Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bạn cần biết

Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bạn cần biết

06/02/2023

1116

0

Chia sẻ lên Facebook
Những dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bạn cần biết

Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ là một quá trình khó khăn đối với con bạn và khó nhận biết. Nếu sớm nhận ra những dấu hiệu tâm lý bất thường dưới đây, bạn có thể sẽ giúp được cho con mình rất nhiều. Những dấu hiệu này có thể rất khó phân biệt với những hành vi bất thường khác ở trẻ. Do đó, qua bài viết dưới đây, Topchuyengia sẽ giải thích cụ thể từng biểu hiện, những phương pháp điều trị cũng như danh sách các bác sĩ đầu ngành chuyên điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì mà phụ huynh có thể tham khảo.

 

Những thông tin được đăng tải trên trang web này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và cảnh báo các bậc cha mẹ về những dấu hiệu cho thấy con bạn đang trầm cảm. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra các biện pháp chữa trị cho trẻ. Tuy nhiên, việc áp dụng từng phương pháp còn phải tùy vào từng trường hợp tâm bệnh và cần có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Do đó nếu nhận thấy con em mình đang có biểu hiện trầm cảm ở tuổi dậy thì, bạn nên liên hệ với các bác sĩ tâm lý chuyên khoa tâm thần của Askany. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao. Với sự đồng hành và tư vấn tâm lý trực tiếp 1:1 từ họ, bệnh trầm cảm sẽ sớm được chữa khỏi và đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Bệnh trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa 

Tuổi dậy thì là lúc con em bạn khám phá bản thân, hiểu được chúng là ai và chúng thực sự muốn làm gì trong phần đời còn lại của mình. Nói tóm lại, trẻ ở giai đoạn này sẽ bắt đầu phát triển bản sắc riêng của mình và bắt đầu trở nên tự chủ hơn. Mối quan tâm của chúng không còn nằm ở gia đình mà là ở bạn bè, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này trong các lựa chọn của con mình.

 

Trong khi con bạn trở nên tự lập hơn, tuổi dậy thì cũng có thể là một giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của chúng. Cụ thể là có rất nhiều thứ đến với con bạn và không phải tất cả những trải nghiệm ấy đều tích cực.Trầm cảm ở tuổi dậy thì đang xảy ra ngày càng nhiều và ở mức báo động đối với phụ huynh.

 

Trầm cảm ở tuổi dậy thì được xem là là bệnh lý của rối loạn cảm xúc, giảm khí sắc. Người bệnh luôn rơi vào trạng thái buồn rầu, rối loạn giấc ngủ, giảm tập trung chú ý,  sút cân, không thích hoạt động, giảm các hứng thú. Nghiêm trọng hơn, một số người bệnh có suy nghĩ mình có tội, thấy bản thân không xứng đáng và dễ dàng dẫn tới hành vi tự sát. Dưới đây là một số dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì dễ dàng nhận biết nhất.

9 dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Dấu hiệu thường thấy cảnh báo con bạn đang mắc chứng trầm cảm 

Nét mặt trầm buồn

Hầu hết thanh thiếu niên bị trầm cảm đều trải qua tâm trạng buồn bã, chán nản và không có năng lượng. Điều này thường xuyên xảy ra và có thể kéo dài hàng tuần nhưng không rõ nguyên nhân. Lúc này trẻ sẽ ít nói và mất hứng thú với các hoạt động bên ngoài. Sắc mặt luôn buồn bã, ủ rũ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu trầm cảm dễ nhận biết ở tuổi vị thành niên.

Không còn hứng thú

Bệnh nhân sẽ không còn hứng thú với các hoạt động xung quanh mình, kể cả những trò chơi và công việc mà trước đây các em từng rất thích. Lúc này, trẻ có xu hướng muốn tự cô lập bản thân và không muốn giao tiếp, trò chuyện với người ngoài. Kể cả người đó là bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Bệnh nhân có thể tỏ ra rụt rè, nhút nhát, ngại di chuyển, lười vận động và cảm thấy an toàn khi ngồi  ở những nơi thiếu ánh sáng.

Tức giận vô cớ

Khi căng thẳng ảnh hưởng đến trẻ, trẻ sẽ dễ dàng mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì. Dấu hiệu là các em thường xuyên dễ nổi nóng, cáu bẩn, tức giận vô cớ và không kiểm soát được cảm xúc của mình. Ngay cả những sự việc không có vấn đề gì hoặc hoàn toàn bình thường cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu hoặc tức giận mà không có lý do. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu cơn nóng giận không được kiểm soát triệt để có thể khiến trẻ cư xử không đúng. Trẻ sẽ có hành vi la hét, thậm chí có thể tự làm tổn thương chính mình và những người xung quanh. Do đó bố mẹ nên hết sức nhẫn nhịn với con mình. Nếu thấy những dấu hiệu này ngày càng trở nên nghiêm trọng thì hãy liên hệ ngay với các chuyên gia hàng đầu của Askany để vấn đề sớm được giải quyết và không gây ra hậu quả nghiêm trọng. 

Luôn bi quan

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Trẻ thường có suy nghĩ mất niềm tin vào cuộc sống

Những trẻ em rơi vào trầm cảm ở tuổi dậy thì thường mất niềm tin vào cuộc sống, luôn cảm thấy bi quan và tự cho mình là nạn nhân của mọi chuyện. Các em sẽ thường xuyên có cảm giác bị bỏ rơi, hoặc suy nghĩ rằng người khác đang thương hại mình. Đây là lý do tại sao những đối tượng này có xu hướng tránh né mọi người xung quanh, tạo ra một lớp hàng rào bảo vệ cho chính họ khỏi thế giới bên ngoài.

Hay quên và mất tập trung

Khi tinh thần g bị ảnh hưởng, nó sẽ khiến trẻ dậy thì luôn có những suy nghĩ tiêu cực, buồn phiền khiến thể trạng cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung vào bất cứ việc gì đặc biệt là vấn đề học tập. Ngoài ra, một số trẻ còn mắc phải triệu chứng như mất trí nhớ, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao dù đó là những nhiệm vụ dễ dàng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập của các em.

Cảm thấy bản thân vô dụng

Trẻ dậy thì khi bị trầm cảm thường tự hủy hoại những cảm xúc tích cực của bản thân, cảm thấy mình tội lỗi và thương hại chính mình. Tâm trạng tồi tệ sẽ khiến cho các em cảm thấy không thể làm bất cứ điều gì, ngay cả những việc nhỏ nhất. Thậm chí một số em còn không muốn làm những công việc hàng ngày như vệ sinh cá nhân. Khi không thể kiểm soát tốt hành vi của mình sẽ khiến trẻ dần mất tự tin vào bản thân, rơi vào trạng thái căng thẳng, không có hy vọng vào tương lai, dẫn đến kết quả học tập bị sa sút. Lâu dần sẽ ảnh hưởng và làm rạn nứt các mối quan hệ giữa các em và mọi người xung quanh.

Có hành vi chống đối, nổi loạn

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Trẻ sẽ nổi loạn, hung hăng hơn bình thường 

Biểu hiện thường khi trầm cảm ở tuổi dậy thì chính là hành vi chống đối và nổi loạn. Các em không chịu lắng nghe và tiếp thu ý kiến ​​của người khác, kể cả là ba mẹ và thầy cô của mình. Trẻ sẽ có những biểu hiện chống lại hành vi mà người lớn yêu cầu và luôn ở trạng thái đề phòng muốn xa lánh mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị la mắng, khiển trách bởi lời nói, hành động, cử chỉ của người khác, trẻ sẽ có những biểu hiện nổi loạn, muốn chống cự và ngừng tiếp nhận thông tin.

Không thoải mái với những lời phê bình

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Không nên phê bình, chỉ trích mà nên bầu bạn và tâm sự cùng con 

Trẻ bước vào tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm với những lời phê bình, góp ý của người lớn. Đặc biệt, những đứa trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì cũng có thể cảm thấy bị xúc phạm khi cha mẹ hoặc các thành viên trong gia đình chỉ trích chúng. Trẻ em thường phản ứng bằng những biểu hiện như tức giận và thất vọng. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không còn giá trị và mất tự tin vào bản thân.

Thường xuyên nghĩ đến cái chết như sự giải thoát

Khi trầm cảm kéo dài và không được điều trị đúng cách, lâu dần sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trẻ có thể muốn chết và luôn muốn giải thoát bản thân bằng cách tự sát. Người bệnh sẽ thường xuyên có những suy nghĩ về cái chết liên tục như việc giúp bản thân giải thoát, tránh khỏi sự tức giận, khó chịu và căng thẳng.

Tại sao trầm cảm ở tuổi dậy thì ngày càng gia tăng?

Dưới đây là một số giả thuyết được cho là nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

Nội tiết tố

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì
Thay đổi nội tiết tố ở các bé gái cũng là nguyên nhân gây ra trầm cảm 

Estrogen, một loại hormone sinh dục nữ được chứng minh là có liên quan đến chứng trầm cảm. Nồng độ estrogen tăng đột ngột ở các bé gái trong độ tuổi dậy thì có thể góp phần làm tăng tỷ lệ trầm cảm ở các em. Ngược lại, testosterone, một loại hormone sinh dục nam tăng lên ở các bé trai trong tuổi dậy thì lại được chứng minh là không liên quan đến trầm cảm. Đó cũng là lý do tại sao có nhiều bé gái mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì hơn là các bé trai . Do đó, các thay đổi nội tiết tố cộng với các căng thẳng về môi trường đã góp phần gây ra chứng  trầm cảm ở các em.

Giai đoạn phát triển thể chất

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Affective Diseases báo cáo rằng sự phát triển thể chất trong giai đoạn giữa tuổi dậy thì đã làm gia tăng tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến các em dễ mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì hơn bất kỳ yếu tố nào khác đã được nghiên cứu.

Thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì

Thời điểm bắt đầu dậy thì cũng có thể khiến cho trẻ bị trầm cảm. Trẻ em "phát triển sớm" hoặc "phát triển muộn" đều có nguy cơ mắc trầm cảm hơn so với những trẻ đang phát triển cùng thời điểm với các bạn đồng trang lứa.

 

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy ngực phát triển sớm có liên quan đến nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm cao hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tâm lý lưu ý rằng không chắc liệu điều này có liên quan đến tác động của hormone hay tác động của áp lực xã hội hay không.

Căng thẳng trong cuộc sống

Ở tuổi dậy thì, công việc học tập và các mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp và đòi hỏi khắt khe hơn. Một số trẻ dễ bị trầm cảm hơn khi bố mẹ áp lực thành tích, điểm số đối với con.

Phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Điều trị ngay tại nhà

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Dành cho các đối tượng bị nhẹ

Đối với những đối tượng mắc bệnh nhẹ hoặc mới xuất hiện các triệu chứng thì có thể điều trị ngay tại nhà. Bố mẹ hãy chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, cho con. Khuyến khích con tích cực tham gia các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh. Ngoài ra, người thân và bạn bè hãy cùng nhau hỗ trợ quan tâm và đồng hành cùng trẻ để giúp chứng trầm cảm mau chóng được khắc phục.

 

Một số phương pháp điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì được khuyến khích áp dụng như:

  • Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh và chú ý đến những thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não và sức khỏe. Đồng thời, hạn chế đồ ăn cay nóng, gây ngấy, chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Hãy tập thói quen ăn uống đúng giờ và không bao giờ bỏ bữa để giúp cơ thể con có được sức khỏe ổn định chống lại căn bệnh nguy hiểm này. 
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khỏe thông qua các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, đạp xe sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ tinh thần, khiến tinh thần thoải mái hơn.
  • Yoga và thiền là hai bộ môn được khuyến khích cho người bị trầm cảm. Nó giúp người bệnh thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống và học tập.
  • Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ, tốt nhất là ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23 giờ. Bố mẹ có thể chọn những chiếc chăn nhẹ, mềm để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
  • Không để con làm việc, học tập quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Hãy dạy con học cách chia sẻ, tâm sự với những người xung quanh để giải tỏa những căng thẳng, khúc mắc trong nội tâm.
  • Động viên con tích cực tham gia các hoạt động câu lạc bộ và các trò chơi tập thể để tăng cường mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân và cải thiện tinh thần.

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Ngoài ra, sự hỗ trợ của người thân, bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị trầm cảm ở tuổi vị thành niên.

  • Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con để hiểu tâm tư, nguyện vọng của con. Để từ đó giúp các em giải quyết những khúc mắc, trăn trở trong lòng. 
  • Đừng đặt cho con những mục tiêu quá cao, điều đó sẽ tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ cảm thấy chán nản và bị kiểm soát quá mức.
  • Tạo điều kiện để con bạn kết nối với những người xung quanh, giúp con trở nên mạnh dạn hơn hoặc cho con tham gia các hoạt động vui chơi mà con yêu thích như ca hát, nhảy múa, vẽ,...
  • Cha mẹ nên trang bị kiến ​​thức đầy đủ cho con ngay từ tuổi mới lớn để tránh gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình thay đổi và phát triển của trẻ về tư duy, ngoại hình, nhân cách.

Sử dụng thuốc tây

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Dành cho các đối tượng bị vừa hoặc nặng

Đối với những bệnh nhân trầm cảm ở tuổi dậy thì mức độ vừa và nặng sẽ có nhiều triệu chứng bệnh hơn và mức độ nghiêm trọng cũng tăng lên. Do đó, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc hỗ trợ. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, họ sẽ kê đơn và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tuy phương pháp dùng thuốc này mang lại hiệu quả rất cao nhưng cũng có nhiều nguy cơ khiến người bệnh gặp phải tác dụng phụ.

 

Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý tăng giảm liều lượng, hạn chế tối đa những hậu quả khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Ngoài ra, các em và người nhà không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Tâm lý trị liệu cùng các chuyên gia của Askany

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Askany - Ứng dụng hàng đầu giúp người bệnh kết nối với chuyên gia dễ dàng

Trị liệu tâm lý là một trong những cách an toàn và hiệu quả nhất được đánh giá cao để điều trị các triệu chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Biện pháp này sẽ tác động trực tiếp đến tư duy, suy nghĩ của bệnh nhân thông qua việc sử dụng ngôn ngữ của khoa học tâm lý. Bác sĩ chuyên khoa tâm thần sẽ giúp người bệnh giải quyết vấn đề, giải tỏa căng thẳng, stress bằng các kỹ thuật chuyên sâu, đặc biệt là khoa học ngôn ngữ NLP (Neuro-linguistic programming), khoa học tâm lý con người… để bệnh nhân tư duy, suy nghĩ và hiểu vấn đề một cách đúng đắn hơn.

Danh sách bác sĩ điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

Bác sĩ Lê Nguyễn Thụy Phương điều trị trầm cảm tuổi dậy thì

Quá trình công tác:

  • Cô có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nhi và Tâm thần ở Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương TP HCM
  • Cô hiện là giảng viên khoa tâm thần học, Đại học Y Dược, TP HCM từ năm 2008 đến nay
  • Cô cũng là giảng viên lâm sàng và bác sĩ tại bệnh viện Tâm Thần, TP HCM từ năm 2008 đến năm 2011
  • Cô còn là thạc sĩ Y học tại Đại học Y Dược TP HCM

Bác sĩ Lê Nguyễn Thụy Phương có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc điều trị các chứng rối loạn tâm lý, tâm thần ở trẻ vị thành niên và người trưởng thành. Bác còn là gương mặt thường xuyên xuất hiện trên các báo đài truyền hình và tham gia công tác giảng dạy cho sinh viên, học sinh về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần.

Trầm cảm tuổi dậy thì
Bác sĩ Lê Nguyễn Thụy Phương điều trị trầm cảm tuổi dậy thì

Bác sĩ Thụy Phương cũng chia sẻ rằng, trước đây bệnh nhân trầm cảm đa phần có độ tuổi từ 20 - 40 tuổi nhưng dạo gần đây đang có xu hướng trẻ hóa từ 15 - 20 tuổi, đa phần là những trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Bé gái thường có xu hướng mắc trầm cảm cao hơn gấp hai lần so với các bé trai. Không chỉ vậy, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và sau khi sinh cũng có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm.


Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1; Bệnh viện FV
  • Thời gian làm việc: liên hệ bệnh viện để được cập nhật lịch khám cụ thể
  • Khám online: Đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua ứng dụng Askany 

Chuyên trị trầm cảm tuổi dậy thì - Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạ

Trầm cảm tuổi dậy thì
Chuyên trị trầm cảm tuổi dậy thì - Thạc sĩ Nguyễn Thị Hạ

Quá trình công tác:

  • Cô là chuyên gia tham vấn tâm lý hiện đang làm việc tại trung tâm trị liệu MindCare từ năm 2020 đến nay.
  • Cô còn là một chuyên viên tâm lý hỗ trợ phụ nữ/ trẻ em tại Ngôi Nhà Bình.
  • Cô đã tốt nghiệp và là cử nhân tâm lý học, chuyên ngành tham vấn tâm lý tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội 

Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Hạ được đào tạo bài bản về tâm lý học lâm sàng cho trẻ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Cô đã có hơn 7 năm kinh nghiệm trong tham vấn, trị liệu tâm lý cho các khách hàng gặp phải rối loạn trầm cảm, stress, rối loạn lo âu,...

 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Trung tâm tham vấn, trị liệu tư vấn tâm lý MindCare: 25/58C Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: cả ngày từ thứ 2 - Chủ Nhật
  • Khám online: Đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua ứng dụng Askany

Chuyên gia trị trầm cảm tuổi dậy thì - Phạm Thị Bích Phượng

Trầm cảm tuổi dậy thì
Chuyên gia trị trầm cảm tuổi dậy thì - Phạm Thị Bích Phượng
  • Cô cũng là chuyên gia tham vấn tâm lý tại trung tâm trị liệu MindCare từ năm 2020 đến nay)
  • Cô còn giữ vai trò là giảng viên Tâm lý Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Trường Đại học Công Nghệ Hutech TP HCM từ năm 2018 đến nay
  • Cô đã từng là chuyên gia Tâm lý tại Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật (2015 - 2016)
  • Cô cũng có kinh nghiệm trò chuyện và tư vấn với các em học sinh khi giữ vai trò là chuyên viên Tâm lý tại Trường THPT Marie Curie TP.HCM (từ năm 2012 đến năm 2018)
  • Cô cũng đã tốt nghiệp Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên với thành tích cao tại Trường Đại học Giáo dục Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chuyên gia Phạm Thị Bích Phượng có sở trường trong việc tham vấn tâm lý học đường, tâm lý tuổi dậy thì, các biểu hiện lo âu ở cả thanh thiếu niên và người lớn.

 

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tham vấn, trị liệu cho các khách hàng, cô chắc chắn sẽ có thể giúp đỡ các em nâng cao sức khỏe tinh thần một cách tốt nhất.

 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: trung tâm tham vấn, trị liệu tư vấn tâm lý MindCare: 25/58C Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Thời gian làm việc: từ thứ hai đến chủ nhật hàng tuần
  • Khám online: Đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua ứng dụng Askany

Chuyên gia trầm cảm tuổi dậy thì - Bác sĩ Ngô Tích Linh

Trầm cảm tuổi dậy thì
Chuyên gia trầm cảm tuổi dậy thì - Bác sĩ Ngô Tích Linh
  • Ông từng là phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần tại Trường Đại Học Y Dược nổi tiếng của thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hiện nay, ông đang giữ vai trò là bác sĩ điều trị cấp cao tại Khoa Tâm thần của Bệnh viện FV, Hồ Chí Minh
  • Ông cũng đã có chứng chỉ về Trị liệu Gia đình và Can thiệp Trị liệu Hệ thống tại Đại học Công Giáo Louvain, Bruxelles, Bỉ vào năm 2012.

Bác sĩ Ngô Tích Linh chia sẻ: trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng do nội sinh và dạo gần đây đang xuất hiện rất nhiều ở trẻ vị thành niên. Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất hiện do nhiều nguyên nhân bên ngoài lẫn bên trong. Bác cho biết bệnh nhân trầm cảm đến khám ngày càng nhiều bởi ngày càng có nhiều người quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Do vậy, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường ở con em mình, hãy đến thăm khám càng sớm càng tốt.

Thông tin lịch khám

  • Địa chỉ: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cơ sở 1 quận 5 TPHCM ; Bệnh viện FV quận 7 TP HCM 
  • Thời gian làm việc: liên hệ với bệnh viện để được biết cụ thể lịch khám của bác
  • Khám online: Đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua ứng dụng Askany.

Chuyên gia trầm cảm tuổi dậy thì - Bác sĩ Trần Minh Khuyên

Trầm cảm tuổi dậy thì
Chuyên gia trầm cảm tuổi dậy thì - Bác sĩ Trần Minh Khuyên
  • Ông hiện là nguyên trưởng khoa lâm sàng Bệnh tâm thần thành phố Hồ Chí Minh
  • Ông đã tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa với thành tích xuất sắc tại Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh
  • Ở nước ngoài, ông tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý trị liệu tại trường Tâm lý thực Hành Paris (Psychology practique de Paris)

Bác sĩ Trần Minh Khuyên đã thăm khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp mắc bệnh trầm cảm, trong đó có rất nhiều bệnh nhân ở độ tuổi vị thành niên và các em đang trong giai đoạn dậy thì. Bác sĩ cũng thường xuyên tham gia trả lời phỏng vấn, tư vấn trên các kênh thời sự, truyền hình lớn cả nước.

 

Bác sĩ cho biết rối khi đối mặt với một vấn đề căng thẳng, cơ thể sẽ có những thay đổi như nhịp tim tăng lên và tăng adrenaline (một loại hormone ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm). Nếu giải tỏa được căng thẳng thì mọi việc sẽ trở lại bình thường, nhưng nếu căng thẳng kéo dài, ngày qua ngày, nhịp tim và huyết áp luôn tăng dần sẽ xuất hiện các rối loạn chuyển hóa...

 

Khi đó, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, bứt rứt, cáu gắt, nếu lâu ngày không thuyên giảm sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu. Nếu bệnh không được điều trị, bệnh có thể nặng dần theo thời gian, dẫn đến các hành vi mất kiểm soát, bao gồm hành vi tự tử hoặc tự hủy hoại bản thân.

 

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Phòng khám chuyên khoa tâm thần (96 Phú Thọ, P2, Q11, TPHCM)
  • Thời gian làm việc: 17h00 - 20h00 từ thứ 2 - thứ 7 
  • Khám online: Đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua ứng dụng Askany.

XEM THÊM:

 

Đó là tất cả thông tin về bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì và danh sách những bác sĩ giỏi mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Việc điều trị tâm lý cho con trẻ là điều không dễ dàng thực hiện tại nhà. Do đó, bạn cần đến sự tư vấn hỗ trợ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đừng quên bạn có thể đặt lịch hẹn dễ dàng với họ thông qua ứng dụng Askany ngay hôm nay.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng