Business Analysis là gì? Các kỹ thuật trong Business Analysis

Business Analysis là gì? Các kỹ thuật trong Business Analysis

17/01/2024

1302

0

Chia sẻ lên Facebook
Business Analysis là gì? Các kỹ thuật trong Business Analysis

Business Analysis là gì? Business Analysis - phân tích kinh doanh là một lĩnh vực tập trung vào các hoạt động cần thiết để phân tích nhu cầu của khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó, người làm BA sẽ cung cấp những giải pháp để giải quyết các “nỗi đau” cho khách hàng và doanh nghiệp. Bài viết hôm nay của Topchuyengia sẽ giải đáp khái niệm này và giới thiệu các kỹ thuật phân tích thú vị cho bạn nhé!

 

Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về công việc của nhà phân tích kinh doanh hoặc quá trình Business Analysis nói chung thì có thể tham gia các khóa học BA cùng các chuyên gia trong lĩnh vực tại Askany - nền tảng tư vấn online chất lượng nhé!

Business Analysis là gì?

Business Analysis là gì
Khái niệm Business Analysis có nghĩa là gì?

Business Analysis là gì? Theo Topchuyengia, Business Analysis là lĩnh vực nghiên cứu và phân tích chuyên sâu về nhu cầu của khách hàng để đề xuất những ý tưởng nhằm đáp ứng những yêu cầu đó. Vai trò quan trọng nhất của các chuyên gia phân tích kinh doanh (gọi là Business Analyst) là đảm bảo cả dự án và sản phẩm đề đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng và tạo nên giá trị cho doanh nghiệp.

 

Ví dụ: Doanh nghiệp X cần cải thiện ứng dụng di động của ngân hàng. Qua quá trình thu thập dữ liệu, xây dựng yêu cầu hệ thống, tương tác với nhóm phát triển, kiểm tra, BA đảm bảo rằng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu và mang lại giá trị cho khách hàng. Đồng thời, nỗ lực của BA và ứng dụng di động này đã tăng sức cạnh tranh và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Quy trình Business Analysis 8 bước

Business Analysis là gì

Sau khi đã hiểu Business Analysis là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về công việc này qua 8 bước

Bước 1: Định hướng

Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định và làm rõ vai trò cụ thể, những nhiệm vụ và trách nhiệm mà người làm Business Analysis sẽ đảm nhận trong dự án. Đồng thời, quan điểm, kỳ vọng của các bên liên quan cũng cần được xác định rõ ràng để đảm bảo sự đồng thuận và hiểu biết chung về mục tiêu của dự án.

 

Quá trình nghiên cứu và làm quen với lịch sử dự án là bước quan trọng để hiểu rõ về tiến triển và các thách thức đã xuất hiện trong quá khứ. Bước này giúp doanh nghiệp có đủ thông tin, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho dự án.

Bước 2: Đặt mục tiêu

Ở bước này, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng, tập trung vào những khía cạnh quan trọng của tổ chức. Sau đó, bạn phải xác định, đánh giá yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan, từ đó tạo ra một cơ sở thông tin để đưa ra giải pháp. Việc này giúp đảm bảo rằng mỗi kỳ vọng đều khả thi, đồng thời loại bỏ những mong đợi không thực tế, định hình chiến lược tổng thể của dự án.

Bước 3: Xác định phạm vi dự án

Bước này đòi hỏi bạn xác định phạm vi của dự án. Sau đó, lập lộ trình sơ bộ, tập trung vào các bước cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án. Việc này không chỉ giúp đảm bảo sự hiểu rõ về quy mô, mà còn cung cấp một hướng dẫn rõ ràng và đồng bộ cho mọi người tham gia.

Bước 4: Lập kế hoạch cụ thể

Để bắt đầu quá trình Business Analysis có tổ chức, bạn cần thực hiện kế hoạch phân tích kinh doanh chi tiết để đảm bảo sự hiệu quả và tính nhất quán của dự án. 

 

Đầu tiên, bạn cần liệt kê các mốc thời gian quan trọng, đặt ra các điểm đánh dấu cụ thể để theo dõi tiến độ của dự án. Ngoài ra, kế hoạch phân tích cũng nên bao gồm các quy trình cụ thể mà người làm Business Analysis sẽ thực hiện, từ việc thu thập dữ liệu đến phân tích chi tiết về yêu cầu và giải pháp. Quá trình này giúp đảm bảo rằng mỗi bước đều được thực hiện đúng đắn và phù hợp với mục tiêu tổng thể của dự án.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liệt kê kết quả dự kiến từ mỗi giai đoạn của quá trình phân tích kinh doanh để định rõ những gì sẽ được đạt được và cung cấp một cơ sở đánh giá hiệu suất. Hành động này không chỉ giúp đối tượng dự án hiểu rõ về hướng đi mà còn tạo ra một cấu trúc cho việc đánh giá và theo dõi quá trình.

Bước 5: Xác định yêu cầu

Quá trình xác định yêu cầu đòi hỏi sự cụ thể và chi tiết nhưng vẫn giữ ngắn gọn, rõ ràng và khả thi. Bạn có thể tập trung vào yếu tố quan trọng, mô tả chi tiết và đưa thông tin mạch lạc. Đặc biệt, yêu cầu cần ngắn gọn để tránh hiểu lầm và phải khả thi, thực tế. Quá trình này đảm bảo rằng mọi người tham gia đều hiểu rõ và dự án tiến triển hiệu quả.

Bước 6: Phối hợp với bộ phận IT

Trong quá trình Business Analysis, sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận IT là không thể thiếu để thực hiện các giải pháp cần thiết. Sự phối hợp này không chỉ bao gồm việc truyền đạt thông tin rõ ràng về yêu cầu mà còn đặt ra quy trình kiểm soát và theo dõi để đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong quá trình thực thi. Bằng cách này, sự hợp tác chặt chẽ giữa Business Analysis và bộ phận IT sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo rằng mọi giải pháp đều đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh.

Bước 7: Thử nghiệm

Bước tiếp theo trong quy trình là hỗ trợ kiểm thử, đảm bảo rằng mọi khía cạnh của phần mềm hoặc sản phẩm đều được kiểm tra theo các tiêu chí đã được đặt ra trước đó. Người làm Business Analysis sẽ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh và đảm bảo chất lượng trước khi đưa sản phẩm/ phần mềm ra sử dụng.

Bước 8: Đánh giá

Bước cuối cùng trong quy trình chính là đánh giá lại toàn bộ dự án. Đánh giá này sẽ tập trung vào việc đo lường tiến độ đạt được dưới dạng phần trăm và xác định những phần nào chưa đạt yêu cầu và cần tiếp tục triển khai. Bằng cách này, người làm Business Analysis không chỉ đóng vai trò quan sát mà còn là người phân tích chi tiết về hiệu suất và tiến triển của dự án.

Sự khác nhau giữa Business Analysis và Business Analytics

Business Analysis là gì

Business Analysis (Phân tích kinh doanh) và Business Analytics (Phân tích doanh nghiệp) là hai lĩnh vực quan trọng trong ngành quản lý kinh doanh và đều có mục tiêu chung là tìm cách cải thiện lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty. Tuy nhiên, cả hai khái niệm này cũng có những khác biệt rất lớn về phương pháp cũng như ứng dụng trong cuộc sống.

 

Ví dụ như Business Analysis sẽ tập trung vào việc đánh giá, phân tích nhu cầu và quy trình kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp, Sau đó họ sẽ tìm kiếm giải pháp cải thiện quy trình, tối ưu hóa hoạt động và xử lý những vấn đề cụ thể trong doanh nghiệp đó. Các Business Analysis có thể tận dụng các kỹ thuật để phân tích luồng công việc, đặc tả yêu cầu và tương tác chặt chẽ với các bên liên quan để xác định rõ nhu cầu kinh doanh cũng như đề xuất giải pháp phù hợp nhất.

 

Ngược lại, Business Analytics thì lại tập trung vào việc phân tích dữ liệu, biểu đồ, tổng hợp và tận dụng tối đa thông tin của doanh nghiệp cải thiện quản lý, nâng cao tốc độ xử lý thông tin cũng như đưa ra những quyết định thông minh, logic cho doanh nghiệp. 

 

Nói tóm lại, đối với Business Analysis thì sẽ nhấn mạnh việc hiểu rõ về như cầu kinh doanh và cải thiện quy trình, còn Business Analytics thì chú trọng vào việc sử dụng dữ liệu để tạo ra những giá trị cũng như hỗ trợ các quyết định kinh doanh. Cả hai lĩnh vực đều rất quan trọng và có thể hoạt động song song hỗ trợ nhau, để đảm bảo mang lại hiệu suất tối ưu và thành công cho doanh nghiệp, tổ chức.

Các kỹ thuật trong Business Analysis

Một số kỹ thuật và phương pháp quan trọng trong Business Analysis:

Kỹ thuật CATWOE Analysis

Business Analysis là gì

CATWOE là Customers (khách hàng), Actors (người tham gia), Transformation Process (quá trình biến đổi), World View (quan điểm), Owner (chủ sở hữu), và Environmental Constraints (hạn chế môi trường). CATWOE giúp bạn phân tích rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh, từ đó cung cấp cái nhìn tổng thể và chi tiết, hỗ trợ Business Analysis đánh giá toàn diện.

Phương pháp MoSCoW Analysis

Business Analysis là gì
MoSCoW

MoSCoW (Must or Should, Could or Would) tập trung vào ưu tiên hóa các yêu cầu dự án. Đây là viết tắt của:

  • Must have (Phải có): Yêu cầu cốt yếu và không thể bỏ qua, đó là những yêu cầu bắt buộc phải có để dự án được coi là thành công.
  • Should have (Nên có): Yêu cầu quan trọng, nhưng không đến mức cần thiết như "Must have". Chúng được xem xét và triển khai nếu có thể.
  • Could have (Có thể có): Những yêu cầu có thể triển khai nếu có thêm thời gian hoặc nguồn lực.
  • Would have (Nên có): Yêu cầu lý tưởng, nhưng không cần thiết trong điều kiện hiện tại.

Phương pháp MoSCoW giúp nhóm dự án tập trung vào những yêu cầu quan trọng nhất, đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả trong việc quản lý và triển khai dự án.

Phương pháp MOST Analysis

Business Analysis là gì
Phương pháp MOST

Phương pháp MOST giúp Business Analysis nắm bắt sâu sắc cấu trúc mục tiêu tổ chức và xác định cách tiếp cận cụ thể để đạt được chúng:

  • Mission (Sứ mệnh): Đặt ra câu hỏi về lý do tồn tại và mục đích cốt lõi của tổ chức.
  • Objectives (Mục tiêu): Xác định những gì tổ chức muốn đạt được trong tương lai, đặt ra mục tiêu cụ thể.
  • Strategies (Chiến lược): Phân tích cách tổ chức sẽ đạt được mục tiêu, đặt ra các kế hoạch chiến lược.
  • Tactics (Chiến thuật): Định rõ các bước hành động cụ thể để thực hiện chiến lược.

Phương pháp PESTLE Analysis

Business Analysis là gì
PESTLE giúp Business Analysis đánh giá tổng thể

PESTLE giúp Business Analysis đánh giá tổng thể về môi trường kinh doanh và xác định cách tốt nhất để ứng phó với các yếu tố bên ngoài này:

  • Political (Chính trị): Ảnh hưởng của các vấn đề chính trị và chính sách công.
  • Economic (Kinh tế): Tác động của yếu tố kinh tế và tình hình thị trường.
  • Sociological (Xã hội học): Những thay đổi trong xã hội và văn hóa.
  • Technological (Công nghệ): Tiếp cận và sử dụng công nghệ mới.
  • Legal (Pháp lý): Các yếu tố về pháp lý và tuân thủ.
  • Environmental (Môi trường): Ảnh hưởng của yếu tố môi trường và bảo vệ môi trường.

Phương pháp SWOT Analysis

Business Analysis là gì
SWOT giúp Business Analysis đánh giá toàn diện về tình hình hiện tại của doanh nghiệp

SWOT giúp Business Analysis đánh giá toàn diện về tình hình hiện tại của doanh nghiệp và xác định chiến lược tương lai. Trong đó, Strengths là điểm mạnh, Weaknesses là điểm yếu, Opportunities là cơ hội và Threats là mối đe dọa.

Phương pháp The 5 Whys Analysis

Business Analysis là gì
The 5 Whys giúp bạn xác định nguồn gốc của vấn đề

The 5 Whys giúp bạn xác định nguồn gốc của vấn đề bằng cách đặt liên tục câu hỏi "Tại sao?". Từ đó, bạn có thể tìm ra giải pháp gốc rễ. Phương pháp này thường được sử dụng trong quá trình giải quyết vấn đề và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

 

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn Business Analysis là gì. Để thành công trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc nắm bắt Business Analysis và các kỹ thuật phân tích là vô cùng cần thiết. Nếu bạn còn nhiều thắc mắc về cụm từ Business Analysis thì đừng ngại liên hệ tư vấn 1:1 online cùng chuyên gia BA uy tín tại nền tảng Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng