Nhận biết triệu chứng và cách điều trị trầm cảm khi mang thai

Nhận biết triệu chứng và cách điều trị trầm cảm khi mang thai

12/08/2024

1588

0

Chia sẻ lên Facebook
Nhận biết triệu chứng và cách điều trị trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai sẽ khiến cơ thể bạn trải qua rất nhiều thay đổi. Đây là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và con. Vậy bạn đã biết những dấu hiệu nào cảnh báo trầm cảm ở mẹ bầu? Hậu quả cũng như rủi ro mà căn bệnh này đem lại? Cách phòng ngừa và phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai hiện nay? Tất cả những thông tin mà bạn cần biết đều sẽ có trong bài viết dưới đây của Topchuyengia.

 

Theo đó mọi người nên lưu ý rằng, nội dung bài viết này đang hướng dẫn cách để bạn nhận biết và hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm trong thai kỳ. Thông tin được tổng hợp từ một số trang web y khoa nước ngoài uy tín và chia sẻ kinh nghiệm từ các bác sĩ chuyên ngành. Tuy nhiên, nó sẽ không có giá trị trong việc giúp bạn khỏi hoàn toàn chứng trầm cảm. Do đó, bất cứ khi nào bạn nhận thấy những dấu hiệu tâm lý bất thường như được nêu trong bài viết, bạn nên tìm bác sĩ tâm lý cho mình ngay các chuyên gia giỏi nhất tại Askany. Họ hiện đang công tác tại các bệnh viện tuyến đầu và chuyên điều trị cho những phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, hãy đặt lịch khám và họ sẽ hỗ trợ 1:1 ngay!

Trầm cảm khi mang thai là gì ?

Trầm cảm là một trong các bệnh lý về thần kinh cực kỳ nguy hiểm. Không những nó gây nên những tác động tiêu cực với người bình thường, phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi.

 

Tuy nhiên, không đơn giản để xác định chính xác liệu mẹ bầu có đang mắc bệnh trầm cảm hay không. Do các triệu chứng của nó gần như giống với các trạng thái tâm lý bình thường như suy nghĩ tiêu cực, lo âu, căng thẳng,... Nếu không để ý kĩ, có nhiều thai phụ đã không sớm nhận biết được vấn đề đang xảy ra với bản thân. Một số người mẹ vì lí do nào đó còn muốn che giấu tình trạng bệnh trầm cảm của mình khiến các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trầm cảm khi mang thai
Một số người mẹ che giấu tình trạng bệnh của mình khiến mọi thứ tệ hơn

Theo thống kê cho thấy, số phụ nữ mắc phải trầm cảm khi mang thai chiếm tỷ lệ từ 14% - 23%, con số này cho thấy cứ khoảng 10 thai phụ sẽ có 1 mẹ bầu bị trầm cảm. Nếu không được phát hiện sớm, bệnh chuyển sang giai đoạn trầm cảm nặng có thể để lại nhiều hậu quả vô cùng đáng tiếc. Do đó, bản thân phụ nữ cần phải nắm vững các kiến thức cơ bản về căn bệnh này cũng như toàn bộ quá trình mang thai. Phụ nữ cũng nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi chào đón em bé ra đời để tránh mắc phải căn bệnh trầm cảm sau sinh.

 

Thực hiện ngay bài test trầm cảm BECK để có thể tự đánh giá mức độ của mình, kết quả bài test này chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế chẩn đoán y khoa từ những chuyên gia có chuyên môn.

Vì sao phụ nữ thường bị trầm cảm khi mang thai?

Hormone bên trong cơ thể bị thay đổi

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều biến đổi về mặt tâm lý lẫn sinh lý và thường sẽ thay đổi nội tiết tố một cách mạnh mẽ. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ dễ rơi vào trạng thái trầm uất và là động cơ cho những nguy hiểm. Những rối loạn do estrogen gây ra sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thai phụ, khiến họ trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn bình thường. Thông thường, khi phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm, họ sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực về bản thân và đứa trẻ. Đây là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm bởi bệnh trầm cảm có thể khiến phụ nữ thực hiện những hành động gây hại cho chính mình và con.

Chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng làm mẹ

Trầm cảm khi mang thai
Tình trạng thường gặp ở các bà mẹ trẻ

Đây là tình trạng thường gặp ở các bà mẹ trẻ, thường là do mang thai ngoài ý muốn,...Từ đó  khiến việc có con trở thành áp lực khiến họ cảm thấy căng thẳng. Chính vì tâm lý chưa được chuẩn bị sẵn sàng, suy nghĩ chưa thật sự chín chắn khiến cho quá trình mang thai gặp nhiều áp lực. 

 

Qua một vài nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ, đối tượng nữ giới kết hôn ở độ tuổi vị thành niên có xu hướng mắc bệnh trầm cảm khi mang thai cao hơn so với những người kết hôn ở độ tuổi gần 30.

 

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Do gen di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, bệnh trầm cảm có thể di truyền từ người thân trong gia đình đến con cái của họ. Vì thế, đối với những người phụ nữ có tiền sử gia đình bệnh tâm thần sẽ có nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm khi mang thai hơn so với những phụ nữ khác.

Các mối quan hệ gặp vấn đề

Trầm cảm khi mang thai
Phụ nữ khi không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ bạn đời

Phụ nữ khi không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ bạn đời, người thân hoặc gia đình mình thì cũng sẽ dễ rơi vào trạng thái lo lắng, buồn bã, suy sụp tinh thần. Tình trạng này kéo dài cũng chính là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ mắc bệnh trầm cảm. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiều hành động gây hại cho bản thân và thai nhi.

Đứa bé trong bụng gặp vấn đề

Việc đứa trẻ trong bụng mẹ mắc các bệnh như bị động thai,dị tật bẩm sinh, chậm phát triển,... cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ mắc bệnh trầm cảm. Phụ nữ thường hay suy nghĩ rất nhiều và lo lắng cho tương lai của con nên dẫn đến bế tắc, đôi lúc cảm thấy tuyệt vọng. Việc đứa trẻ không phát triển một cách toàn diện khiến cho tâm lý người mẹ bị tổn thương nặng nề và ảnh hưởng đến trí não.

Đã từng gặp biến cố trước đó

Nếu các bà mẹ đã từng có nguy cơ vô sinh hoặc từng bị sảy thai trước đó cũng sẽ dễ bị trầm cảm hơn. Những vấn đề này khiến cho tâm lý thai phụ chịu nhiều sức ép, họ sẽ thường xuyên lo lắng, sợ hãi cho sự an nguy của em bé trong bụng. Họ có thể suy nghĩ thái quá và tự làm cho tâm lý mình không ổn định, dễ dẫn đến chứng trầm cảm nguy hiểm.

Đã từng gặp vấn đề tâm lý trước đó

Trầm cảm khi mang thai
Bị sảy thai trước đó cũng sẽ dễ bị trầm cảm hơn

Một số thai phụ có quá khứ đau thương như bị lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi khi còn bé,.... cũng có thể dễ dàng mắc chứng trầm cảm. Những ám ảnh về mặt tinh thần vẫn luôn thường trực trong tâm trí và ám ảnh họ cho đến khi lập gia đình và mang thai. Những trở ngại tâm lý này có thể chưa hoàn toàn mất đi và cộng hưởng với nhiều thay đổi về mặt sinh lý của bản thân đã khiến cho nhiều bà mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bất lực. Đây cũng là một trong số các nguyên nhân hiếm gặp gây nên bệnh trầm cảm khi mang thai.

Tài chính chưa vững vàng

Kinh tế tài chính là vấn đề không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể giải quyết ổn thỏa, đặc biệt là các đôi vợ chồng trẻ. Khi chào đón đứa con ra đời, áp lực tài chính sẽ ngày càng nặng nề hơn. Có không ít những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, bố mẹ đều đang trong tình trạng kinh tế khó khăn. Việc này khiến cho người phụ nữ có tâm trạng lo lắng kéo dài và cũng dễ mắc chứng trầm cảm hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng nhận ra được bản thân mình đang mắc bệnh trầm cảm. Có thể họ sẽ phớt lờ và cố tình lảng tránh những vấn đề tâm lý của mình. Vì thế, người thân trong gia đình cũng cần đặc biệt quan tâm và để ý đến những biểu hiện bất thường ở thai phụ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai.

Dấu hiệu nào nhận biết phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể và tâm lý của phụ nữ sẽ phải có nhiều thay đổi đột ngột. Bạn có thể trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong suốt thai kỳ - đôi khi vui mừng khôn xiết hoặc đôi khi chán nản tuyệt vọng đến tận cùng. Bạn có thể cảm nhận và trải qua tất cả những cảm xúc khác nhau này. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào sau đây khi mang thai, đó có thể là trầm cảm và bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên điều trị trầm cảm khi mang thai của Askany ngay lập tức. Họ sẽ đưa ra lời khuyên và trị liệu tâm lý cho bạn tận tình, giúp bạn mau chóng hồi phục tinh thần và sẵn sàng chào đón đứa bé của mình ra đời.

Trầm cảm khi mang thai
Có nhiều dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình đang bị trầm cảm

Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai có thể kể đến như:

  • Có những suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần về cái chết hoặc tự tử.
  • Có tâm trạng buồn bã, chán nản xuất hiện gần như cả ngày, đầu ngày hoặc kéo dài trong hai tuần liên tiếp.
  • Cảm thấy tội lỗi, vô vọng hoặc nhận thấy bản thân mình vô giá trị.
  • Dễ khóc và xúc động mạnh
  • Tăng cân hoặc sụt cân không thể kiểm soát được
  • Thường xuyên lo lắng quá mức cho đứa bé trong bụng mình dẫn đến ám ảnh
  • Rối loạn giấc ngủ, bị mộng du hoặc giật mình giữa đêm
  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, tập trung khi đưa ra quyết định dù là đơn giản nhất.
  • Không còn hứng thú hoặc niềm vui trong hầu hết các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào như kể trên, bạn có thể sẽ được các chuyên gia của Askany có thể hỏi bạn những câu hỏi sau:

  • Trong hai tuần qua, bạn có cảm thấy suy sụp, chán nản hay tuyệt vọng không?
  • Trong hai tuần gần đây nhất, bạn có cảm thấy ít hứng thú hoặc không còn hứng thú để làm việc gì không?

Nếu bạn trả lời có cho một trong hai câu hỏi này, họ sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi hơn trong quá trình kiểm tra sàng lọc trầm cảm chuyên sâu hơn.

XEM THÊM:

Bị trầm cảm khi mang thai gây ra những hậu quả gì cho mẹ và con?

Đối với thai phụ

Nếu mắc chứng trầm cảm, họ có thể suy nghĩ đến việc tự tử hoặc bỏ con do tâm lý chịu nhiều áp lực, thường xuyên lo lắng, bất an. Từ đó có thể hình thành những suy nghĩ dại dột như gây hại cho bản thân và thai nhi.

 

Trầm cảm khi mang thai còn có thể dẫn đến một căn bệnh khác là trầm cảm sau sinh. Trong một số trường hợp không mong muốn, thai phụ có thể sử dụng các chất kích thích với mong muốn giải tỏa căng thẳng như bịa, rượu, thuốc lá,...khiến đường ruột và não bộ bị tổn thương nặng nề và còn gây ảnh hưởng đến đứa bé.

Trầm cảm khi mang thai
Họ có thể suy nghĩ đến việc tự tử hoặc bỏ con do tâm lý chịu nhiều áp lực

Trầm cảm khi mang thai còn ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, vợ chồng có thể dẫn đến ly hôn. Việc tâm lý gặp vấn đề thường khiến cho phụ nữ không còn chăm chút cho bản thân và bề ngoài của họ nữa. Điều này cũng khiến cho cơ thể dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

 

Không còn muốn chăm sóc, gần gũi với con. Mất kết nối giữa mẹ và con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách đứa trẻ sau này. 

Đối với thai nhi hoặc trẻ sơ sinh

Như đã nêu trên, trầm cảm khi mang thai sẽ gia tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ cũng gặp nhiều vấn đề như mắc dị tật bẩm sinh làm ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ nhỏ sau này.

 

Khi mẹ bị trầm cảm còn khiến cho thai nhi không phát triển tốt về thể chất và trí tuệ. Theo thống kê tại nhiều bệnh viện cho thấy, mẹ bầu bị trầm cảm sẽ sinh ra em bé nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sau này của trẻ và còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và xương khớp ở trẻ con. Chính vì những hậu quả và di chứng có thể để lại, mẹ bầu nên lưu ý để bảo vệ bản thân và em bé. Hãy cố gắng để duy trì thai kỳ khỏe mạnh để em bé của bạn được sinh ra và có một sống một cuộc sống bình thường như mọi đứa trẻ khác.

Cách để điều trị trầm cảm khi mang thai dành cho bạn

Sử dụng thuốc kê toa dưới sự chỉ định của bác sĩ

Việc sử dụng thuốc tây có thể sẽ gây một vài tác dụng phụ không mong muốn như sinh non, táo bón, khô miệng, tiền sản giật, giảm khả năng sinh con thông thường,... Do đó, phụ nữ mang thai cần hết sức lưu ý và không được tự ý mua hay sử dụng thuốc trị trầm cảm khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Trầm cảm khi mang thai
Thuốc thường sẽ được sử dụng vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2

Thuốc thường sẽ được sử dụng vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ) để đảm bảo được sự an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, sau khi sử dụng thuốc, phải chờ đợi khoảng 4 tuần nữa để biết thuốc có tác dụng hay không. Chính vì thế, thai phụ đừng vội ngừng sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, nếu cần có thể đến gặp các chuyên gia để xin lời khuyên tư vấn hướng dẫn. Việc ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị bằng giải pháp tâm lý

Ngoài việc sử dụng thuốc, điều trị tâm lý chính là biện pháp hiệu quả và phổ biến để khắc phục chứng trầm cảm nhẹ. Thai phụ có thể đến gặp chuyên gia tâm lý của Askany để được giải quyết các vấn đề, trăn trở của bản thân. Chúng tôi có đội ngũ những chuyên gia hàng đầu với kinh nghiệm chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân mắc chứng trầm cảm khi mang thai. Với những lời khuyên tư vấn và biện pháp điều trị tiên tiến của họ, bạn sẽ được giải tỏa những mối bận tâm, âu lo trong suy nghĩ.

Mục đích của phương pháp điều trị này là:  

  • Giúp thai phụ nói ra được những uất ức, nỗi niềm và sự bất an trong tâm lý.  
  • Có người lắng nghe, chia sẻ và đồng cảm cùng bệnh nhân.  
  • Bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp, giúp thai phụ lấy lại được bình tĩnh, suy nghĩ mọi chuyện tích cực hơn.  
  • Tránh được tình trạng thai phụ có ý định tự sát hoặc tổn hại đến con mình.  
  • Điều chỉnh lại những hành vi xấu và xây dựng thói quen tốt trong cuộc sống cho mẹ bầu. 

Trị liệu trầm cảm khi mang thai không cần dùng thuốc tại Askany

Trầm cảm khi mang thai
Đăng ký ngay khám chữa bệnh tại Askany để nhận nhiều ưu đãi

Askany là ứng dụng giúp bạn kết nối dễ dàng với các chuyên gia đầu ngành. Họ sẽ cho bạn lời khuyên để giải quyết các vấn đề, khó khăn trong cuộc sống. Tại đây, chúng tôi cũng có đội ngũ các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần với nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị chứng trầm cảm khi mang thai. Họ hiện đang công tác và làm việc tại các bệnh viện lớn trong thành phố. Với mỗi vấn đề mà khách hàng gặp phải, các chuyên gia tâm lý của Askany sẽ cùng trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý và đưa ra những liệu pháp trị liệu riêng biệt dựa trên một quy trình tổng thể cho từng trường hợp.

 

Bạn có thể đặt lịch hẹn tư vấn online hoặc offline một cách đơn giản với thời gian linh động. Liên hệ với Askany để tìm và đặt hẹn 1:1 với bác sĩ ngay hôm nay.

Những điều lưu ý để phòng tránh trầm cảm khi mang thai

Việc phòng tránh căn bệnh trầm cảm là điều hết sức cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Do đó, bạn đọc nên tham khảo các lưu ý dưới đây để giúp thai nhi được khỏe mạnh và mẹ bầu cũng tránh được trầm cảm.

Trầm cảm khi mang thai
Những điều lưu ý để phòng tránh trầm cảm khi mang thai
  • Nếu bạn nghĩ mình đang bị trầm cảm khi mang thai thì không nên ở một mình khi tâm trạng không vui hoặc có nhiều suy nghĩ rối ren. Thay vào đó, hãy nhớ rằng gia đình, bạn bè và đặc biệt là bạn đời có thể tâm sự chia sẻ cùng bạn.
  • Khi mang thai, tuyệt đối đừng để cơ thể phải làm việc quá sức. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và hạn chế thức khuya.
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe.
  • Có thể đến gặp bác sĩ tâm lý của Askany nếu bạn đang gặp phải các biến cố mà bản thân không tự mình giải quyết được. Người có chuyên môn và thấu hiểu sẽ giúp bạn gỡ rối được vấn đề, tránh được những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
  • Cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, bổ sung vitamin và cải thiện sức đề kháng. Mẹ bầu nên chăm chỉ tập thể dục, vận động nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể, máu huyết lưu thông tốt hơn. Trầm cảm khi mang thai là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và không nên xem thường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh trầm cảm khi mang thai. Nếu đang trong quá trình mang thai hoặc dự định mang thai, bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác trên website Topchuyengia để có thêm kiến thức. Nếu phát hiện bản thân hoặc những người xung quanh đang trầm cảm trong giai đoạn thai kỳ. Bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ tâm lý của Askany để nhờ họ tư vấn 1:1 ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng