Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

06/02/2023

1003

0

Chia sẻ lên Facebook
Trầm cảm sau sinh - Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp khắc phục

Bệnh trầm cảm sau khi sinh con nguy hiểm đến mức độ nào? Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả gì đối với mẹ và con? Hiện nay có những cách gì để đối phó với căn bệnh trầm cảm sau sinh? Có thể tự điều trị dứt điểm tình trạng này tại nhà hay không? Qua bài viết sau đây, Topchuyengia sẽ trả lời tất cả những câu hỏi trên của bạn một cách cụ thể nhất 

 

Nội dung trong bài viết dưới đây được tổng hợp từ các nhà tâm lý học và các trang thông tin uy tín của nước ngoài. Nó sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát về căn bệnh trầm cảm sau sinh - một căn bệnh có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc và nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Do vậy, nếu nghi ngờ mình bị trầm cảm sau sinh, bạn cần điều trị ngay lập tức để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Nếu bạn không có thời gian hoặc ngại phải đến gặp trực tiếp bác sĩ, bạn có thể chọn hình thức tư vấn tâm lý online 1:1 thông qua ứng dụng Askany. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia điều trị trầm cảm sau sinh hàng đầu của chúng tôi luôn sẵn sàng để cùng bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Có con là một trải nghiệm tuyệt vời và là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Nhưng việc này cũng có thể khiến bố mẹ trẻ trở nên mệt mỏi và choáng ngợp. Cảm giác lo lắng là điều bình thường, tuy nhiên, nếu bạn là thường xuyên buồn bã hoặc cô đơn tột độ, tâm trạng thất thường nghiêm trọng và thường xuyên khóc, bạn có thể đã bị trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh (PPD) là một loại trầm cảm xảy ra sau khi ai đó sinh con, các bà mẹ có thể trải qua những thay đổi về nội tiết tố, thể chất, cảm xúc,...

Trầm cảm sau khi sinh con
Thế nào là trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh có nhiều mức độ, từ nhẹ, vừa cho đến nặng. Bệnh có thể thoáng qua hoặc kéo dài trong nhiều tuần. Nếu bạn bị trầm cảm sau sinh, chúng tôi muốn nhắc rằng bạn không đơn độc, đó không phải là lỗi của bạn và hơn ai hết, lúc này bạn cần có sự trợ giúp. Các bác sĩ tư vấn tâm lý của Askany có thể kiểm soát các triệu chứng của bạn và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Trầm cảm sau sinh không đến từ một nguyên nhân nhất định. Bạn có thể bị trầm cảm bởi nguyên nhân khác nhau, và dưới đây là một trong số những nguyên nhân đó:

Bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh
Trầm cảm sau sinh không đến từ một nguyên nhân nhất định.
  • Thay đổi vật lí: Sau khi sinh con, sự sụt giảm nội tiết tố (estrogen và progesterone) trong cơ thể mẹ có thể góp phần gây ra chứng bệnh trầm cảm sau khi sinh con. Các hormone khác do tuyến giáp sản xuất cũng có thể bị giảm đi đáng kể - khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và chán nản tinh thần.
  • Vấn đề cảm xúc: Khi bạn bị thiếu ngủ và choáng ngợp vì có quá nhiều thứ phải làm để chăm sóc con, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề. Sẽ có đôi lúc, bạn lo lắng về khả năng chăm sóc trẻ sơ sinh của mình. Các bà mẹ sau sinh cũng có thể cảm thấy cơ thể mình kém hấp dẫn hơn, họ luôn phải đấu tranh với suy nghĩ về ngoại hình, làm sao để giảm cân nhanh chóng. Hoặc cảm thấy rằng việc có con đã khiến mình mất quyền kiểm soát cuộc sống cá nhân… Bất kỳ vấn đề nào trong suy nghĩ đều có thể góp phần gây ra bệnh trầm cảm sau sinh con ở các bà mẹ.
  • Gen: Gen là một phần của tế bào trong cơ thể lưu trữ các đặc điểm về cách cơ thể bạn phát triển và hoạt động. Gen là yếu tố được di truyền từ thê hệ cha mẹ sang con cái. Trầm cảm sẽ dễ xảy đến với những người có thành viên gia đình từng bị trầm cảm. Đây được gọi là tiền sử gia đình bị trầm cảm.
  • Có bệnh sử bị trầm cảm: Nếu bạn đã từng mắc chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau quá trình mang thai. Hoặc bạn đang trong quá trình điều trị trầm cảm, bạn đều sẽ có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Có một tình trạng thường dễ bị nhầm lẫn với trầm cảm sau sinh là Hội chứng Baby Blues. Do đó trước tiên bạn cần phải biết được triệu chứng của baby blues và PPD là gì và chúng khác nhau như thế nào để xác định được tình trạng bệnh mà mình mắc phải.

PPD và Baby Blues có giống nhau không?

PPD tồn tại lâu hơn và nghiêm trọng hơn baby blues. Trên thực tế, 2 dạng trầm cảm này là hoàn toàn khác nhau. Baby blues là cảm giác buồn bã mà bạn có thể có sau khi sinh con. Baby blues có thể xảy ra từ 2 đến 35 ngày sau khi bạn sinh con và có thể kéo dài đến 2 tuần. Bạn có thể khó ngủ, ủ rũ hoặc cáu kỉnh và khóc rất nhiều. Nếu bạn có cảm giác buồn kéo dài hơn 2 tuần, hãy nhờ đến sự tư vấn tâm lý. Hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem bạn có đang bị PPD hay không. Trầm cảm sau khi sinh con (PPD) là một loạt những thay đổi về cảm xúc, hành vi và thể chất ở các bà mẹ sau khi sinh con. Đây được xem là một dạng trầm cảm nặng hơn và khởi phát trong vòng 4 tuần đầu sau khi sinh em bé.

Triệu chứng baby blues

Bệnh trầm cảm sau khi sinh con
Triệu chứng thường gặp của Baby Blues

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng baby blues thường chỉ kéo dài trong vài ngày đến một hoặc hai tuần sau khi em bé chào đời. Bạn có thể có những biểu hiện bao gồm:

  • Tâm trạng lâng lâng, bồn chồn, cảm thấy lo âu và sầu não.
  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của con mình. 
  • Tâm trạng bất thường, hay cau gắt.
  • Cảm thấy choáng ngợp, không muốn kết nối với con.
  • Muốn khóc hoặc khóc bất chợt nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Gặp vấn đề thèm ăn.
  • Khó ngủ.
  • Dần mất đi những thói quen, sở thích trước kia.
  • Không dễ dàng đưa ra quyết định dù là những việc nhỏ nhặt.

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Triệu chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression- PPD)

Trầm cảm sau sinh
PPD - Postpartum Depression xuất hiện ngày càng nhiều ở các bà mẹ trẻ

Đa số mọi người khi chưa có kiến thức đều dễ dàng nhầm lẫn giữa trầm cảm sau sinh với hội chứng baby blues. Nhưng như đã đề cập bên trên, các dấu hiệu và triệu chứng của PPD sẽ nghiêm trọng hơn và kéo dài lâu hơn, và cuối cùng nó có thể cản trở khả năng chăm sóc em bé của bạn và xử lý các công việc hàng ngày khác. Các triệu chứng thường sẽ tiến triển trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh, Nhưng đối với một số người, nó có thể bắt đầu sớm hơn, trong khi mang thai hoặc muộn hơn là lúc con đang khoảng 1 tuổi.

Các triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Tâm trạng thường xuyên chán nản hoặc thay đổi bất thường.
  • Khóc quá nhiều.
  • Khó liên kết với con mình.
  • Mất dần liên kết với gia đình và bạn bè.
  • Cảm thấy chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng làm việc.
  • Không còn cảm thấy hứng thú với các hoạt động bạn từng yêu thích.
  • Khó chịu và tức giận dữ dội.
  • Luôn trong tâm trạng lo sợ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt.
  • Vô vọng.
  • Cảm giác bản thân vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc kém cỏi.
  • Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc khả năng đưa ra quyết định.
  • Cảm giác bồn chồn.
  • Lo lắng nghiêm trọng và thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn.
  • Suy nghĩ đến việc làm hại bản thân hoặc em bé của bạn.
  • Suy nghĩ định kỳ, thường xuyên về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm sau sinh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Loạn thần sau sinh

Trầm cảm sau sinh
Chứng loạn thần sau sinh

Rối loạn tâm thần sau sinh là một tình trạng hiếm gặp và thường phát triển trong tuần đầu tiên sau khi sinh em bé. Các dấu hiệu và triệu chứng thường đặc biệt nghiêm trọng hơn PPD và Baby Blues rất nhiều. Các triệu chứng loạn thần sau sinh và dấu hiệu thường bao gồm:

  • Nhầm lẫn và mất phương hướng.
  • Bạn luôn có những suy nghĩ, nỗi ám ảnh về em bé của bạn.
  • Ảo giác và ảo tưởng.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Một số trườn hợp có năng lượng quá mức và bị kích động.
  • Hoang tưởng.
  • Nỗ lực làm hại bản thân hoặc em bé của bạn.

Rối loạn tâm thần sau sinh có thể dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con. Đây là những cảnh báo nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh đối với mẹ và con

Trầm cảm sau khi sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến em bé của bạn. Do vậy, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với cả mẹ và con bạn.

Bệnh trầm cảm sau khi sinh con
Điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với cả mẹ và con bạn.

Nghiên cứu cho thấy trầm cảm sau sinh có thể gây ra những hậu quả sau: 

  • Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc gắn kết với con mình và không thiết lập được mối liên hệ với chúng. Điều này rất thiệt thòi cho quá trình phát triển sau này của con.
  • Con bạn cũng có thể có những vấn đề về hành vi hoặc học tập sau này.
  • Con bạn có thể gặp vấn đề về ăn và ngủ.
  • Con bạn có thể có nguy cơ bị béo phì hoặc rối loạn phát triển chiều cao, cân nặng.
  • Bạn có thể bỏ bê việc chăm sóc con mình hoặc không nhận ra khi chúng bị bệnh.
  • Em bé của bạn có thể bị suy giảm các kỹ năng xã hội so với những đứa trẻ

Đối với bản thân người mẹ, họ cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng, cụ thể:

  • Bạn có thể bị suy dinh dưỡng, sụt cân và không có sức khỏe để chăm sóc con, không đủ sữa cho con bú.
  • Tình trạng kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
  • Có những hành vi tự làm hại bản thân (self-harm).
  • Tinh thần và trí tuệ không còn được minh mẫn như trước.

Xem thêm: Giá tư vấn trầm cảm online siêu ưu đãi - Tham khảo ngay !!!

Điều trị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau khi đẻ con được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc loạn thần sau sinh, bạn nên lựa chọn điều trị bằng các loại thuốc chống lo âu hoặc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện hoặc liệu pháp hành vi nhận thức).

 

Điều trị rối loạn tâm thần sau sinh có thể phải dùng đến thuốc điều trị trầm cảm, lo lắng và rối loạn tâm thần. Bạn cũng có thể nên đến khám tại một trung tâm điều trị trong vài ngày cho đến khi sức khỏe tinh thần của bạn ổn định. Nếu những biện pháp điều trị trên vẫn không mang lại hiệu quả, liệu pháp sốc điện (ECT) có thể sẽ giúp ích.

Bệnh trầm cảm sau khi sinh con
Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể sẽ giúp ích.

Nếu bạn đang cho con bú, hãy yên tâm, bạn vẫn có thể dùng thuốc điều trị trầm cảm, lo lắng hay thậm chí rối loạn tâm thần. Khi bị trầm cảm, bạn không nên âm thầm chịu đựng một mình. Các chuyên gia tâm lý của Askany sẽ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn, họ có thể giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đừng chần chờ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn 1:1 sớm nhất có thể.

 

Dưới đây là một số cách giúp bạn đối phó với chứng trầm cảm sau khi sinh:

  • Tìm ai đó để trò chuyện - họ có thể là nhà trị liệu tâm lý, bạn bè, thành viên gia đình hoặc ai đó sẵn sàng lắng nghe bạn chia sẻ và giúp đỡ bạn.
  • Tham gia một cộng đồng, một nhóm hỗ trợ các ông bố bà mẹ trẻ
  • Cố gắng ăn uống lành mạnh và dành thời gian để tập thể dục nhiều nhất có thể.
  • Ưu tiên thời gian nghỉ ngơi cho bản thân.
  • Đi chơi với bạn bè hoặc nói chuyện điện thoại với họ.
  • Tìm thời gian để chăm sóc bản thân và làm những việc bạn thích, như đọc sách hoặc các sở thích khác.
  • Nhận giúp đỡ mọi người các công việc gia đình hoặc việc vặt.

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Nếu bạn có tiền sử bị trầm cảm, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc ngay khi biết tin mình có thai.

 

Khi mang thai: Vào thời điểm này, bác sĩ có thể theo dõi bạn sát sao để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm. Họ có thể yêu cầu bạn hoàn thành bảng câu hỏi sàng lọc trầm cảm trong khi mang thai và sau khi sinh. Đôi khi trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát bằng các phương pháp tư vấn tâm lý hoặc các liệu pháp khác. Trong những trường hợp trầm cảm vừa hoặc nặng, thuốc chống trầm cảm có thể được khuyến nghị (có thể sử dụng được ngay cả khi bạn mang thai).

Trầm cảm sau sinh
Phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Sau khi em bé chào đời: Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị có thể bắt đầu càng sớm. Nếu bạn có các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể đề nghị điều trị bằng thuốc chống trầm cảm hoặc liệu pháp tâm lý khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh trầm cảm này bằng các tăng cường bổ sung Vitamin nhóm B (Vitamin B6, B12 và axit folic), tập thể dục, uống nhiều nước, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc, chia sẻ tâm trạng với n gười thân bất cứ khi nào bạn cảm thấy không ổn. Và đừng quên, bạn cũng còn một người đồng hành chính là các chuyên gia điều trị trầm cảm sau sinh tại Askany. Hãy liên hệ với họ bất cứ khi nào bạn cần giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, đừng để tình trạng căng thẳng , lo lắng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

XEM THÊM:

 

Đó là toàn bộ thông tin mà Topchuyengia muốn cung cấp đến bạn về vấn đề trầm cảm sau sinh. Nếu bạn đang có những suy nghĩ tiêu cực trong đầu và không thể nào thoát khỏi chúng, hoặc đang bất lực, cố gắng nhưng vẫn không thể kết nối với con mình, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải phải hội chứng Baby Blues hoặc PPD. Lúc này, bạn cần liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh của Askany. Thông qua ứng dụng, bạn có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ đầu ngành uy tín mọi lúc mọi nơi ngay lập tức.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng