mức làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sức khỏe của mình. Học sinh ngày nay rất lười hoặc không có thời gian vận động, ít khi tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Không chỉ vậy, các em còn có những thói quen không tốt cho giấc ngủ chẳng hạn như thức quá khuya, ngủ dậy muộn. Những thói quen xấu này nếu không được sớm can thiệp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nó sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý của trẻ, lâu dần trẻ có thể mắc phải chứng trầm cảm tuổi học đường.

Bệnh trầm cảm ở học sinh
Nhiều trẻ thường xuyên tiếp xúc nhiều với các tệ nạn xã hội

Do đó, các bậc phụ huynh nên khuyên nhủ và xây dựng cho con lối sống lành mạnh và khoa học hơn. Bố mẹ cũng nên là tấm gương để con mình noi theo. Bạn có thể phòng ngừa tình trạng trầm cảm bằng cách nhắc nhở con tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày. Thay vì bắt ép thì ba mẹ có thể tập cùng con như một người bạn đồng hành. Việc tập thể dục với 2 người trở lên sẽ khiến các bé không cảm thấy lạc lõng và cô đơn, đồng thời còn có tác dụng gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. 

Thiếu tình thương và sự quan tâm từ người thân, bạn bè

Gia đình được xem là nền tảng và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến suy nghĩ, nhận thức của trẻ trong suốt quá trình phát triển. Trong rất nhiều nghiên cứu chuyên khoa mới đây nhận thấy rằng, những trẻ được sinh sống trong gia đình hạnh phúc, có được nhiều sự yêu thương và sự quan tâm từ bố mẹ ít có khả năng mắc phải bệnh trầm cảm hơn.

Trầm cảm ở học sinh
Gia đình là nền tảng và là yếu tố quan trọng tác động đến suy nghĩ của trẻ

Ngược lại, những trẻ lớn lên trong gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, trẻ không nhận được đầy đủ sự quan tâm từ mọi người sẽ có tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Từ đó ta thấy được tầm quan trọng của gia đình trong việc hình thành suy nghĩ, tình cảm và hành động của trẻ. Sự lạnh nhạt, vô tâm, thiếu vắng tình thương của gia đình cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh.

 

Bố mẹ nào cũng phải tất bật kiếm tiền lo toan cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng hãy nhớ rằng, trẻ con cũng cảm thấy cô đơn, cũng biết buồn khi không có bố mẹ bên cạnh. Nếu có thể, hãy dành thật nhiều thời gian bên cạnh con, cùng con đi dạo, chơi trò chơi, nấu ăn, đọc truyện, làm đồ thủ công hoặc xem một bộ phim mà con yêu thích. Những điều nhẹ nhàng và đơn giản như thế cũng khuyến khích tâm trạng con trở nên tích cực hơn. Chúng cũng giúp bạn và con bạn trở nên gần gũi.

Vấn nạn bạo lực học đường

Bạo lực học đường bao gồm những hành vi đánh đập, bạo hành, công kích tinh thần, sử dụng những lời nói gây tổn thương, xúc phạm hoặc bêu xấu cá nhân trước tập thể, những việc này thường diễn ra trong phạm vi trường học.

 

Tình trạng bạo lực học đường đang là một hồi chuông báo động cho nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng tăng nhanh và hiện vẫn chưa có biện pháp nào có thể khắc phục triệt để. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng trầm cảm ở các em học sinh.

Trầm cảm ở học sinh
Bạo lực học đường bao gồm những hành vi đánh đập, bạo hành

Thông thường những bệnh nhân của bạo lực học đường thường có tâm lý e sợ và luôn muốn che giấu tất cả mọi chuyện mà mình phải gánh chịu. Lâu dần, các em sẽ rơi vào trạng thái hoảng loạn, bất an với những sự việc xảy ra xung quanh và không muốn phải đến trường. Nếu con em bạn đang bị bạo lực nhưng lại không nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người thân hoặc nhà trường thì nhiều nguy cơ trẻ sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, dần dần rơi vào bế tắc, không muốn tiếp xúc với mọi người. Một số trẻ còn bị ám ảnh với những hành vi, lời nói có thể gây tổn thương.

 

Nếu nhận thấy con mình đang trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, hãy giúp con lên tiếng và là đại diện cho tiếng nói của con nhanh nhất và sớm nhất có thể. Bố mẹ nên khẳng định với con rằng người lớn sẽ luôn ở bên cạnh con và con sẽ không phải đương đầu với sự việc một mình. Bố mẹ cũng có thể yêu cầu nói chuyện với những bên liên quan, không nên quá kích động hoặc có những hành vi quá khích. Bạn hãy nhớ rằng người thực hiện hành vi bạo lực cũng chỉ là một đứa trẻ.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp nêu trên thì tình trạng trầm cảm ở học sinh cũng có thể bắt nguồn bởi một số yếu tố sau:

Bệnh trầm cảm ở học sinh
Ám ảnh tinh thần trong khoảng thời gian dài hoặc sang chấn tâm lý
  • Do gen di truyền
  • Nồng độ hormone trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng
  • Bị ám ảnh tinh thần trong khoảng thời gian dài hoặc sang chấn tâm lý.
  • Là học sinh trong cộng đồng LGBT

Cho dù là bất cứ nguyên nhân gì, khi phát hiện con mình bị trầm cảm, bố mẹ phải thật sự kiên nhẫn và giữ vững tinh thần. Những đứa trẻ này thường rất khó đoán, dù cho bạn có làm mọi cách thì chúng vẫn chán nản, mệt mỏi thậm chí càng muốn tránh né bạn hơn. Những lúc như vậy, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các nhà trị liệu tâm lý.

 

Hãy luôn động viên và khích lệ tinh thần con bằng những lời khen như “Con đã làm rất tốt”, “Bố mẹ rất tự hào về con”, “Ngày mai chúng ta cùng cố gắng hơn nhé”. Phụ huynh nên cho con cảm thấy được sự chân thành và quan tâm thật sự từ cha mẹ qua câu nói, nó sẽ giúp con cố gắng phấn đấu hơn mỗi ngày.

 

Bố mẹ không nên khắt khe hoặc gò ép đứa trẻ trầm cảm nói lên suy nghĩ của mình, buộc chúng phải làm điều này điều kia. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng hỏi con “Ngày hôm nay của con thế nào?”, “Con có thấy tâm trạng tốt hơn chưa”, “Con có chuyện gì muốn tâm sự với bố/mẹ không?”, “Mẹ biết con đang trải qua những điều khó khăn, nhưng hãy nhớ luôn có ba mẹ bên cạnh con”, “Hãy trò chuyện với mẹ bất cứ khi nào con có tâm sự nhé”. Những câu hỏi như vậy sẽ khiến trẻ sẵn sàng mở lòng và chia sẻ nhiều hơn.

Hậu quả của căn bệnh trầm cảm đối với học sinh

Trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm ở học sinh là tình trạng khá phổ biến

Trầm cảm ở học sinh là tình trạng khá phổ biến, nó có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau (như đã nêu trên). Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của các em. Cụ thể như:

  • Chất lượng học tập bị suy giảm: Khi căn bệnh trầm cảm kéo dài sẽ khiến các bạn học sinh mất tập trung, suy giảm trí nh. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả học tập của trẻ.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Trầm cảm có thể khiến cho chất lượng cuộc sống của các em học sinh bị suy giảm nghiêm trọng. Hầu như bệnh nhân rơi vào cảm giác lười biếng, không muốn thực hiện bất kì công việc nào, thậm chí là việc vệ sinh cá nhân hàng ngày. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe về sau của trẻ nhỏ.
  • Mất dần các mối quan hệ: Biểu hiện đặc trưng của trẻ bị trầm cảm đó chính là sự xa lánh và thu mình với mọi người xung quanh. Trẻ thường không muốn tiếp xúc hay trò chuyện với bất kỳ ai, thậm chí là bố mẹ của mình. Ngoài ra, những biểu hiện bất thường ở trẻ cũng khiến cho trẻ dần mất kết nối với các mối quan hệ bạn bè, xã hội.
  • Nguy cơ tự tử cao: Nếu tình trạng trầm cảm ở học sinh không được can thiệp sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến cho trẻ dần có những suy nghĩ tiêu cực và gia tăng nguy cơ tự sát.

Các biện pháp điều trị chứng trầm cảm ở học sinh

Căn bệnh trầm cảm ở học sinh nên sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện tốt hơn. Tùy vào mức độ bệnh nhẹ vừa hay nặng mà các chuyên gia sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp hỗ trợ tốt nhất.

Phương pháp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa tại nhà

Đối với những tình trạng bệnh trầm cảm nhẹ, các triệu chứng của bệnh chưa ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng học tập và cuộc sống của trẻ. Các chuyên gia sẽ khuyến khích bệnh nhân áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục,... Những điều này cũng sẽ giúp trẻ hồi phục được sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó khắc phục được các triệu chứng của bệnh.

Bệnh trầm cảm ở học sinh
Áp dụng những biện pháp cải thiện tại nhà như thay đổi thói quen sinh hoạt

Để cải thiện bệnh trầm cảm, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp cụ thể sau đây:

  • Tự tạo cho mình một thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, những thực phẩm có lợi cho não bộ. Việc có thể cân bằng được chế độ ăn uống hàng ngày cũng sẽ giúp cải thiện tâm bệnh, giảm mệt mỏi và giải tỏa áp lực một cách tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế những món ăn thiếu lành mạnh, những món cay nóng, thực phẩm giàu chất béo, các đồ ăn chế biến sẵn hay fast food.
  • Học sinh chưa đủ 18 tuổi tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện, chất kích thích đặc biệt là trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Các chất kích thích này có thể ức chế tác dụng của một số loại thuốc chống trầm cảm được bác sĩ kê toa
  • Tăng cường cường độ tập thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất và sức đề kháng. Trẻ có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản ngay tại nhà. Thói quen vận động thường xuyên cũng sẽ giúp gia tăng sự sản xuất các hormone hạnh phúc, giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng tập trung ở các em học sinh bị trầm cảm. Một số bài tập được bác sĩ  khuyến khích áp dụng cho các đối tượng bệnh trầm cảm như đi bộ, yoga, thiền định,…
  • Đảm bảo giấc ngủ. Trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hãy rèn luyện cho con thói quen ngủ trước 23 giờ. Để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ, các bậc cha mẹ nên chọn không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ, ánh sáng và nhiệt độ phù hợp. Nếu trẻ bị trầm cảm thấy khó ngủ, bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cho trẻ có được năng lượng tích cực, cơ thể sảng khoái và tập trung hoàn thành các công việc hàng ngày tốt hơn.
Trầm cảm ở học sinh
Thường xuyên tập luyện để cải thiện bệnh trầm cảm
  • Cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý. Không nên để một ngày của trẻ trôi qua chỉ biết cúi ghì đầu vào sách vở, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời dựa theo sở thích của trẻ để giúp trẻ được cân bằng cảm xúc tốt hơn. Lưu ý, các bậc phụ huynh không nên gây áp lực hoặc đặt kỳ vọng quá lớn đối với con em mình. Thay vào đó bạn hãy cố gắng trò chuyện, chia sẻ và động viên trẻ nhiều hơn để trẻ có động lực và mục tiêu phấn đấu. Bạn cũng không nên so sánh thành tích học tập của con em mình với những người khác, điều này sẽ khiến trẻ trở nên tự ti và mặc cảm về bản thân.
  • Cha mẹ hãy dạy con cách chủ động trò chuyện với những người xung quanh hoặc những ai mà trẻ cảm thấy tin tưởng. Thói quen này lâu dần sẽ giúp trẻ giải bày được những khó khăn đang gặp phải, những suy nghĩ không thể tâm sự cùng ai. Không chỉ vậy, trẻ cũng sẽ trở nên dạn dĩ và hòa đồng với mọi người. Một số trẻ còn nhận được những lời khuyên hữu ích giúp kiểm soát tốt cảm xúc và tâm trạng của bản thân.
  • Ngoài giờ học, bạn cũng nên cho con tham gia vào những câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ nghệ thuật yêu thích như đá bóng, bóng rổ, chơi nhạc cụ, hội họa, ca hát, nhảy múa,…điều này không chỉ giúp trẻ thư giãn mà còn gia tăng các mối quan hệ xã hội.
  • Các thành viên trong gia đình đặc biệt là bố mẹ cần chú ý quan tâm trẻ nhiều hơn, đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh.
  • Nhà trường, thầy cô cũng nên tạo cho các em môi trường học tập thoải mái, không nên gây áp lực về điểm số, thành tích. Ngoài ra, ban giám hiệu nhà trường cũng cần đưa ra những biện pháp kiểm soát bạo lực học đường. Đây cũng chính là một cách hiệu quả giúp điều trị và phòng chống bệnh trầm cảm ở học sinh.

Trị liệu tâm lý

Hiện nay, trị liệu tâm lý đang là phương pháp phổ biến, không tác động đến cơ thể và không cần dùng đến thuốc. Phương pháp này được sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh rối loạn tâm thần, đặc biệt là chứng trầm cảm ở học sinh. Ưu điểm của biện pháp này đó chính là không gây đau đớn, không xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và đảm bảo được sự an toàn cho các em, nó cũng hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh về sau.

Bệnh trầm cảm ở học sinh
Không tác động đến cơ thể và không cần dùng đến thuốc

Trị liệu tâm lý là cách mà các chuyên gia sẽ trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân của mình. Họ sẽ sử dụng những kỹ thuật chuyên môn để dần khai thác được những vấn đề sâu trong tâm trí của bệnh nhân, từ đó hiểu hơn về các khó khăn cũng như nguyên nhân gây ra bệnh.

 

Chuyên gia sẽ dần gỡ rối và giúp cho người bệnh dẫn nhận thấy được các biểu hiện bất thường của bản thân. Đồng thời họ, các em cũng tìm ra được các giải pháp giúp khắc phục tốt nhất những vấn đề của chính mình. Thông qua quá trình điều trị, các em học sinh sẽ dần hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần một cách tự nhiên. Đồng thời cũng học được các cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình để ngăn chặn bệnh tái phát.

Dùng thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị dài hạn

Trong một số trường hợp bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng, thường là trầm cảm mức độ nặng mới cần dùng đến thuốc chống trầm cảm. Đó là khi các em học sinh xuất hiện các hành vi gây tổn thương cho bản thân và những người thân xung quanh mình. Việc sử dụng các loại thuốc kê toa theo ý kiến của bác sĩ sẽ giúp các bạn học sinh kiểm soát được các triệu chứng bất thường, phòng tránh những tình trạng biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

 

Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao trong việc điều trị trầm cảm ở học sinh vì nó tìm ẩn một số nguy cơ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Không chỉ vậy, nó chỉ giải quyết về mặt triệu chứng của bệnh trầm cảm. Do đó, người nhà hoặc bản thân các em học sinh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ tâm thần.

Trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm mức độ nặng mới cần dùng đến thuốc chống trầm cảm

Hơn thế nữa, trong thời gian điều trị bằng thuốc, các em cần tuân thủ đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc đúng liều, đúng giờ để giúp bệnh tình được cải thiện tốt hơn. Việc dùng thuốc đều đặn kết hợp tư vấn tâm lý cũng khiến cho hiệu quả tăng lên. Thuốc có thể khiến cho những suy nghĩ trong đầu người bệnh chậm lại, giảm bớt các triệu chứng loạn thần và giúp họ có thể tìm ra được vấn đề và sửa chữa lại lối suy nghĩ của mình.

 

Các thuốc chống trầm cảm hiện nay thường được các bác sĩ tâm thần tin dùng như: mirtazapine, venlafaxine, parocetine, escitalopram và sertraline. Các thuốc này sẽ phát huy tác dụng chống trầm cảm rõ ràng sau 4 tuần điều trị. Tuy nhiên chúng cũng có một số tác dụng phụ như đầy bụng, uể oải, khô hoặc đắng miệng, mệt mỏi, táo bón... Những triệu chứng này sẽ hết nhanh sau 7-10 ngày dùng thuốc.

 

Cha mẹ nên giữ các loại thuốc chống trầm cảm một cách cẩn thận, không nên đưa trẻ toàn quyền bảo quản. Hãy chia nhỏ liều và nhắc nhở con uống thuốc đúng giờ. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm, trẻ có xuất hiện các triệu chứng lạ thì cần báo ngay với nhân viên y tế hoặc các chuyên gia để được thăm khám và xử lý kịp thời.
 

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

 

Bài viết trên đây mà Topchuyengia chia sẻ đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng bệnh trầm cảm ở học sinh. Để có thể phòng tránh tốt căn bệnh này, ba mẹ và nhà trường cần quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn và không nên đặt quá nhiều áp lực với trẻ. Đồng thời người lớn cũng nên tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt và học tập thoải mái, phù hợp với lứa tuổi. Và quan trọng hơn hết, nếu phát hiện con em mình đã có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ thì nên ngay lập tức nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa hoặc các bác sĩ trị liệu tâm lý. Nếu bạn cảm thấy thật khó khăn để liên hệ với họ, hãy nhờ đến sự trợ giúp của Askany. Ứng dụng này sẽ đưa ra cho bạn danh sách các bác sĩ giỏi nhất với kinh nghiệm dày dặn và hiện đang công tác tại các bệnh viện lớn. Chỉ với một lượt nhấp chuột đơn giản là bạn đã có thể đặt lịch hẹn tư vấn trực tiếp 1:1 với họ trong thời gian sớm nhất.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng