Tổng hợp những chi phí kinh doanh cần thiết nhất và cách tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Tổng hợp những chi phí kinh doanh cần thiết nhất và cách tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

11/08/2023

520

0

Chia sẻ lên Facebook
Tổng hợp những chi phí kinh doanh cần thiết nhất và cách tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Khởi nghiệp là một hành trình thú vị và đầy hứng khởi. Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị tinh thần thì chủ doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch cẩn thận với các chi phí để khởi nghiệp. Khi bước ra “thương trường”, chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí kinh doanh cũng như cách để tối ưu chi phí kinh doanh thì mới mong duy trì được doanh nghiệp của mình.

 

Trong bài viết này, Topchuyengia sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn xoay quanh vấn đề chi phí kinh doanh, chi phí khởi nghiệp nói chung và gợi ý những cách để tối ưu chúng. Đồng thời, Topchuyengia cũng sẽ giới thiệu cho bạn những “cây cổ thụ” trong lĩnh vực tư vấn kinh doanh tại nền tảng Askany. Sử dụng Askany, bạn sẽ nhanh chóng kết nối 1:1 với chuyên gia và tìm ra lời giải cho trăn trở của mình.

Chi phí kinh doanh là gì?

Chi phí kinh doanh là tất cả những khoản chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để duy trì các hoạt động kinh doanh cần thiết. Đây là những chi phí thiết thực để doanh nghiệp có thể duy trì kinh doanh, vì vậy chủ doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch kỹ lưỡng để hạn chế rủi ro hết mức có thể.

chi phí kinh doanh

Muốn nguồn chi phí kinh doanh của mình luôn vững mạnh, doanh nghiệp phải có số vốn ổn định. Vậy cách để doanh nghiệp xoay vòng vốn là gì?

Chi phí kinh doanh gồm những khoản nào?

Mỗi mô hình kinh doanh, mỗi quy mô doanh nghiệp, mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những chi phí hoạt động tài chính khác nhau. Ví dụ như kinh doanh trực tuyến sẽ không cần lo lắng về chi phí mặt bằng, cửa hàng.
Tuy nhiên, theo Topchuyengia, tất cả các loại hình kinh doanh đều phải đảm bảo những chi phí kinh doanh sau:

Chi phí dành cho nghiên cứu

Trước khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng hay dịch vụ nào, bạn cũng phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của tệp khách hàng mục tiêu, nghiên cứu thị trường là những yếu tố bạn không thể bỏ qua. Nhiều chủ doanh nghiệp sẽ liên hệ với các công ty chuyên cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường để hoàn thành quá trình này. Vì vậy, chi phí nghiên cứu phải được liệt kê trong bản chi phí kinh doanh.

chi phí kinh doanh

Chi phí về mặt pháp lý

Doanh nghiệp nào muốn kinh doanh cũng phải được chấp thuận từ Nhà nước. Vì vậy, bạn cũng cần chuẩn bị chi phí để đăng ký giấy phép kinh doanh và đăng ký bản quyền cho tên thương hiệu cũng như bộ nhận diện thương hiệu. Nếu bạn nhờ luật sư cố vấn thì sẽ tốn thêm chi phí cho mảng này.

Chi phí cho trang thiết bị

Mô hình kinh doanh nào cũng sẽ yêu cầu một số trang thiết bị cơ bản. Ví dụ dù kinh doanh online thì bạn vẫn phải chi cho bao bì sản phẩm hoặc máy in mini để in đơn hàng. Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn nữa cho khoản này.

chi phí kinh doanh

Chi phí quảng cáo, marketing

Nếu muốn mở rộng tệp khách hàng của mình, muốn tạo nên sự nổi bật giữa vô vàn doanh nghiệp đối thủ, bạn chắc chắn phải đầu tư cho chi phí quảng cáo, marketing. Marketing không chỉ dừng ở chữ “quảng cáo” mà còn là cách mà bạn phân phối sản phẩm như thế nào, có ưu đãi gì không, có chương trình khuyến mãi không, v.v Nếu bạn liên hệ các công ty cung cấp dịch vụ marketing thì sẽ tốn thêm chi phí cho khoản này. Tìm hiểu kỹ hơn về các chi phí cho quảng cáo trên mạng cần để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.

Chi phí đi vay

Khi thành lập, doanh nghiệp nào cũng phải có vốn. Bạn có thể kêu gọi vốn từ cổ đông hoặc lựa chọn vay vốn. Hiện nay, lựa chọn vay vốn phổ biến để đảm bảo chi phí kinh doanh là vay ngân hàng. Tất nhiên, khoản vay nào cũng sẽ đi kèm lãi suất. Bạn cần chú ý đến điều này và lên kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.

chi phí kinh doanh

Chi phí nhân sự

Dù mô hình doanh nghiệp có nhỏ đến mức nào, bạn cũng cần phải tuyển dụng ít nhất từ 1-2 nhân viên phụ việc. Vì vậy, các chi phí về lương thưởng, đãi ngộ xứng đáng cho nhân viên cũng cần bạn cân nhắc. Nếu trả lương xứng đáng, nhân viên sẽ vui vẻ làm việc với bạn. Nếu có dấu hiệu bóc lột lao động, nhân viên có thể bỏ đi hoặc tệ hơn là lan truyền tiếng xấu cho doanh nghiệp.

Theo Topchuyengia, đó là 06 loại chi phí kinh doanh mà chủ doanh nghiệp không được phép bỏ qua hoặc đánh giá thấp. Thế nhưng vẫn có giải pháp để tối ưu những chi phí kinh doanh này.

Làm thế nào để tối ưu chi phí kinh doanh?

Một số giải pháp sau có thể giúp bạn tối ưu chi phí kinh doanh:

Tối ưu chi phí marketing

Không phải lúc nào đầu tư ngân sách “khủng” cho marketing thì mới thu hút được khách hàng. Nếu bạn biết cách mở rộng và linh hoạt thêm những kênh marketing như mạng xã hội, triển khai phương pháp SEO, sử dụng tiếp thị liên kết, email marketing, v.v thì khả năng khách hàng vẫn sẽ bị thu hút mà bạn không cần chi quá nhiều tiền để quảng bá.

chi phí kinh doanh

Tối ưu chi phí tài chính

Để tối ưu chi phí phát sinh, chủ doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng những hợp đồng bảo hiểm, những khoản vay, lãi suất, v.v

Tối ưu kỹ năng của nhân viên

Không phải tuyển dụng nhiều nhân viên hoặc giao nhiều nhiệm vụ cho nhân viên là tốt. Chủ doanh nghiệp cần đánh giá chi tiết xem khả năng của nhân viên phù hợp với công việc nào. Chỉ khi đó, hiệu suất làm việc của nhân viên mới thể hiện tốt nhất và mang doanh thu về cho doanh nghiệp.

chi phí kinh doanh

Theo dõi sát sao ngân sách của doanh nghiệp

Đây là cách kiểm soát và phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất. Vì khi bạn theo dõi ngân sách kỹ, bạn sẽ kịp thời xử lý những chi phí phát sinh. Từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt nhất.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý hoạt động kinh doanh

Khi bạn đầu tư cho những công nghệ cần thiết, sẽ giảm thiểu tối đa sai sót trong những hoạt động kinh doanh. Đồng thời, công nghệ cũng sẽ hỗ trợ cho công việc được thuận tiện hơn, nhân viên có thể tiết kiệm thời gian làm việc.

Tham vấn ý kiến từ các chuyên gia tài chính tại Askany

Có rất nhiều cách để tới ưu chi phí kinh doanh nhưng doanh nghiệp sẽ không có thời gian hoặc nguồn tiền để thử từng cách. Vì vậy, tham khảo ý kiến từ chuyên gia sẽ là một phương pháp cực kỳ tối ưu mà lại tiết kiệm thời gian và công sức. Dưới đây là top 07 chuyên gia nổi bật nhất trong lĩnh vực kinh doanh tại Askany mà Topchuyengia muốn giới thiệu đến bạn.

  • Chuyên gia Tài chính Danh Trần’
  • Chuyên gia Tài chính Nguyễn Tiến Thông
  • Chuyên gia Tài chính Huỳnh Đăng Khoa
  • Chuyên gia Tài chính Nguyễn Đức Thanh 
  • Chuyên gia Tài chính Trần Hữu Phú
  • Chuyên gia Tài chính Johnny Thông
  • Chuyên gia Tài chính Gia Nghiêm
chi phí kinh doanh

Khởi nghiệp hay thành lập công ty là một hành trình đầy gian nan, nếu biết quản lý tài chính, tối ưu chi phí kinh doanh thì bạn sẽ duy trì và phát triển được doanh nghiệp của mình. Topchuyengia hy vọng rằng những thông tin trên đã cung cấp một góc nhìn mới mẻ cho bạn. Tuy nhiên, bài viết cũng chỉ mang tính chất “chung chung” để cung cấp thông tin tổng quan cho nhiều bạn đọc, chắc chắn sẽ không giải đáp được hết tất cả các trăn trở của riêng bạn. 
Vì vậy, Topchuyengia gợi ý bạn nên tải ứng dụng Askany để trực tiếp liên hệ với các chuyên gia tư vấn luôn nhé! Từ trải nghiệm nhiều năm trên “thương trường”, có thể họ sẽ trở thành một người đồng minh thân cận với bạn đó!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng