Stakeholder là gì? Phân loại, vai trò, phương pháp quản lý

Stakeholder là gì? Phân loại, vai trò, phương pháp quản lý

07/03/2024

1090

0

Chia sẻ lên Facebook
Stakeholder là gì? Phân loại, vai trò, phương pháp quản lý

Stakeholder là gì? Đây là câu hỏi phổ biến của những người đang tìm hiểu quá trình phân tích doanh nghiệp. Việc thấu hiểu Stakeholder sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc và định hình chiến lược cho doanh nghiệp. Vậy hôm nay Topchuyengia sẽ cùng bạn tìm hiểu Stakeholder là gì và những thông tin liên quan.

 

Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thiết lập mối quan hệ gần gũi hơn với Stakeholder. Tuy nhiên, cũng vì như vậy nên việc xác định và quản lý Stakeholder cũng thách thức hơn. Trong tình huống đó, bạn có thể nghe lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia hàng đầu trong Business Analyst tại ứng dụng Askany để tìm ra giải pháp tối ưu nhất nhé!

Stakeholder là gì?

Stakeholder là gì
Stakeholder là những cá nhân/ nhóm sở hữu quyền lợi nhất định đối với một dự án/ doanh nghiệp

Stakeholder là gì? Theo Topchuyengia, Stakeholder là một thuật ngữ chỉ cá nhân/ nhóm sở hữu quyền lợi nhất định đối với một dự án/ doanh nghiệp. Những Stakeholder này có tác động quan trọng đến kết quả của hoạt động. Tác động đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Nếu doanh nghiệp có thể quản lý Stakeholder hiệu quả sẽ tạo nên sự thành công trong mọi dự án hợp tác kinh doanh.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Phân loại Stakeholder

Stakeholder là gì
Có 2 loại Stakeholder là Internal Stakeholder và External Stakeholder

Sau khi đã hiểu Stakeholder là gì, chúng ta sẽ khám phá các loại Stakeholder trong một dự án/ doanh nghiệp. 

Internal Stakeholder

Đây là những cá nhân/ nhóm trực tiếp liên quan và ảnh hưởng đến dự án/ tổ chức. Trong số này, có những đối tượng như:

  • Nhân viên: Nhân viên là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động của dự án/ doanh nghiệp. Họ là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Những mối quan tâm của nhân viên bao gồm lương bổng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc, v.v.
  • Quản lý cấp cao: Quản lý cấp cao là những người chịu trách nhiệm điều hành dự án/ doanh nghiệp. Họ có ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của quản lý cấp cao bao gồm lợi nhuận, tăng trưởng và uy tín của doanh nghiệp. 
  • Cổ đông: Cổ đông là những người sở hữu cổ phần của tổ chức. Họ có quyền lợi về lợi nhuận và quyền quyết định trong các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của cổ đông bao gồm lợi nhuận, giá trị cổ phiếu và các chính sách.
  • Nhà đầu tư: Đây là những người cung cấp vốn cho tổ chức. Họ có quyền lợi về lợi nhuận và quyền kiểm soát trong các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của nhà đầu tư bao gồm lợi nhuận, khả năng sinh lời và các chính sách.

External Stakeholder

Dù không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh, External Stakeholder cũng có tác động đến sự thành công của dự án:

  • Khách hàng: Khách hàng là những người mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của khách hàng bao gồm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, giá cả và sự hài lòng.
  • Nhà cung cấp: Đây là những người cung cấp hàng hóa/ dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhà cung cấp có ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Những mối quan tâm của nhà cung cấp bao gồm giá cả, thanh toán và chất lượng sản phẩm.
  • Cộng đồng: Cộng đồng là những người xung quanh doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của cộng đồng bao gồm môi trường, an ninh và các hoạt động của doanh nghiệp.
  • Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những bên cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tương tự như doanh nghiệp của bạn. Họ có ảnh hưởng đến thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp. Những mối quan tâm của đối thủ cạnh tranh bao gồm thị phần, giá cả và chất lượng sản phẩm.
  • Chính phủ: Chính phủ là những cơ quan quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua các quy định và luật lệ. Những mối quan tâm của chính phủ bao gồm lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia.

Tùy vào mô hình của doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh, các loại Stakeholder có thể thay đổi linh hoạt. 

Vai trò của stakeholder trong quản lý dự án

Stakeholder là gì
Tầm quan trọng của việc quản lý Stakeholder

Tạo ra điều lệ và phạm vi dự án

Các bên liên quan có thể đóng góp quan điểm và kiến thức của họ vào việc tạo ra điều lệ dự án. Điều lệ này đặt ra các nguyên tắc, mục tiêu và ràng buộc giúp định rõ phạm vi của dự án. Đồng thời, sự tham gia vào việc xây dựng tuyên bố phạm vi giúp mọi bên hiểu rõ những kỳ vọng và cam kết cụ thể của họ trong quá trình triển khai dự án. Những đóng góp này không chỉ tạo ra cơ sở cho sự đồng thuận mà còn giúp định hình hướng đi và mục tiêu chung của dự án.

Lập kế hoạch quản lý dự án

Stakeholder có thể đề xuất các yếu tố quan trọng trong kế hoạch quản lý dự án như nguồn lực, tiến độ, chi phí và chất lượng. Nhờ vào sự tham gia này, kế hoạch sẽ có sự đa chiều, phản ánh những mong đợi và nhu cầu của cả nhóm liên quan. Ngoài ra, thông qua cách góp ý về chiến lược và phương pháp quản lý cụ thể được áp dụng trong dự án, Stakeholder có thể xác định rõ hơn về cách quản lý và triển khai dự án. Các chiến lược này gồm những biện pháp đối ứng với rủi ro, chiến lược tương tác với các nhóm khác nhau, và cách thức đảm bảo chất lượng trong mỗi giai đoạn của dự án. 

 

Ví dụ: Trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý dự án cho một dự án phần mềm ABC, Stakeholder sẽ bao gồm đội phát triển, bộ phận kiểm thử chất lượng, và bộ phận quản lý sản phẩm. Các thành viên trong đội phát triển có thể đề xuất việc tích hợp một phương pháp phát triển linh hoạt để đáp ứng với sự biến động của yêu cầu từ phía khách hàng. Ngược lại, bộ phận kiểm thử chất lượng có thể đóng góp ý kiến về cách tối ưu hóa quá trình kiểm thử để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong khi đó, bộ phận quản lý sản phẩm có thể đưa ra đề xuất về việc tích hợp các công cụ quản lý dự án để theo dõi tiến độ và tương tác hiệu quả với khách hàng.

Kiểm soát thay đổi

Stakeholder có thể tham gia vào quá trình đánh giá và đưa ra quyết định về việc chấp thuận hay từ chối các thay đổi đề xuất. Stakeholder có thể là thành viên của Ban Kiểm soát Thay đổi (CCB) - bộ phận đưa ra quyết định cuối cùng về việc thực hiện các điều chỉnh trong dự án. Vai trò này giúp đảm bảo rằng mọi thay đổi đều được xem xét và phê chuẩn theo quy trình quản lý dự án.

Xác định ràng buộc và giả định

Trong quá trình xác định các ràng buộc và giả định của dự án, Stakeholder có nhiệm vụ cung cấp thông tin về những hạn chế và giả định nào đang ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án. Thông tin này cần thiết để xác định chiến lược và kế hoạch triển khai, giúp dự án diễn ra hiệu quả và linh hoạt.

Xác định yêu cầu

Stakeholder sẽ đóng góp vào quá trình đảm bảo rằng các yêu cầu của dự án được xác định chính xác và đầy đủ. Việc hợp tác này giúp dự án đáp ứng đúng nhu cầu và mong đợi của tất cả các bên liên quan.

Quản lý rủi ro

Tham gia vào quá trình đánh giá rủi ro cũng như đề xuất các chiến lược giảm thiểu tác động của chúng là vai trò quan trọng của Stakeholder. Bằng cách tham gia vào quá trình theo dõi và giải quyết rủi ro, bên liên quan giúp đảm bảo rằng dự án có khả năng thích ứng linh hoạt với những biến động ngoài dự kiến.

 

Ví dụ: Trong dự án phần mềm ABC, các nhóm liên quan như nhà phát triển, quản lý dự án và kiểm thử chung sức để quản lý rủi ro. Đầu tiên, Stakeholder xác định và đánh giá rủi ro về kỹ thuật và biến động khách hàng. Sau đó, cả đội cùng nhau đề xuất chiến lược giảm thiểu tác động tiêu cực như tăng nguồn lực khi cần. Khi rủi ro xảy ra, nhóm hợp tác để nhanh chóng giải quyết vấn đề và tích hợp thay đổi. Cuối cùng, Cả nhóm tham gia theo dõi và điều chỉnh chiến lược giảm thiểu để đảm bảo sự linh hoạt và thành công của phần mềm.

 

>>Đăng ký tham gia khóa dạy BA để giúp bạn trở thành một Business Analyst thực thụ, cam kết có việc làm sau khóa học

Phương pháp quản lý Stakeholder hiệu quả

Stakeholder là gì
3 phương pháp quản lý Stakeholder hiệu quả

Một số cách để quản lý Stakeholder hiệu quả là: 

Phương pháp xây dựng lòng tin

Xây dựng lòng tin không phải là một hành động mà là một hành trình liên tục, đòi hỏi sự nhất quán và nỗ lực. Việc lắng nghe tích cực và đồng cảm với các Stakeholder sẽ tạo ra một môi trường tin tưởng giữa đôi bên. Khi họ cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu, sự tin tưởng vào dự án sẽ tăng lên.

 

Áp dụng phương pháp này, đầu tiên, bạn cần thiết lập các kênh liên lạc cởi mở và minh bạch với Stakeholder. Khi đã có kênh liên lạc, bạn cần cập nhật thường xuyên về tiến độ, thách thức và thành tựu của dự án để Stakeholder hiểu rõ hơn về cả quá trình. Nếu Stakeholder có phản hồi thì bạn có thể tiếp thu. Đây là một cách để thể hiện sự tôn trọng với họ.

 

Bên cạnh đó, để tạo ra tương tác hai chiều, bạn nên tổ chức các cuộc họp định kỳ. Đây là cơ hội để Stakeholder để chia sẻ mối bận tâm của họ. Sự giao tiếp này không chỉ cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện cho một môi trường hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

Giải quyết mối bận tâm cho Stakeholder

Stakeholder là gì
Giải quyết mối bận tâm cho Stakeholder

Để duy trì các mối quan hệ tích cực, việc giải quyết mối bận tâm của Stakeholder kịp thời và hiệu quả là cực kỳ quan trọng. Khi các bên liên quan đưa ra vấn đề hoặc thể hiện sự không hài lòng, bạn cần thừa nhận và xem xét chúng nghiêm túc. Trong quá trình Stakeholder chia sẻ mối quan tâm, bạn cần tạo điều kiện để họ tự do bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc, thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối với quan điểm của họ. Sau khi đã hiểu rõ các mối lo ngại, bạn cần trình bày các giải pháp khả thi hoặc kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề. Nếu thích hợp, hãy mời Stakeholder tham gia vào quyết định.

 

Sau khi thực hiện các giải pháp, bạn cần theo dõi để đảm bảo rằng các sự lăn tăn của họ đã được giải quyết. Đồng thời, bạn cần sẵn sàng chấp nhận phản hồi và điều chỉnh bổ sung nếu cần thiết. Giải quyết mối quan ngại kịp thời và toàn diện sẽ tạo cơ hội cho Stakeholder thấy rằng ý kiến đóng góp của họ được đánh giá cao và được xử lý nghiêm túc.

 

Ví dụ: Trong một dự án phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp gọi xe, hiệu suất và tính năng của ứng dụng có thể làm cho tài xế và khách hàng lo lắng. Khi đó, nhóm quản lý dự án và Business Analyst cần tổ chức cuộc họp để lắng nghe và ghi nhận các mối bận tâm này. Sau đó, họ phân tích thông tin thu thập để đề xuất giải pháp, có thể là cải thiện giao diện, tăng minh bạch về tính năng và triển khai biện pháp bảo mật tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của tài xế và khách hàng trong quá trình ra quyết định. Khi triển khai các giải pháp, nhóm tiếp tục theo dõi và thu thập phản hồi để nhanh chóng xử lý vấn đề và duy trì môi trường tích cực.

Phản hồi và đánh giá với Stakeholder

Phản hồi và đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc liên tục cải thiện chiến lược quản lý Stakeholder. Thông qua việc thường xuyên thu thập phản hồi từ các bên liên quan về trải nghiệm dự án, quy trình giao tiếp và mức độ hài lòng, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ và đáp ứng chính xác các mong đợi của Stakeholder.

 

Những hình thức như khảo sát phản hồi, tập trung nhóm hoặc phỏng vấn trực tiếp sẽ mang lại thông tin chi tiết và kỳ vọng của Stakeholder. Bạn có thể sử dụng thông tin này để xác định điểm mạnh và điểm yếu trong quản lý Stakeholder, tạo điều kiện cho việc điều chỉnh và cải thiện.

 

Ngoài việc thu thập phản hồi, đánh giá hiệu quả của các chiến lược quản lý Stakeholder cũng quan trọng. Bạn cần đánh giá kênh truyền thông, phương pháp giải quyết xung đột và mức độ hợp tác. Việc liên tục cải tiến dựa trên phản hồi và đánh giá giúp tăng cường khả năng đáp ứng của tổ chức đối với nhu cầu và kỳ vọng của Stakeholder linh hoạt và hiệu quả.

 

Hy vọng sau bài viết này của Topchuyengia, bạn đã hiểu Stakeholder là gì. Stakeholder là nhân tố đồng hành với doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu chung. Vì vậy, quản lý Stakeholder hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình phân tích mà còn nhận được sự ủng hộ quan trọng cho quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.

 

Việc quản lý Stakeholder nói riêng và quá trình phân tích doanh nghiệp nói chung đều cần thiết nhưng đòi hỏi chuyên môn cao, thời gian và nguồn lực - những yếu tố mà doanh nghiệp trẻ khó đáp ứng. Nhưng đừng lo, bạn còn một lựa chọn tối ưu, tiết kiệm là liên hệ tư vấn 1:1 với các chuyên gia trong mảng BA tại ứng dụng Askany để tìm ra giải pháp cho mình. 

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng