Các loại requirement: Phân loại và vai trò

Các loại requirement: Phân loại và vai trò

07/03/2024

1156

0

Chia sẻ lên Facebook
Các loại requirement: Phân loại và vai trò

Các loại requirement đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và định hình chiến lược cũng như kết quả cuối cùng của một dự án. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các loại requirement và tầm quan trọng của từng loại trong quá trình phát triển dự án.

 

Việc tìm hiểu về các loại requirement chỉ là bước đầu trên hành trình đầy tiềm năng trong lĩnh vực Business Analyst. Tuy nhiên, để có góc nhìn thực tế nhất, tìm kiếm thông tin trên internet là không đủ. Thay vào đó, bạn nên liên hệ tư vấn 1:1 với các chuyên gia BA tại nền tảng Askany để được nghe kinh nghiệm làm việc thực tế từ những người đi trước trong ngành. 

Phân loại và vai trò của yêu cầu phần mềm

Các loại requirement
4 loại requirement và vai trò của từng loại

Hiện nay, có 4 loại requirement chính là: 

Loại 1: Business Requirement

Trong các loại requirement, yêu cầu kinh doanh là mức độ cao nhất và phản ánh các yêu cầu tổng quan và chủ quan nhất của doanh nghiệp. Business requirements sẽ mô tả về những yêu cầu ở tầng kinh doanh, đồng thời làm rõ lý do doanh nghiệp cần thực hiện các thay đổi này.

 

Các yêu cầu này có thể ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp, đóng vai trò là nền tảng quan trọng nhất cho việc phát triển các tầng yêu cầu chi tiết hơn. Yêu cầu kinh doanh sẽ xác định giá trị doanh nghiệp, phạm vi và chức năng cần thiết, thống nhất từ tất cả các bên liên quan. Business Requirements cũng thiết lập tiêu chuẩn đánh giá hiệu suất trong quá trình phát triển dự án.

 

Ví dụ: Tình hình kinh doanh thua lỗ của một chuỗi cửa hàng trà sữa trong bối cảnh đại dịch. Trong trường hợp này, CEO đưa ra yêu cầu chiến lược là chuyển đổi từ hình thức bán hàng tại các cửa hàng sang hình thức bán hàng online thông qua hệ thống web, ứng dụng và đối tác thứ ba trong quý 2/2020. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cắt giảm số lượng cửa hàng offline để giảm chi phí vận hành và chi phí mặt bằng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Loại 2: Stakeholder Requirement

Các loại requirement
Stakeholder Requirements đảm bảo sự thống nhất của tất cả các bên, giúp dự án [hát triển đúng hướng

Yêu cầu từ các bên liên quan (Stakeholder requirement)  là những nhu cầu cần được đáp ứng để đạt được các yêu cầu kinh doanh (Business requirement). Trước khi bắt đầu một dự án, BA cần liệt kê đầy đủ tất cả các bên liên quan đến dự án để có đủ thông tin về yêu cầu từ phía họ.

 

Từ đó, stakeholder requirements đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu rõ mong muốn và nhu cầu của các đối tác liên quan đến dự án. Những yêu cầu này tập trung đáp ứng kỳ vọng cụ thể của bên liên quan, từ khách hàng đến nhóm phát triển. Stakeholder Requirements đảm bảo sự thống nhất, làm nền tảng cho việc xây dựng các yêu cầu chi tiết và hướng dẫn phát triển dự án theo đúng hướng. Quá trình này giúp tạo ra một ứng dụng hoặc sản phẩm cuối cùng mà mọi bên liên quan đều hài lòng.

 

Ví dụ: Một bên liên quan quan trọng đối với một sản phẩm có thể là khách hàng, người chính quyết định về sự thành công của sản phẩm. Trong trường hợp này, yêu cầu từ bên liên quan có thể được biểu diễn dưới dạng user story như: "Là người mua trà sữa, tôi muốn có khả năng chọn trực tiếp loại trà sữa và điều chỉnh mức độ độ ngọt theo sở thích của mình." Dựa trên user story này, chúng ta có thể phát triển thêm về các yêu cầu chức năng cụ thể cho hệ thống.

Loại 3: Solution Requirement

Các loại requirement
Yêu cầu giải pháp gồm yêu cầu chức năng (functional requirement) và yêu cầu phi chức năng (non-functional requirement)

Yêu cầu về giải pháp miêu tả cả các chức năng và đặc điểm cần có của hệ thống. Điều quan trọng nhất khi nói đến yêu cầu giải pháp là phân biệt giữa yêu cầu chức năng (functional requirement) và yêu cầu phi chức năng (non-functional requirement). 

Yêu cầu giải pháp là trụ cột quan trọng trong quá trình phát triển dự án, chúng đặt ra những đòi hỏi cụ thể về chức năng và phẩm chất của hệ thống (yêu cầu chức năng, yêu cầu phi chức năng). Điều này cung cấp một hướng dẫn chi tiết cho đội phát triển, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ đáp ứng yêu cầu kinh doanh mà còn đáp ứng các tiêu chí quan trọng về chất lượng và hiệu suất.

Functional Requirement

Yêu cầu về giải pháp sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất để đội phát triển sản phẩm triển khai giải pháp. Yêu cầu chức năng (Functional requirement) tập trung vào việc mô tả những gì hệ thống sẽ thực hiện, ví dụ như khả năng đăng ký tài khoản trực tiếp bằng tài khoản Facebook cho khách hàng.

Non-Functional Requirement

Ngược lại, yêu cầu phi chức năng (Non-functional requirement) tập trung vào những yếu tố không phải là chức năng cụ thể của hệ thống mà mang lại giá trị bổ sung. Điều này có thể bao gồm hiệu suất, bảo mật, và tính dễ sử dụng. Ví dụ, yêu cầu phi chức năng có thể mô tả tốc độ trang web đặt trà sữa online là 3 giây khi có đến 100 người dùng truy cập cùng lúc.

Transition Requirement

Yêu cầu chuyển đổi mô tả các khả năng và điều kiện mà giải pháp phải đáp ứng cho quá trình chuyển đổi từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai. Sự đặc biệt của yêu cầu này là tính tạm thời và tập trung vào các yếu tố liên quan đến quá trình chuyển đổi. 

 

Ví dụ, khi một hệ thống trang web chuyển từ phiên bản cũ (v1) sang một hệ thống mới (v2), yêu cầu Chuyển đổi có thể bao gồm câu hỏi như: Giao diện tạm thời sẽ được thiết kế như thế nào? Làm thế nào dữ liệu sẽ được chuyển đổi từ hệ thống v1 sang v2? Các điểm tích lũy của thành viên cũ liệu có được chuyển đổi và tích vào hệ thống mới v2 không?

 

Yêu cầu chuyển đổi xác định các khả năng và điều kiện cần thiết để đảm bảo sự chuyển đổi tạm thời mà không ảnh hưởng quá mức đến hoạt động kinh doanh. Yêu cầu chuyển đổi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự mượt mà của quá trình chuyển đổi và sự ổn định của hoạt động doanh nghiệp.

 

Đối với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, hiểu biết về các loại requirement là bước đầu trong hành trình thiết kế những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Hy vọng những thông tin tổng quan từ Topchuyengia về các loại yêu cầu và vai trò của từng loại đã giúp ích cho bạn.

 

Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn đào tạo BA nhưng các lựa chọn hiện tại đều quá tốn ngân sách thì hãy liên hệ tư vấn 1:1 với những chuyên gia BA giàu kinh nghiệm tại Askany nhé! Họ sẽ cung cấp những giải pháp vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng