Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào

Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào
Hằng Nguyễn

06/02/2023

1015

0

Chia sẻ lên Facebook
Hậu quả (di chứng) của bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào

Di chứng của bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể và sức khỏe của bạn?  Nó ảnh hưởng đến tim, thận, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của bạn ra sao? Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng Topchuyengia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

 

Thông tin mà chúng tôi đưa ra đều được tổng hợp từ những nguồn tin chuyên ngành uy tín và mang tính chất tham khảo cao, nhưng chắc chắn nó sẽ không thể nào giúp bạn chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên qua đó, bạn sẽ thấy được những hậu quả mà căn bệnh trầm cảm mang lại là không thể xem thường. Do vậy, khi cảm thấy mình đang có những di chứng của căn bệnh này thì tốt nhất bạn nên được chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn cần tìm một bác sĩ đầu ngành chuyên điều trị các di chứng của bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn cảm xúc, hãy tải ngay ứng dụng Askany về trên điện thoại của mình. Thông qua ứng dụng này, bạn sẽ được kết nối với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, họ sẽ giúp tư vấn và hỗ trợ điều trị hậu quả của bệnh trầm cảm, giúp bạn có thể quay trở lại với cuộc sống hằng ngày.

Đôi nét về bệnh trầm cảm

Đôi khi bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng là một chuyện khá bình thường của cuộc sống. Nhưng nếu những cảm giác này kéo dài hơn một vài tuần, chúng có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm.

 

Trầm cảm lâm sàng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của bạn và gây ra hiệu ứng dây chuyền với các triệu chứng khác. Trầm cảm nặng (có triệu chứng loạn thần) được coi là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày

Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm (DMS-5) cho biết rằng để đủ điều kiện chẩn đoán bệnh trầm cảm nặng, một người phải trải qua ít nhất năm triệu chứng trong hơn hai tuần liền. Các triệu chứng thường gặp và phổ biến như sau:

  • Bạn cảm thấy buồn hoặc cáu kỉnh hầu như cả ngày. 
  • Bạn ít hứng thú hơn với hầu hết các hoạt động mà bạn từng yêu thích.
  • Bạn đột nhiên giảm hoặc tăng cân hoặc thay đổi cảm giác thèm ăn. 
  • Bạn luôn trong trạng thái khó ngủ mỗi đêm hoặc muốn ngủ nhiều hơn bình thường. 
  • Bạn cảm thấy bồn chồn, khó chịu trong người. 
  • Bạn cảm thấy bản thân luôn mệt mỏi, uể oải bất thường và thiếu năng lượng. 
  • Bạn cảm thấy mình vô dụng hoặc tội lỗi, thường là về những điều nhỏ nhặt trước đây thường không khiến bạn cảm thấy như vậy. 
  • Bạn khó tập trung để làm việc và không thể đưa ra quyết định một cách quyết đoán  
  • Bạn nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc tự tử.

Sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm là  như thế nào?

Những người bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính khác (bao gồm bệnh tim mạch, các vấn đề về lưng, viêm khớp, tiểu đường và huyết áp cao…) cao hơn người bình thường. Nếu bệnh trầm cảm không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của bệnh nhân đối với một số loại vắc-xin. Trầm cảm không chỉ gây nên suy nhược cơ thể, nó có thể gây chết người. Ước tính cứ 5 người bị trầm cảm thì có 1 người sẽ có ý định tự tử vào một thời điểm nào đó.

Những di chứng của bệnh trầm cảm bạn cần biết

Di chứng của bệnh trầm cảm
Những người bị trầm cảm có nhiều khả năng mắc các bệnh mãn tính khác

Về mặt thể chất

  • Bệnh tim mạch

Có thể bạn chưa biết nhưng trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tim mạch. Khi bạn trở nên chán nản, cơ tim của bạn sẽ dễ bị viêm do thiếu ô-xy cung cấp, và. Từ đó có thể dẫn đến cơn đau tim. Vậy nên, những bệnh nhân có vấn đề về tim mạch nên cẩn thận và phòng tránh bệnh trầm cảm dù là ở mức độ nhẹ nhất. Nếu bệnh trầm cảm của bạn đang ở giai đoạn nặng, thậm chí nó có thể gây ra bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm đối với người cao tuổi.

  • Suy giảm miễn dịch

Nếu bệnh nhân liên tục bị trầm cảm, sẽ khiến hormone gây stress được sản sinh ra nhiều hơn và tồn tại một thời gian dài trong cơ thể. Từ đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể nên sẽ khiến bệnh nhân trầm cảm dễ mắc cảm lạnh và cúm hơn người bình thường.

  • Mất ngủ, đau đầu và đau lưng

Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ thường có triệu chứng khó ngủ do tâm trí không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của họ cũng không được liền mạch và kéo dài như người bình thường, họ sẽ thường giật mình và thức giấc giữa đêm. Khi bị thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon trong nhiều ngày liền, tình trạng căng thẳng sẽ ngày càng tăng lên.

 

Mặc dù bệnh trầm cảm không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng nó là nguyên nhân gián tiếp. Trầm cảm có thể dẫn đến các tình trạng tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát, căng thẳng, thể chất bị suy nhược, mệt mỏi kéo dài, dinh dưỡng thấp, cơ thể mất nước... và các triệu chứng này sẽ kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng mãn tính.

  • Giảm ham muốn tình dục

Trầm cảm là một trong số những nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục. Đối với nam giới, một số hậu quả của bệnh trầm cảm gây ra có thể là xuất tinh sớm, không xuất tinh hoặc rối loạn chức năng cương dương. Di chứng của bệnh trầm cảm đối với nữ giới là khô âm đạo, rối loạn khoái cảm...

Về mặt tinh thần

Không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà di chứng của bệnh trầm cảm còn ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của người bệnh, cụ thể như sau:

Di chứng của bệnh trầm cảm
Người bệnh luôn nghĩ tới tự sát là cách duy nhất để khiến họ giải thoát
  • Mất tập trung

Người bị trầm cảm thường sẽ gặp các rối loạn trong suy nghĩ, tư duy của mình và điều đó khiến họ không thể tập trung cho công việc và học tập.

  • Ảnh hưởng đến giao tiếp và mối quan hệ bên ngoài xã hội

Người bị trầm cảm thường có xu hướng sống khép kín, họ thích một không gian riêng và không thích bị làm phiền bởi những người xung quanh. Người mắc bệnh trầm cảm thường không chủ động giao tiếp và tìm kiếm mối quan hệ mới để phát triển bản thân. Họ thường tự cô lập mình trong vỏ bọc, khiến bệnh tình ngày càng diễn biến phức tạp hơn.  Do vậy, những bệnh nhân trầm cảm nhẹ nên được thăm khám tâm lý qua hình thức online. Đây là một cách khám và chữa trị mới xuất hiện trong thời gian gần đây và được các quốc gia phương Tây sử dụng rộng rãi. Bệnh nhân không cần đến nơi đông người hoặc giao tiếp với bác sĩ, họ có thể ngồi tại nhà nhưng vẫn được thăm khám một cách tận tình. Ứng dụng Askany ra đời để giúp bệnh nhân kết nối với các bác sĩ đầu ngành và nhận tư vấn online qua hình thức 1:1. Rất nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh nhờ lời khuyên và biện pháp điều trị tận tình của đội ngũ bác sĩ giỏi của Askany.

  • Gia tăng các tệ nạn xã hội

Đã có tới gần 1/3 số người trầm cảm sử dụng bia rượu, các chất kích thích như một biện pháp để giải tỏa căng thẳng, quên đi nỗi buồn. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây ra hội chứng nghiện chất kích thích. Việc nghiện ngập và thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ gây cản trở quá trình xử lý bệnh, giảm tác dụng của thuốc, nghiêm trọng hơn là làm gia tăng các vấn đề phức tạp trong xã hội.

  • Tự hủy hoại bản thân và tự tử

Theo một số thống kê, trên toàn cầu có khoảng gần 3000 người tự tử mỗi ngày và 70% nguyên nhân trong số đó liên quan đến căn bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm mức độ nặng, người bệnh luôn nghĩ tới tự sát là cách duy nhất để khiến họ giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại.

 

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Những bí quyết để vượt qua căn bệnh trầm cảm

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Bí quyết để vượt qua căn bệnh trầm cảm

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa tâm lý, thần kinh, tâm thần tại các bệnh viện lớn lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này được kiểm chứng là tiềm ẩn không ít những rủi ro và biến chứng cho bệnh nhân. Để đạt kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân không được tùy tiện dùng thuốc mà phải cần đến sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Họ sẽ đánh giá tình trạng cụ thể của từng người bệnh trước khi đưa ra chỉ định và liều lượng thuốc. Khi dùng thuốc, bệnh nhân trầm cảm và gia đình phải hiểu thật rõ về tác dụng phụ và chủ động thông báo với bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là biện pháp phổ biến giúp giải quyết chứng trầm cảm một cách hiệu quả và triệt để nhất. Chuyên gia tâm lý sẽ là người giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí mà có thể chính thân chủ mình cũng không nhận ra. Biện pháp trị liệu tâm lý được áp dụng song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm được đánh giá là mang lại kết quả khả quan.

 

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ hoặc vừa thì chỉ cần biện pháp trị liệu tâm lý là đã có thể kiểm soát được bệnh mà không cần sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ, bạn hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý đầu ngành của Askany để được họ trị liệu tâm lý giai đoạn đầu, tránh tình trạng ủ bệnh, bệnh sẽ ngày càng nặng và tiến triển sang giai sang đoạn trầm cảm nặng.

Di chứng của bệnh trầm cảm
Tránh tình trạng ủ bệnh, bệnh sẽ ngày càng nặng

Phương pháp trị liệu tâm lý này mang đến những tác động cụ thể như:

  • Giúp người bệnh chấp nhận thực tại và nhìn nhận một cách toàn diện về các vấn đề mà bản thân gặp phải.
  • Họ sẽ dễ dàng chấp nhận trị liệu, hiểu và nhận thức đúng đắn hơn về bản thân
  • Nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho bản thân
  • Giúp người bệnh tăng khả năng xử lý tình huống, ứng phó trước những áp lực từ cuộc sống, các vấn đề khó khăn mà bản thân gặp phải. 
  • Loại bỏ hoàn toàn và triệt để các tâm lý tiêu cực như lo âu, căng thẳng, ám ảnh, sợ hãi,Thay đổi hành vi và nhận thức lệch lạc.

Áp dụng liệu pháp sốc điện

Trong quá trình sốc điện, bệnh nhân trầm cảm được gây co giật bởi một dòng điện cường độ nhẹ nhằm mục đích cải thiện bệnh trầm cảm. Vậy việc sốc điện liệu có liên quan như thế nào đối với việc chữa trị căn bệnh này?

 

Một cơn co giật nhẹ có thể phục hồi sự liên kết của các nơ-ron thần kinh, ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, từ đó nâng cao nồng độ serotonin, dopamine và norepinephrine. Chúng là những chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm.

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Áp dụng liệu pháp sốc điện cho bệnh nhân

Liệu pháp sốc điện (viết tắt là ECT) được cân nhắc trong trường hợp thuốc chống trầm cảm không mang lại hiệu quả. Biện pháp này thường được dùng để điều trị bệnh nhân bị trầm cảm nặng, bệnh nhân hình thành suy nghĩ hoặc ý nghĩ tự sát trong đầu.

 

Tuy nhiên, tác dụng phụ không mong muốn là bệnh nhân có thể bị mất trí nhớ vài tuần sau khi điều trị – đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Ứng dụng kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ lặp lại

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Ứng dụng kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ lặp lại

Với các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm nặng, kháng thuốc, và không thể điều trị được bằng phương pháp trị liệu tâm lý, một phương pháp khác có thể thay thế chính là kích thích từ xuyên sọ lặp lại (rTMS). Phương pháp này đã được kiểm chứng là mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh trầm cảm mà không cần phẫu thuật đặt điện cực vào não, không gây mê an thần và sốc điện.

Duy trì cân bằng chế độ dinh dưỡng theo chuyên gia

Đối với người bệnh trầm cảm, một chế độ dinh dưỡng cân bằng đóng vai trò rất quan trọng. Việc ăn những thực phẩm có lợi sẽ giúp họ cải thiện sức khỏe, có thêm năng lượng chống chọi với bệnh. Vậy những bệnh nhân trầm cảm nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của mình?

Bệnh nhân trầm cảm nên ăn các thực phẩm:

  • Giàu Omega-3 ( có nhiều trong các loại cá béo như  cá hồi, cá trích, cá thu hay các loại hạt như óc chó, hạt lanh,...)
  • Rau củ quả ( các loại rau xanh như cải xoăn, cải bó xôi; các loại rau quả có màu như cà chua, ớt chuông; các loại đậu như đậu hà lan, đậu nành,...)

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Hậu quả của bệnh trầm cảm
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt theo chuyên gia

Sau đây là một số thói quen tốt sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng trầm cảm của mình:

  • Tập thể dục thể thao hằng ngày.
  • Yoga hoặc thiền định để giữ được sự tỉnh táo trong tâm trí.
  • Ngủ đủ 8 tiếng một ngày.
  • Tăng cường kết nối và giao tiếp với bạn bè.
  • Tạo thói quen viết nhật ký, ghi lại cảm xúc cá nhân mỗi ngày.

Một số phương pháp khác

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh khác nhau, các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định thêm một số phương pháp khác như: điều trị triệt để các tổn thương được tìm thấy tại não (như cắt u não, điều trị viêm não, hút máu tụ trong sọ não,…) trong trường hợp trầm cảm do các tổn thương hoặc bệnh lý ở não bộ gây ra.

 

Một số bệnh nhân cần tiến hành cai nghiện khi bị trầm cảm do nghiện rượu và sử dụng chất kích thích quá liều. Trong trường hợp bệnh nhân bỏ ăn, kích động và có hành vi tự sát, người thân cần đưa họ nhập viện trong thời gian sớm nhất để tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra.

XEM THÊM:

 

Trên đây là tất cả thông tin về di chứng bệnh trầm cảm và hậu quả mà nó mang lại. Bạn không nên xem thường bệnh trầm cảm vì di chứng và hậu quả mà nó để lại là vô cùng nặng nề, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn khiến sức khỏe thể chất bạn suy giảm một cách nghiêm trọng. Bạn có thể mắc các chứng bệnh về tim mạch, tiêu hóa, đau đầu kinh niên hoặc giảm ham muốn tình dục.

 

Đừng để bệnh tình kéo dài quá lâu, hãy tìm ngay cho mình một địa chỉ uy tín để chữa trị, tránh để nó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Askany luôn đồng hành và sẵn sàng giúp bạn kết nối với mạng lưới chuyên gia uy tín, đầu ngành. Họ đã từng có kinh nghiệm trong việc chữa trị cho hàng trăm bệnh nhân. Với sự giúp đỡ và tư vấn 1:1 từ họ, căn bệnh trầm cảm của bạn sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng