Chiến lược Marketing của Shopee - bài học kinh doanh về thương mại điện tử

Chiến lược Marketing của Shopee - bài học kinh doanh về thương mại điện tử

02/10/2023

718

0

Chia sẻ lên Facebook
Chiến lược Marketing của Shopee - bài học kinh doanh về thương mại điện tử

Chiến lược Marketing của Shopee là một trong những bài học đắt giá về mảng thương mại điện tử. Vì thương mại điện tử đang trở nên mạnh mẽ và thay thế dần thị trường mua sắm truyền thống. Bạn có biết hiện nay Shopee đang dẫn đầu tại thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường Đông Nam Á nói chung. Vậy các yếu tố nào làm nên sự thành công này? Chiến lược marketing của shopee có gì đặc biệt hơn so với các đối thủ khác?

 

Hãy cùng Topchuyengia khám phá chi tiết về chiến lược kinh doanh của Shopee trong bài viết dưới đây nhé! Qua đó chúng ta có thể so sánh và lý giải tại sao Shopee nổi hơn các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki, Sendo,... Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, hãy tìm đến Askany ngay! Chúng tôi sẽ nhờ các chuyên gia đến từ các lĩnh vực Digital marketing lý giải và tư vấn cho bạn nhé!

Giới thiệu sơ lược về Shopee tại thị trường Việt Nam

Shopee là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á và Đài Loan. Khởi đầu vào năm 2015, Shopee đã được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến thuận tiện, an toàn và nhanh chóng. Shopee đã xuất hiện và hoạt động tại các thị trường như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.

 

Tại Việt Nam, mô hình của Shopee Việt Nam có hình thức C2C hoặc B2C là một nền tảng trung gian cho quy trình mua bán giữa các cá nhân hoặc giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Người bán trên Shopee cần phải trả các loại phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ.

 

Từ khi ra mắt, Shopee đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng. Theo báo cáo về Thương mại Điện tử năm 2022 Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam chiếm gần 73% tổng doanh số của bốn sàn khác.

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Tầm nhìn và sứ mệnh của Shopee như thế nào?

chiến lược marketing của shopee
Chiến lược Marketing của Shopee với mục tiêu xây dựng một nền tảng thương mại điện tử

Trong kế hoạch chiến lược Marketing của Shopee với mục tiêu xây dựng một nền tảng thương mại điện tử để mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và thuận tiện.  

 

Với niềm tin mạnh mẽ vào sức mạnh biến đổi của công nghệ trong tương lai, Shopee không ngừng nỗ lực cải thiện, phát triển và mở rộng nền tảng cộng đồng để kết nối giữa người mua và người bán. Trong tương lai, thương hiệu này còn muốn “phủ cam” cả những khu vực phương Tây hay tận trời Âu, chiếm thị phần lớn trên toàn cầu.

 

>> Xem thêm: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể từ A - Z

Khách hàng mục tiêu mà Shopee muốn hướng đến là những ai?

chiến lược marketing của shopee
Shopee ban đầu được ra mắt với một hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng

Shopee ban đầu được ra mắt với một hệ thống tích hợp đầy đủ tính năng, hoạt động như một mạng xã hội để phục vụ mua sắm trực tuyến trên internet. Mục tiêu của Shopee là phục vụ tất cả người tiêu dùng ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, nền tảng thương mại điện tử này đặc trưng bởi việc tập trung sâu vào những người có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ và làm đẹp.

 

Shopee là một ứng dụng được thành lập tại Đông Nam Á nên khách hàng mục tiêu của hãng muốn nhắm đến là các thị trường như: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines. Đây cũng là một thị trường có nhu cầu cao về mua sắm trực tuyến và ngành TMĐT có mức tăng trưởng vượt trội qua các năm.

 

Hiện tại, Shopee đã mở rộng sự hiện diện của họ thông qua nhiều nền tảng đa dạng và phong phú. Điều này giúp họ có khả năng xác định đối tượng khách hàng một cách chính xác hơn, từ đó cung cấp dịch vụ phù hợp và tăng doanh thu một cách hiệu quả.

Nghiên cứu và phân tích chiến lược Marketing Mix của Shopee

Tương tự như nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, Shopee cũng sử dụng chiến lược marketing dựa trên mô hình 4P Mix kinh điển gồm 4 yếu tố như: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (điểm bán), Promotion (chiêu thị). Tuy nhiên, cách áp dụng mô hình này có điểm gì độc đáo và đặc biệt ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần nội dung dưới đây:

Chiến lược sản phẩm của Shopee

chiến lược marketing của shopee
Sản phẩm chính của Shopee là cung cấp một thị trường trực tuyến

Sản phẩm chính của Shopee là cung cấp một thị trường trực tuyến, nơi mà người tiêu dùng có thể tham gia mua sắm online. Các người bán bao gồm cả công ty, nhà bán lẻ và nhiều cá nhân khác tham gia để đăng và bán sản phẩm của họ trên nền tảng này.

 

Mục tiêu chiến lược marketing của shopee là để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng địa phương một cách dễ dàng. Shopee cung cấp ứng dụng mua sắm trên cả trình duyệt web và thiết bị di động.

 

Sản phẩm của hãng là một trang web được tối ưu hóa để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau và cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bằng cách thiết kế dựa trên thói quen sử dụng của họ. Ngoài ra, hãng cũng đặt sự chú trọng vào việc thúc đẩy hình ảnh của họ trên trang web, làm cho các sản phẩm bán hàng trở nên hấp dẫn hơn và kích thích sự quan tâm từ mỗi khách hàng mua sắm.

Chiến lược giá của Shopee

chiến lược marketing của shopee
Cách tiếp cận giá cũng là một chiến lược quan trọng của Shopee

Phần chiến lược giá trong chiến lược marketing của Shopee bao gồm việc kích thích các doanh nghiệp tham gia bằng cách cung cấp các ưu đãi giá trị cho họ trở thành thành viên của Shopee. Cách tiếp cận giá cũng là một chiến lược quan trọng của Shopee. Ví dụ, Shopee hỗ về giá vận chuyển và cung cấp các mã giảm giá Freeship để tăng khả năng mua sắm của khách hàng khi sử dụng ứng dụng.

 

Hơn nữa, việc hỗ trợ giá này cũng làm cho Shopee trở nên hấp dẫn hơn so với các thương hiệu cạnh tranh trong ngành, họ đã thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

Chiến lược marketing về điểm bán của Shopee

chiến lược marketing của shopee
Chiến lược Marketing của Shopee về điểm bán là điều đáng để phân tích

Chiến lược Marketing của Shopee về điểm bán là điều đáng để phân tích. Shopee hoạt động thông qua một ứng dụng di động, tạo nên một sàn thương mại điện tử trực tuyến để kết nối giữa người mua và người bán. Cho nên người mua có thể mua hàng ở mọi lúc mọi nơi và không cần đến bất kỳ điểm bán nào. Đó là lợi ích khi khách hàng mua sắm trực tiếp.

 

Shopee đã nhập cuộc vào thị trường Việt Nam từ tháng 8 năm 2016 và kể từ đó số lượng tải ứng dụng Shopee đã tăng lên gấp ba lần, đạt 5 triệu lượt tải. Cộng đồng người bán cũng đã tăng lên gấp ba trong vòng một năm.

 

Ngoài ra, họ cũng hợp tác với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất tại từng quốc gia để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm nhanh nhất có thể. Bất kỳ khách hàng ở đâu đều sẽ được nhận hàng tận tay.

Chiến lược marketing về chiêu thị của Shopee

chiến lược marketing của shopee
Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự thành công của chiến lược

Quảng cáo và truyền thông là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào sự thành công của chiến lược marketing của Shopee. Ngay từ khi mới gia nhập thị trường, Shopee đã chủ động tập trung vào việc tăng cường truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến như Google, Facebook, Tiktok,...

 

Hơn nữa, Shopee còn tập trung việc quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình và các phương tiện giao thông công cộng. Họ tạo ra các video, TVC quảng cáo có tính viral để quảng bá và nâng tầm thương hiệu của mình nhằm tiếp cận với một lượng lớn khán giả.

 

Ngoài ra, hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) đã từng gây ấn tượng và cũng được tích hợp trong chiến lược của Shopee. Đồng thời, Shopee cũng đặc biệt chú trọng vào việc tổ chức các chiến dịch giảm giá trong các dịp lễ quan trọng để đều đặn thu hút và gia tăng số lượng khách hàng.

Các chiến lược Marketing điển hình tạo nên sự thành công của Shopee

chiến lược marketing của shopee
Các video, TVC quảng cáo trending của Shopee

TVC Ca sĩ Bảo Anh kết hợp với cầu thủ Tiến Dũng

Shopee sử dụng các TVC (quảng cáo trên truyền hình) theo xu hướng là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của Shopee. Shopee nổi tiếng với các TVC bắt trend cực nhanh và tạo ra sự ảnh hưởng đến cộng đồng người tiêu dùng Việt. Thay vì cố gắng tạo sự chú ý một cách cưỡng ép, Shopee đã thực hiện các quảng cáo này một cách tự nhiên và lan truyền rộng rãi.

 

Một ví dụ điển hình là sự kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng và  Bảo Anh trong bài hát "Baby Shark" trong một TVC tạo nên cú hit trong thị trường người tiêu dùng Việt Nam. Đi đâu mọi người chỉ cần nghe giai điệu là có thể hát và nhún nhảy theo, làm cho mức độ nhận diện của Shopee tăng nhanh và tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng.

 

Ngoài ra còn TVC quảng cáo "bắt trend" nổi bật của Shopee khi sử dụng ca khúc "DDU-DU DDU-DU" của nhóm nhạc nổi tiếng Blackpink để biến hóa thành TVC kỷ niệm "mừng sinh nhật 12.12". Điều này góp phần tạo nên sự ảnh hưởng rộng khắp Đông Nam Á. Shopee đã thành công trong việc tạo nên ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng.

Chiến lược Marketing về “nội địa hóa” của Shoppe

Shopee luôn ưu tiên tính nội địa hóa trong chiến dịch tiếp thị của họ. Shopee sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể từ người dùng theo từng vùng miền khác nhau.

 

Với chiến lược nội địa hoá thông minh, Shopee đã thành công trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng ở nhiều khu vực. Họ cũng tận dụng mạng lưới vận chuyển nội địa để cung cấp các dịch vụ giao hàng tốc độ cao và đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Shopee đã tận dụng Influencer trong chiến dịch marketing

Shopee đã triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị và nhanh chóng theo kịp các xu hướng thị trường. Chiến lược tiếp thị của Shopee dần nhằm mục đích tăng cường bao phủ thương hiệu và tăng cường khả năng hiển thị trong các sự kiện quan trọng như Ngày Độc Thân 11.11.

 

Khác biệt với các thương hiệu khác thường sử dụng người ảnh hưởng trong thời gian dài, Shopee đã triển khai kênh tiếp thị offline với các người nổi tiếng trong thời gian ngắn thường trong vòng 2-3 tháng. Khi có những người có ảnh hưởng mới xuất hiện và được công chúng quan tâm, Shopee sẽ nhanh chóng hợp tác với họ để trở thành đại diện thương hiệu.

 

Ví dụ, sau khi đội tuyển U23 Việt Nam giành chiến thắng tại Sea Games, Shopee đã hợp tác với một số cầu thủ nổi tiếng của đội U23 cho chiến dịch tiếp thị. Tương tự, Hoa hậu Việt Nam cũng đã trở thành một hình ảnh đại diện cho thương hiệu Shopee.

 

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn Marketing - Cùng chuyên gia giải bài toán khó khăn mà doanh nghiệp bạn đang gặp phải

Các chuyên gia tư vấn chiến lược marketing trong lĩnh vực thương mại điện tử

Chuyên gia Nguyễn Minh Đức chuyên tư vấn chiến lược Marketing

chiến lược marketing của shopee
Chuyên gia Nguyễn Minh Đức với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing

Chuyên gia Nguyễn Minh Đức với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing và công nghệ thông tin. Anh có những thành tựu đáng kể như Chief Marketing & Distribution Officer tại Wetaps Corporation, thành công ra mắt trò chơi Tam Sinh Kiếp lên Top 1 free game và Top 3 Grossing Game trên Appstore và Top 1 trên CH Play.  

 

Hiện tại anh là CEO & Marketing Director tại High Town (Phê La Town). Anh đã góp phần tạo nên doanh thu 1,6 tỷ đồng trong tháng đầu tiên. Anh có kiến thức sâu về tiếp thị và thu hút khách hàng, có khả năng tư vấn về chiến lược tiếp thị và phát triển doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp bạn đang cần một chuyên gia Marketing online uy tín để có thể xây dựng và hỗ trợ trong các chiến dịch marketing thì các bạn đừng ngần ngại mà liên hệ với chuyên ngay trên Askany nhé!

 

>>Xem thêm: Dịch vụ Marketing tổng thể - Trực tiếp xử lý khó khăn bạn đang gặp phải

Chuyên gia Nguyễn Cao Quyền chuyên tư vấn chiến lược Marketing

chiến lược marketing của shopee
Chuyên gia Nguyễn Cao Quyền có được hơn 11 năm kinh nghiệm

Chuyên gia Nguyễn Cao Quyền có được hơn 11 năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn tại Việt Nam. Trong quá trình sự nghiệp của mình, anh đã đạt được nhiều thành tựu và giải thưởng đáng kể tại các tập đoàn như ENFA, Abbott, Nielsen và AbbVie.

 

Anh có khả năng tư vấn và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến marketing bao gồm xây dựng, phát triển và thực hiện kế hoạch thương hiệu. Ngoài ra, anh còn phát triển và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và các nhà ảnh hưởng (KOL - Key Opinion Leaders). Các bạn có thể liên hệ với anh trên ứng dụng Askany để nghe anh chia sẻ về kinh nghiệm và những trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực marketing.

 

Thông qua bài viết trên, Topchuyengia đã chia sẻ cho chúng ta hiểu rõ về chiến lược marketing của Shopee. Mỗi thương hiệu thường có cách tiếp cận riêng biệt trong chiến lược tiếp thị của họ. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Shopee đã đạt được nhiều thành công đáng kể thông qua các bước tiến độc đáo của họ. Nếu bạn có những thắc mắc gì hãy liên hệ với Askany để được các chuyên gia tư vấn nhiều hơn và tìm ra các giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hãy tải app Askany ngay!

Tôi là Thanh Tuyền - với niềm đam mê trong lĩnh vực về digital marketing như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án: Thời trang, làm đẹp, ăn uống. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được. Nếu mọi người quan tâm hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của tôi cập nhật ở đây.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng