8 dấu hiệu sợ giao tiếp xã hội & bí quyết để nói chuyện tự tin hơn

8 dấu hiệu sợ giao tiếp xã hội & bí quyết để nói chuyện tự tin hơn

10/10/2023

695

0

Chia sẻ lên Facebook
8 dấu hiệu sợ giao tiếp xã hội & bí quyết để nói chuyện tự tin hơn

Sợ giao tiếp xã hội là một tình trạng tâm lý phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, lo lắng và sợ hãi quá mức với các tình huống diễn ra hằng ngày. Người mắc chứng này thường có xu hướng né tránh gặp gỡ và giao tiếp với người khác, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc và các mối quan hệ. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục sợ giao tiếp xã hội là gì? Hãy tìm hiểu cùng Topchuyengia qua bài viết dưới đây.

 

Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc hội chứng này, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý trên Askany để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả.

Sợ giao tiếp xã hội là hội chứng gì?

Sợ giao tiếp xã hội là hội chứng gì?
Hiện nay, rất nhiều người mắc phải hội chứng sợ giao tiếp xã hội

Hội chứng sợ giao tiếp xã hội, còn được gọi tiếng Anh là Social Anxiety, là một phần của bệnh rối loạn lo âu. Đây là tình trạng khi người bệnh cảm thấy rất căng thẳng, lo lắng và sợ hãi khi phải đối diện với các tình huống xã hội thường ngày.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Sợ giao tiếp xã hội xảy ra khi nào?

Sợ giao tiếp xã hội xảy ra khi nào?
Nhiều người sợ nói chuyện điện thoại, bắt chuyện với người lạ hoặc phát biểu trước đám đông

Người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ gặp khó khăn trong một số việc hằng ngày như nói chuyện qua điện thoại, bắt chuyện với người lạ, phát biểu trước đám đông, hoặc tham gia các hoạt động nơi công cộng.

 

Người mắc hội chứng tâm lý này luôn nghĩ mọi người đang chú ý, bình phẩm và phán xét mình. Đồng thời luôn nghĩ đến những tình huống xấu hổ hoặc mất mặt nếu bản thân tham gia vào các hoạt động xã hội. Vì tâm lý căng thẳng, lo lắng và sợ hãi đã khiến họ có có xu hướng tránh né gặp gỡ và giao tiếp với tất cả mọi người.

 

Xem thêm: Chi phí khám tâm lý cùng các chuyên gia

Nguyên nhân sợ giao tiếp xã hội

Nguyên nhân sợ giao tiếp xã hội
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mọi người sợ giao tiếp xã hội

Theo các chuyên gia tâm lý trên Askany, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sợ giao tiếp xã hội, bao gồm:

  • Trải qua các chấn thương tâm lý nghiêm trọng trong quá khứ, như bị bạo lực, lạm dụng, bị chèn ép, sỉ nhục hay tẩy chay.
  • Có di truyền hoặc ảnh hưởng bởi người thân mắc chứng tương tự, như cha mẹ, anh chị em hay bạn bè.
  • Có các yếu tố sinh hóa não bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người.
  • Có tính cách nhút nhát, tự ti, thiếu tự tin hay quá lo lắng về ý kiến của người khác.
  • Có những kỳ vọng quá cao về bản thân hay người khác trong các tình huống xã hội.
  • Có những niềm tin sai lầm hay tiêu cực về bản thân hay người khác trong các tình huống xã hội.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn mắc chứng sợ giao tiếp xã hội

Sợ giao tiếp xã hội có thể biểu hiện qua các triệu chứng sau:

Cảm thấy xấu hổ về bản thân và không có chính kiến

Người bệnh sợ giao tiếp xã hội thường có một hình ảnh tiêu cực về bản thân, cho rằng mình không xinh đẹp, không đán yêu, không có giá trị hay không có khả năng gì đặc biệt. Họ cũng thiếu tự tin và sợ bị phản đối hay phê bình khi đưa ra ý kiến của mình.

Sống khép kín và cô lập, không giao tiếp với người lạ và ít có bạn bè

Dấu hiệu nhận biết tiếp theo là họ thường tránh xa các tình huống xã hội, như đi dự tiệc, gặp gỡ người mới, tham gia các hoạt động nhóm… Họ cũng ít khi liên lạc hay duy trì các mối quan hệ với người khác.

Lựa chọn im lặng trong các cuộc trò chuyện và chỉ nói khi bị bắt buộc

Khi mắc phải hội chứng này, người bênh thường xuyên lo lắng rằng mình sẽ nói sai, nói ngớ ngẩn hay nói chuyện vô lý khi đối diện với đám đông. Họ cũng sợ bị người khác nhìn chằm chằm, chê cười hay chỉ trích mình.

Rất để ý đến ánh mắt của người khác, lo lắng họ sẽ bình phẩm về mình

dấu hiệu cảnh báo bạn mắc chứng sợ giao tiếp xã hội
Luôn để ý đến ánh mắt của người khác

Người bệnh sợ giao tiếp xã hội thường quan tâm quá mức đến ý kiến của người khác về mình. Họ cũng tự cho rằng người khác luôn nhìn vào những khuyết điểm của mình, như khuôn mặt, cơ thể, quần áo hay cách nói chuyện, đi đứng. Do đó, họ luôn để ý đến ánh mắt của người khác, và trong tâm thế lo lắng có ai đó đang bình phẩm về mình.

Né tránh các tình huống xã hội

Đa số họ cảm thấy khó chịu, căng thẳng và sợ hãi khi phải đối diện với các tình huống trong cuộc sống. Họ cũng sợ rằng mình sẽ làm sai, làm tổn thương hay làm phiền người ai đó. Do vậy họ thường có xu hướng làm mọi việc một mình.

Luôn tìm ra những sai sót, khiếm khuyết của bản thân để tự trách

Người bệnh sợ giao tiếp xã hội thường có những kỳ vọng quá cao về bản thân hay người khác. Họ cũng có những niềm tin sai lầm hay tiêu cực về chính bản thân mình. Và học sẽ đem những sai sót, khiếm khuyết của bản thân để tự chỉ trích và dày vò.

Tạo ra những kịch bản xấu nhất có thể

Những người này thường có suy nghĩ tiêu cực và không hợp lý về các tình huống, sự kiện chưa xảy ra. Họ cũng tự tạo ra những kịch bản thảm họa trong đầu, như bị người khác ghét bỏ, cười nhạo hay phớt lờ khi phát biểu trước đám đông.

Các biểu hiện về mặt thể chất

Các biểu hiện này có thể bao gồm: mặt đỏ bừng, chân tay run rẩy, người đổ mồ hôi, đầu óc choáng váng, lo lắng bất an, ngất xỉu đột ngột…Người bệnh sợ giao tiếp xã hội thường có các phản ứng sinh lý khi phải đối mặt với nhiều người. Cơ thể của họ sẽ sản sinh ra các chất gây căng thẳng, như adrenaline hay cortisol, làm tăng nhịp tim, huyết áp và nhịp thở.

Hậu quả của sợ giao tiếp xã hội

Ảnh hưởng trực tiếp tới các mối quan hệ: Người sợ giao tiếp xã hội có xu hướng tự cô lập mình với mọi người xung quanh. Họ thường không biết cách tạo dựng và duy trì một mối quan hệ chất lượng trong công việc và cuộc sống.

 

Công việc bị hạn chế và khó thăng tiến: Người mắc hội chứng này thường không có các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tranh luận, kỹ năng làm việc nhóm, hay giao lưu, gặp gỡ và đàm phán cùng đối tác. Do vậy, con đường sự nghiệp và cơ hội thăng tiến của họ không thể phát triển được.

Hậu quả của sợ giao tiếp xã hội
Sợ giao tiếp xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Cơ thể không được khỏe mạnh: Hội chứng sợ giao tiếp xã hội có liên quan mật thiết đến các căn bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, hội chứng ruột kích thích, đau dây thần kinh tọa, mất ngủ triền miên, đau mỏi vai gáy, ….

 

Tâm lý không ổn định: Những người mắc hội chứng này cũng thường tự dằn vặt và đánh giá thấp bản thân. Họ luôn có những nỗi lo sợ, khổ đau, bất hạnh trong đầu. Một số người vì muốn giải tỏa cơn stress, trầm cảm nên đã tìm đến các chất kích thích. Khi bệnh sợ giao tiếp xã hội trở nên nghiêm trọng, một số bệnh nhân còn nảy sinh ý định tự tử để kết thúc.

Cách khắc phục sợ giao tiếp xã hội

Cách khắc phục sợ giao tiếp xã hội
Tư vấn tâm lý trên ứng dụng Askany để giải quyết tình trạng sợ giao tiếp xã hội

Sợ giao tiếp xã hội là một rối loạn tâm lý có thể được điều trị và cải thiện nếu người bệnh nhận thức được vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Một số cách khắc phục sợ giao tiếp xã hội có thể tham khảo như sau:

  • Tham gia các phương pháp trị liệu tâm lý, như trị liệu hành vi nhận thức (CBT), trị liệu nhóm, trị liệu tiếp xúc dần dần… Các phương pháp này giúp người bệnh nhận ra và thay đổi những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu cực liên quan đến sợ giao tiếp xã hội.


Một trong những chuyên gia tâm lý có thể điều trị hội chứng sợ giao tiếp xã hội là Thạc sĩ, Bác sĩ tâm lý Đoàn Thị Như Yến. Cô là một trong những bác sĩ tâm lý giỏi ở miền Bắc, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và điều trị các vấn đề về rối loạn tâm thần, trầm cảm, stress, hội chứng sợ giao tiếp, tâm lý học đường, tâm lý tuổi dậy thì,... Xem thông tin và đặt lịch hẹn với bác sĩ tại đây.

 

  • Sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống lo âu… Các loại thuốc này giúp cân bằng các chất hóa học trong não và làm giảm các triệu chứng thể chất của sợ giao tiếp xã hội.
  • Tập luyện các kỹ năng giao tiếp xã hội, như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng thể hiện quan tâm, kỹ năng giải quyết xung đột… Các kỹ năng này giúp người bệnh tự tin và thoải mái hơn khi gặp gỡ và giao tiếp với người khác.
sợ giao tiếp xã hội
Luyện tập các kỹ năng giao tiếp xã hội
  • Thực hành các bài tập thư giãn, như thiền, thở sâu, tập yoga, tập thể dục… Các bài tập này giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện tâm trạng.
  • Xây dựng một hệ thống hỗ trợ, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay các nhóm cộng đồng có cùng sở thích. Người bệnh có thể chia sẻ, tìm hiểu và nhận được sự động viên, khuyến khích từ những người quan tâm và hiểu mình.
  • Tự khen ngợi và đối xử tốt với bản thân. Người bệnh nên nhận ra và công nhận những thành tựu và tiến bộ của mình trong việc vượt qua sợ giao tiếp xã hội. Đồng thời, người bệnh nên tự thưởng cho mình những điều mình yêu thích và chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

 

Sợ giao tiếp xã hội là một rối loạn tâm lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, với sự hiểu biết, quan tâm và giúp đỡ của chính bản thân và xã hội, người bệnh có thể khắc phục được vấn đề này và sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Nếu muốn được hướng dẫn các kỹ thuật thư giãn và quản lý cảm xúc để giảm bớt hội chứng sợ giao tiếp xã hội, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý trên Askany ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng