13 cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả trong mọi tình huống

13 cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả trong mọi tình huống
Hằng Nguyễn

11/10/2023

849

0

Chia sẻ lên Facebook
13 cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả trong mọi tình huống

Bạn đang tìm cách kiềm chế cảm xúc của bản thân? Bạn có thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi, buồn bã, lo lắng hay stress? Bạn không có khả năng trong việc kiềm chế và biểu lộ chúng ra ngoài một cách không phù hợp? Bạn có biết những cảm xúc tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đến các mối quan hệ xung quanh mình?

 

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, không nên quá lo lắng. Bài viết sau đây của Topchuyengia sẽ giúp bạn biết cách kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân một cách hiệu quả. Bạn sẽ học được những kỹ năng và mẹo quản lý cảm xúc tiêu cực, cũng như những lợi ích của việc kiềm chế cảm xúc thành công. Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc quản lý cảm xúc hãy nhờ đến sự trợ giúp từ các bác sĩ và chuyên gia tâm lý trên Askany ngay hôm nay.

Tại sao cần kiềm chế cảm xúc?

Cảm xúc là phản ứng và rung động của con người trước tác động của ngoại cảnh. Có nhiều loại cảm xúc khác nhau, có thể tích cực hoặc tiêu cực. Các cảm xúc tích cực như niềm vui, tình yêu, hài lòng, kích thích… có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe và năng lực. Ngược lại, các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi, buồn bã, lo lắng, stress… có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, tư duy và hành vi.

cách kiềm chế cảm xúc
Biết cách kiểm soát cảm xúc, bạn sẽ có sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc hơn

Theo các nghiên cứu khoa học, những người có tâm trạng tiêu cực thường có sức khỏe kém hơn so với những người có tâm trạng tích cực. Các cảm xúc tiêu cực có thể gây ra các bệnh lý như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh tim mạch và các vấn đề về tâm lý khác. Ngoài ra, những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến hành vi độc hại như nghiện thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện khác.

 

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, các cảm xúc tiêu cực còn ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của con người. Khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng, lo lắng hay tức giận, bạn có thể mất tập trung, suy nghĩ không logic và đưa ra những quyết định sai lầm. Bạn cũng có thể biểu lộ những cảm xúc tiêu cực một cách không phù hợp, làm tổn thương hoặc xung đột với người khác. Điều này có thể làm hỏng mối quan hệ, gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bạn.

 

Vì vậy, biết được cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng để có một sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc. Khi bạn biết cách kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ có khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc một cách có hiệu quả. 

 

Bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực, mà biết cách tận dụng những cảm xúc tích cực. Bạn sẽ có thể tập trung, tự tin và đưa ra những quyết định tốt hơn. Bạn cũng sẽ biết cách biểu lộ cảm xúc một cách phù hợp, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả

Lặp lại một từ hoặc cụm từ trong đầy để lấy lại bình tĩnh

Lặp đi lặp lại câu như "thư giãn", "từ từ" hoặc “tôi có thể làm được” trong đầu nhiều lần có thể giúp làm dịu đi cơn giận, cho bạn có thêm thời gian để suy ngẫm và quyết định tình huống một cách khôn ngoan. Đôi khi, việc này cũng khiến người khác thấy được sự kiên nhẫn và sự kiểm soát của bạn, làm cho tình huống dễ dàng giải quyết hơn.

Đặt mình vào vị trí của đối phương

Đặt mình vào vị trí của người khác có thể giúp bạn kiềm chế cảm xúc tiêu cực như tức giận, ghét bỏ hay sợ hãi. Khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn có thể nhìn nhận được những góc nhìn và hoàn cảnh khác biệt của họ, qua đó giúp bạn có những phản ứng và hành động hợp lý hơn.

Bày tỏ cảm xúc cá nhân

Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn một cách rõ ràng và bình tĩnh. Hãy nghĩ kỹ trước khi nói và hành động. Khi bạn đang nóng giận, bạn có thể nói hoặc làm những điều mà sau này bạn sẽ hối tiếc. Dừng lại vài giây để suy nghĩ và nói với người khác về cảm xúc của bạn một cách trung thực và lịch sự. Bạn có thể sử dụng danh xưng phù hợp để diễn đạt quan điểm của bản thân, ví dụ như "Tôi cảm thấy buồn khi bạn không nghe ý kiến của tôi" hoặc "Tôi cảm thấy tức giận khi bạn làm việc chậm trễ".

Viết nhật ký mỗi ngày

cách kiềm chế cảm xúc
Tập thói quen viết nhật ký mỗi ngày

Hãy viết những điều tiêu cực, khó chịu mà bạn trải qua trong một ngày ra giấy, đồng thời viết cả những điều tốt đẹp và những trải nghiệm thú vị để cân bằng lại. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra cuộc sống là một bức tranh luôn đan xen giữa niềm vui và nỗi buồn. Khi chúng ta biết cân bằng và nhìn về những điều tích cực, chúng ta sẽ trở thành một con người lạc quan và vui tươi. Đây cũng là một cách hiệu quả để kiểm soát cảm xúc của bạn.

Không nhắn tin hoặc gọi điện khi tức giận

Khi tức giận, bạn sẽ có những suy nghĩ cực kì tiêu cực, khó kiểm soát. Bạn có thể hành động thiếu suy nghĩ, viết hoặc nói những điều không hay để thỏa cơn tức. Điều này có thể khiến người khác chịu tổn thương, hoặc trong môi trường làm việc, một phút nông nổi có thể phá hủy sự nghiệp của bạn. Vì không gửi email, không gọi điện thoại trong lúc nóng giận là cách kiềm chế cảm xúc khôn ngoan nhất.

Tránh suy nghĩ tiêu cực

cách kiềm chế cảm xúc
Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề

Khi bạn “nghiêm trọng hóa” một vấn đề hoặc liên tục suy nghĩ tiêu cực về vấn đề đó, sẽ khiến bạn bế tắc hoặc cảm thấy phẫn nộ, tức giận hơn nữa. Vì thế, bạn không nên căng thẳng, chán nản với thực tế mà hãy tìm cách khắc phục chúng. Hãy suy nghĩ thoáng lên, tự động viên bản thân là mình có thể giải quyết được việc này một cách êm đẹp. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn dễ quản lý cảm xúc của mình hơn.

Nghĩ về trách nhiệm của bản thân trong vấn đề xảy ra

Khi có vấn đề xảy ra, nhiều người thường có xu hướng đổ lỗi, chê trách người khác trước. Thói quen này rất dễ gây mất kiểm soát cảm xúc. Khi nhận thấy bản thân mình trong vai “người vô tội”, mình không làm gì sai, bạn sẽ dễ ấm ức, tức giận và tìm cách làm tổn thương người khác. Để kiềm chế cảm xúc, hãy đứng ở góc nhìn khác và suy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân với vấn đề vừa xảy ra.

Ngừng tranh cãi và tìm cách giải quyết vấn đề

cách kiềm chế cảm xúc
Ngừng tranh cãi và tìm cách giải quyết

Liên tục tranh cãi sẽ không thể giải quyết được vấn đề mà còn khiến đôi bên thêm mâu thuẫn. Ai cũng có những sai lầm và khi bạn nóng giận trách mắng họ thậm tệ thì chuyện xảy ra cũng đã xảy ra, thực tế không thể thay đổi. Do đó, điều quan trọng lúc này không phải là đổ lỗi và trách cứ lẫn nhau, mà là cùng nhau tìm ra phương án khắc phục và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Đừng ác cảm hoặc thù hận đối phương

Có ác cảm hoặc thù hận với người khác chỉ làm bạn mất thời gian và năng lượng của bản thân. Thậm chí tự bản thân bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ấy. Vì vậy, hãy giải quyết vấn đề và tha thứ cho nhau, không giữ lại thù hận sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng làm việc, có sức khỏe và hạnh phúc.

Nhớ lại những điều tốt đẹp mà người đó làm cho bạn

Khi tức giận, bạn sẽ nhanh chóng mất khả năng kiểm soát và chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của đối phương. Vì thế, bạn nên tránh mặt người đó một lúc và tìm đến một nơi yên tĩnh, nhớ lại những điều tốt đẹp mà người đó đã làm cho bạn. Học cách cân bằng cảm xúc sẽ giúp bạn có thể đánh giá khách quan những lỗi lầm và đưa ra biện pháp xử trí hợp lý.

Làm cho bản thân bận rộn

cách kiềm chế cảm xúc
Khiên cho bản thân bận rộn cũng là cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả

Cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả là hãy làm cho bản thân trở nên bận rộn. Nếu bạn đang bế tắc khi phải liên tục suy nghĩ về vấn đề nào đó, hãy đánh lạc hướng tâm trí bản thân bằng cách khiến cho mình thật bận rộn. Nếu bạn không phản ứng với vấn đề xảy ra ngay lập tức, bạn sẽ có thời gian kiểm soát được cơn tức giận. Do đó, thay vì “nổi trận lôi đình” và làm mọi thứ rối tung lên thì bạn hãy để tâm vào những công việc khác, tìm lại niềm vui và hứng thú cho bản thân mình.

Học cách giải tỏa cảm xúc

cách kiềm chế cảm xúc
Thiền giúp tâm trạng bạn tốt hơn

Việc kìm nén cảm xúc quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn cũng nên học cách giải tỏa cảm xúc bản thân.

  • Tập thể dục thường xuyên cũng là cách tăng cường thể lực, duy trì sức khỏe tinh thần, tránh căng thẳng và kiểm soát được cảm xúc hiệu quả.
  • Dùng ghế massage để thư giãn và cải thiện mức độ trầm cảm không. Massage làm tăng các hoocmon “hạnh phúc” bao gồm: endorphins và serotonin, dopamine.
    Nghiên cứu cho thấy, người trưởng thành chỉ cần dành 15 phút massage 2 lần một tuần. Kiên trì thực hiện trong 5 tuần liên tiếp sẽ làm gia tăng đáng kể sóng delta giúp giấc ngủ sâu hơn, hạn chế sóng beta gây tình trạng stress, tinh thần trở nên thư thái, giúp bạn thoải mái hơn, kiềm chế cảm xúc tốt hơn và bớt nóng giận.
  • Thiền: Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân dễ dàng gây ra sự tức giận. Vì vậy, thiền là cách để con người tĩnh tâm và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
  • Chia sẻ cảm xúc của mình với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè sẽ giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực và lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
  • Nếu bạn là người khó cởi mở và chia sẻ với người khác, hãy tạo thói quen viết ra những cảm xúc tiêu cực của mình để xoa dịu sự khó chịu bên trong mà không làm tổn thương ai. Viết ra tất cả sẽ giúp bạn đã trút bỏ được cơn giận trong lòng. Sau đó, hãy đọc lại những điều này để xác định và hiểu cảm xúc của bản thân hơn.

Tư vấn tâm lý cùng Askany để biết cách kiềm chế cảm xúc

Askany là một ứng dụng cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý trực tuyến, nơi bạn có thể chia sẻ tất cả suy nghĩ và cảm xúc của mình cùng các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm.

cách kiềm chế cảm xúc
Tư vấn tâm lý cùng Askany

Họ sẽ giúp bạn nhận diện và đặt tên cho cảm xúc của mình, qua đó giảm bớt sự khó chịu và căng thẳng. Chuyên gia cũng giúp bạn tìm ra những kỹ năng và chiến lược để quản lý và điều chỉnh cảm xúc, từ đó giúp bạn có những phản ứng và hành động phù hợp

 

Dưới đây là chuyên gia tâm lý có thể tư vấn cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả:

 

Coaching tâm lý Kim Nguyễn: Cô đã từng tổ chức và hướng dẫn nhiều khóa học kỹ năng về quản lý cảm xúc, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi,… được rất nghìn học viên quan tâm. Điểm mạnh của cô Kim là áp dụng Tâm lý học tích cực (Positive Psychology) để giúp khách hàng giải quyết vấn đề của mình. Xem thêm thông tin và đánh giá của khách hàng về chuyên gia tại đây.

 

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm chi phí khám tâm lý cùng các chuyên gia để từ đó các chuyên gia có thể tư vấn cho bạn về cách kiềm chế cảm xúc của bản thân nhé.

Lợi ích của việc quản lý cảm xúc tiêu cực

Lợi ích của việc quản lý cảm xúc tiêu cực
Quản lý cảm xúc tiêu cực thành công sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích

Lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc tiêu cực là ngăn chặn tình trạng lo lắng kéo dài, kéo theo hàng loạt các vấn đề tâm lý như:

  • Trầm cảm
  • Lạm dụng chất kích thích
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn tâm trạng

Ngoài ra, nó còn giảm thiểu nguy cơ rạn nứt các mối quan hệ và giảm các nguy cơ bệnh tật về thể chất như:

  • Nhức đầu
  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về tim
  • Vấn đề về tiêu hóa
  • Rối loạn da

Nếu mọi người biết cách kiềm chế cảm xúc tốt, xã hội còn giảm được nguy cơ phạm tội và sử dụng hành vi bạo lực.

 

Cách kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng quan trọng để bạn có một cuộc sống hạnh phúc và ổn định. Bằng cách nhận biết, đánh giá và điều chỉnh cảm xúc một cách hiệu quả, bạn sẽ không bị ảnh hưởng và chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực. Bạn sẽ có một sức khỏe tốt, một tư duy minh mẫn và cách xử lý tình huống hợp lý. Bạn sẽ duy trì được các mối quan hệ một cách hòa thuận. Nếu bạn nhận thấy vấn đề cảm xúc của mình đang gây ra hậu quả tiêu cực, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý trên Askany để tìm được biện pháp giải quyết kịp thời.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng