Hội chứng sợ độ cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Hội chứng sợ độ cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

09/09/2024

1027

0

Chia sẻ lên Facebook
Hội chứng sợ độ cao: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Bạn nghi ngờ mình mắc hội chứng sợ độ cao nhưng không biết dựa vào dấu hiệu nào để xác định. Nếu bạn cảm thấy hoảng sợ khi đứng trên một nơi cao, nhìn xuống dưới hay nhìn lên trên, bạn cảm thấy chóng mặt, nôn mửa, tim đập nhanh hay khó thở khi phải leo thang, đi máy bay. Có thể bạn đã mắc hội chứng sợ độ cao, một loại rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi phổ biến. Hãy đọc bài viết để hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách khắc phục nỗi sợ này. 

 

Nếu việc sợ độ cao khiến cho cuộc sống của bạn trở nên khó khăn, bạn không thể làm việc trên các tòa nhà cao tầng hoặc đi du lịch ở những nơi có núi, bạn muốn mau chóng chấm dứt tình trạng này. Vậy hãy để các chuyên gia tâm lý trên Askany giúp bạn vượt qua.

Hội chứng sợ độ cao là gì?

Theo Wikipedia, Acrophobia là tên gọi khoa học của hội chứng sợ độ cao, là một loại rối loạn lo âu ám ảnh thường gặp. Đây là một dạng sợ hãi về không gian và sự mất thăng bằng khi di chuyển. Mặc dù chúng ta ai cũng có một đôi chút sợ hãi khi ở trên cao, thường là cảm giác sợ rơi, nhưng những người mắc chứng acrophobia có thể hoảng loạn và không kiểm soát được bản thân khi ở những nơi cao. 

hội chứng sợ độ cao
Acrophobia - hội chứng sợ độ cao

Họ có thể có những triệu chứng như hoảng sợ, lo lắng, chóng mặt, buồn nôn hay thậm chí bất tỉnh. Tỉ lệ người bị acrophobia chiếm khoảng 2-5% dân số, trong đó phụ nữ bị nhiều hơn nam giới gấp đôi. Từ acrophobia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: ἄκρον, ákron, nghĩa là “đỉnh, mép” và φόβος, vicebos, nghĩa là “sợ hãi”.

Nguyên nhân của hội chứng sợ độ cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sợ độ cao: Một số người bị tai nạn hoặc té ngã từ trên cao có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ và kéo dài về sau này. Những người này luôn gặp rắc rối về mặt tâm lý bởi nỗi sợ hãi mà họ từng trải qua trước đây và họ bắt đầu lo lắng khi ở những nơi cao hơn mặt đất.

chứng sợ độ cao
Nguyên nhân có thể do người bệnh từng bị té ngã từ trên cao xuống

Một nguyên nhân khác có thể là khả năng duy trì thăng bằng của cơ thể có vấn đề. Do mắt hoặc cơ chế tiền đình của họ có vấn đề. Điều này khiến chúng không thể giữ thăng bằng ở một số điểm nhất định. Tình trạng này có thể khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác như có thể dễ dàng ngã xuống đất ngay lúc nào. Cho đến nay, trong hầu hết các trường hợp mắc hội chứng này, không tìm thấy nguyên nhân chính xác nào.

CÁC HỘI CHỨNG VỀ TÂM LÝ KHÁC:

Triệu chứng của hội chứng sợ độ cao

triệu chứng sợ độ cao hiện nay
Khó thở, tăng tiết mồ hôi cũng là dấu hiệu mắc chứng sợ độ cao

Những triệu chứng và dấu hiệu của hội chứng sợ độ cao là gì? Triệu chứng của hội chứng sợ độ cao có thể là nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 48 giờ sau khi bệnh nhân lên độ cao. Ngoài ra, những người bị hội chứng sợ độ cao còn có thể có các biểu hiện sau:

  • Tăng tiết mồ hôi
  • Đau ngực hoặc đau thắt
  • Mỗi lần hít thở lại nghe thấy một âm thanh lạ, giống như một mảnh giấy bị vò nát.
  • Nhịp tim đập nhanh khi nhìn thấy hoặc nghĩ đến những nơi cao
  • Cảm thấy trong người lo lắng hoặc lâng lâng khi nhìn thấy hoặc nghĩ về một nơi nào đó cao
  • Cảm thấy chóng mặt giống như cảm giác sắp bị ngã hoặc mất thăng bằng khi bạn nhìn lên một nơi cao hoặc từ trên cao nhìn xuống
  • Bị khó thở nghiêm trọng
  • Khi ho hoặc khạc ra chất dịch có bọt màu hồng.
  • Khi đi lại hơi vụng về và khá khó khăn.

Khắc phục hội chứng sợ độ cao như thế nào

Những người mắc hội chứng sợ độ cao có thể thực hiện các bước sau để giảm tác động tâm lý, chẳng hạn như:

khắc phục hội chứng sợ độ cao
Khắc phục hội chứng sợ độ cao
  • Khi bạn đi tham quan những địa điểm ở trên cao, bạn không nên tăng độ cao một cách quá nhanh. Thay vào đó, bạn hãy dành khoảng 2 - 4 ngày để đi từ thấp lên cao, từng đoạn một, tạo điều kiện và thời gian để cơ thể thích nghi một cách từ từ chậm rãi.
  • Duy trì trạng thái nghỉ ngơi hợp lý và không hoạt động quá sức.
  • Cung cấp cho cơ thể nhiều nước và tăng lượng carbohydrate để hạn chế ảnh hưởng của chứng sợ độ cao.
  • Khi xuất hiện một trong các triệu chứng liên quan đến vấn đề về thần kinh hoặc hô hấp, người bệnh cần được đưa xuống vị trí thấp hơn để được cấp cứu nhanh chóng và kịp thời.

Cách điều trị hội chứng sợ độ cao

Chứng sợ độ cao không nhất thiết phải điều trị. Bởi vì, trong một số trường hợp, hội chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

cách điều trị hội chứng sợ độ cao
Bác sĩ tâm lý có thể giúp bạn

Tuy nhiên, nếu nỗi sợ hãi này gây ra nhiều vấn đề và khó khăn trong cuộc sống và ngăn cản bạn thực hiện các hoạt động mình muốn, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

 

Người sợ độ cao có thể điều trị bằng thuốc

  • Điều trị bằng liệu pháp giải mẫn cảm (tức là tiếp xúc toàn thân có hệ thống).
  • Trị liệu tâm lý bằng hành vi nhận thức (CBT).
  • Điều trị bằng thuốc uống.
  • Sử dụng phương pháp thực tế ảo hiện đại (VR).

 

Để có thể thực hiện các phương pháp chuyên sâu này, yêu cầu bạn phải tham gia trị liệu cùng bác sĩ tâm lý. Nhưng không phải ở đâu bạn cũng có thể tìm được bác sĩ uy tín, hiệu quả với mức giá khám phải chăng. Các bác sĩ giỏi tuyến đầu đều rất khó để tiếp cận được hoặc họ chỉ làm việc vào giờ hành chính, bạn không thể đến trực tiếp để khám vì bận phải đi làm, đi học. Vậy có phương pháp nào thay thế hay không?

Đừng quá lo lắng, hãy để Askany giúp bạn. Askany là ứng dụng quy tụ các chuyên gia, bác sĩ trị liệu tâm lý hàng đầu trên cả nước. Họ đều là những người có thâm niên lâu năm và được rất nhiều khách hàng đánh giá cao. Bạn có thể đăng ký hình thức khám online và chọn khung giờ phù hợp. Các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong hành trình điều trị dứt điểm hội chứng sợ độ cao. Bạn có thể tham khảo thông tin

 

Chuyên gia Lê Văn Thắng: Anh đã từng tư vấn và trị liệu cho hơn hàng nghìn bệnh nhân trong suốt 10 năm làm nghề. Khách hàng tìm đến anh đều đã hồi phục tâm lý hoàn toàn và rất ít có nguy cơ tái phát. Bạn có thể liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ các vấn đề như: Trị liệu rối loạn nhận thức hành vi, trị liệu rối loạn giấc ngủ, hội chứng ám ảnh lo âu sợ hãi, trị liệu rối loạn cảm xúc,.... Xem thông tin của chuyên gia tại đây.

Yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc chứng sợ độ cao

Nam hay nữ thì đều có khả năng bị mắc chứng sợ độ cao nhưng nữ giới có tỉ lệ mắc hội chứng này cao hơn. Đặc biệt, khi ở độ cao từ 2.400m trở lên, các dấu hiệu của căn bệnh này sẽ thêm rõ ràng. Thông thường, hội chứng này sẽ phổ biến hơn đối với những ai các bệnh lý liên quan đến phổi hoặc những người quen sống ở các nơi thấp và thích nghi chậm với điều kiện môi trường ở những nơi cao hơn.

 

Dưới đây là một số yếu tố khiến tỷ lệ mắc chứng sợ độ cao của bệnh nhân tăng lên, điển hình như:

  • Tuổi tác: Người trẻ tuổi được ghi nhận là dễ bị ảnh hưởng bởi độ cao hơn người lớn tuổi.
  • Nơi cư trú: Những người sống và làm việc ở vùng trũng thấp như đồng bằng, ven biển hoặc chưa từng chuyển đến vùng núi cao cũng dễ mắc chứng sợ độ cao.
  • Thể lực kém nên khó thích nghi với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
  • Có hoặc hiện đang mắc bệnh liên quan đến phổi.
  • Trong một số trường hợp được ghi nhận, con cái của những gia đình mắc hội chứng này có tỷ lệ những người mắc cùng nỗi sợ hãi cao hơn bình thường.

 

Hội chứng sợ độ cao là một rối loạn lo âu thường gặp, gây ra nhiều khó khăn và cản trở trong cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn hay người thân của mình gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để cải thiện tình trạng của mình bạn nhé.

Hiện đang làm việc tại Topchuyengia có hơn 2 năm kinh nghiệm với vai trò là tác giả, sáng tạo nội dung liên quan đến: Sức khỏe, làm đẹp,... Tốt nghiệp trường Đại Học Sài Gòn, với tinh thần ham học hỏi trong lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi. Mong muốn sẽ chia sẻ thật nhiều trải nghiệm thực tế, thông tin hữu ích đến với người đọc.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng