Requirements Management - Chìa khóa thành công của dự án phần mềm

Requirements Management - Chìa khóa thành công của dự án phần mềm

07/03/2024

653

0

Chia sẻ lên Facebook
Requirements Management - Chìa khóa thành công của dự án phần mềm

Requirements Management (Quản lý yêu cầu) là quá trình quản lý các nhu cầu và đặc tả của dự án, là một phần quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai sản phẩm. Trong lĩnh vực BA, việc quản lý hiệu quả các yêu cầu của khách hàng và bên liên quan là chìa khóa để đảm bảo thành công của một dự án. Trong bài viết ngày hôm nay của Topchuyengia, chúng ta hãy cùng khám phá thuật ngữ này và vai trò quan trọng trong việc định hình và xây dựng nên những sản phẩm và dịch vụ xuất sắc nhé! 

 

Trong quá trình quản lý yêu cầu, BA có thể cảm thấy rối rắm vì sự thay đổi yêu cầu liên tục do thị trường, nhu cầu khách hàng, vấn đề nội bộ team, v.v. Đó là vấn đề phổ biến nhất trong Requirements Management. Tuy nhiên, có một cách để BA nhanh chóng xử lý vấn đề này là tìm giải pháp hiệu quả từ các chuyên gia BA uy tín tại nền tảng Askany thông qua video call 1:1. 

Requirements Management là gì?

Requirements Management
Requirements Management là quá trình thu thập, phân tích, xác thực và quản lý các yêu cầu của dự án phần mềm

Theo Topchuyengia, Requirements Management - Quản lý yêu cầu là một khía cạnh quan trọng đóng vai trò kết nối giữa khách hàng và đội ngũ phát triển phần mềm nhằm đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm được phát triển đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

 

Trách nhiệm của Business Analyst là thu thập, phân tích, xác thực và quản lý các yêu cầu của dự án phần mềm. Đồng thời, BA còn đóng vai trò giúp khách hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu của mình và đội ngũ phát triển phần mềm hiểu rõ hơn về những gì cần phát triển.

 

Ví dụ: Một công ty X đã thuê một BA tên M để phát triển ứng dụng đặt hàng và giao hàng đồ ăn. BA đã bắt đầu quá trình bằng cách phỏng vấn khách hàng để hiểu rõ nhu cầu của họ, phát hiện ra mong muốn về một ứng dụng dễ sử dụng, có thể truy cập từ mọi nơi và đa dạng các lựa chọn đồ ăn từ các nhà hàng địa phương.

 

Từ thông tin này, BA đã tạo ra một tài liệu yêu cầu chi tiết với các yêu cầu chức năng và phi chức năng cho ứng dụng. Tài liệu này sau đó được trình bày cho cả khách hàng và đội phát triển phần mềm, được chấp thuận bởi khách hàng. Quá trình phát triển ứng dụng đã bắt đầu và kết quả là một ứng dụng đáp ứng tích cực từ khách hàng, giúp công ty gia tăng doanh số bán hàng đồ ăn trực tuyến.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Mục tiêu của Requirements Management

Requirements Management
Mục tiêu chính của Requirements Management ​​​​​​

Mục tiêu chính của Requirements Management là: 

  • Xác định chính xác các yêu cầu của khách hàng: BA cần đảm bảo mọi yêu cầu từ khách hàng được xác định chính xác và đầy đủ, tránh hiểu lầm và đảm bảo sự đồng thuận giữa các bên liên quan. 
  • Hiểu rõ các mục tiêu kinh doanh của dự án: Phân tích và hiểu rõ mục tiêu của dự án sẽ giúp cả đội nhìn rõ hướng đi và mục tiêu cụ thể của sản phẩm phần mềm.
  • Phân tích các yêu cầu để xác định mối quan hệ giữa chúng: BA cần tạo ra một bức tranh tổng thể về cách mà các yêu cầu tương tác và phụ thuộc vào nhau, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và logic của dự án.
  • Biến yêu cầu thành các tài liệu dễ hiểu và dễ sử dụng: Requirements Management sẽ giúp BA tạo ra các tài liệu chi tiết và trực quan, giúp các bên liên quan hiểu rõ và sử dụng thông tin thuận lợi.
  • Giám sát việc thực hiện các yêu cầu: Requirements Management đảm bảo rằng các yêu cầu được triển khai đúng cách và đúng thời điểm, duy trì sự nhất quán giữa yêu cầu và sản phẩm cuối cùng.
  • Quản lý các thay đổi đối với yêu cầu: Requirements Management giúp đối mặt và quản lý các thay đổi có hệ thống và linh hoạt hơn, nhằm đảm bảo sự hiệu quả và tiến triển suôn sẻ của dự án.

Các quy trình Requirements Management

Requirements Management
Các quy trình Requirements Management phổ biến

Quy trình Waterfall

Waterfall là quy trình tuyến tính, mỗi giai đoạn sẽ được thực hiện theo thứ tự, mỗi bước sẽ tiến triển sang giai đoạn tiếp theo khi hoàn thành. Được thiết kế ban đầu để áp dụng cho các dự án nhỏ và đơn giản, quy trình Waterfall mang lại một cách tiếp cận cấu trúc và dễ theo dõi trong việc phát triển phần mềm.

Ưu điểm: 

  • Dễ quản lý và theo dõi: Thiết kế tuyến tính giúp quản lý dự án dễ dàng theo dõi tiến độ của từng giai đoạn rõ ràng.
  • Tính tổ chức cao: Bước tiến triển theo trình tự giúp tăng tính tổ chức, giảm thiểu sự phụ thuộc và tăng tính hiệu quả trong quản lý dự án.
  • Dễ đặt kế hoạch: Việc xác định và đặt kế hoạch cho từng giai đoạn trước khi bắt đầu giúp dự án tránh được nhiều rủi ro.

Nhược điểm:

  • Khó thay đổi, không linh hoạt khi có thay đổi trong yêu cầu.
  • Cần nhiều thời gian triển khai dự án vì phải chờ đến khi tất cả các giai đoạn trước đó hoàn thành.
  • Người dùng không thể phản hồi sớm, chỉ có thể phản hồi khi sản phẩm đã hoàn thành.

Quy trình V-Model

Mô hình V-Model là một quy trình lặp đi lặp lại nghĩa là các yêu cầu được xác định và lập hồ sơ ngay từ giai đoạn đầu của dự án. Quy trình này thường được áp dụng trong các dự án có tính phức tạp cao. Đặc biệt, mô hình này có thể kết hợp giữa quy trình phát triển và quy trình kiểm thử từng bước một.

Ưu điểm:

  • Xác định yêu cầu sớm: Các yêu cầu được xác định và lập hồ sơ từ giai đoạn đầu giúp BA đảm bảo sự hiểu rõ và đồng thuận về phạm vi của dự án.
  • Kiểm thử tương ứng: Giai đoạn kiểm thử được tích hợp với từng bước phát triển giúp đảm bảo rằng mỗi thành phần đều được kiểm thử tương ứng.
  • Phản hồi nhanh: Khả năng đánh giá và kiểm tra từng phần một giúp cung cấp phản hồi nhanh chóng. Từ đó, đội phát triển sẽ sửa lỗi và điều chỉnh hướng phát triển.

Nhược điểm:

  • Quản lý phức tạp: Giai đoạn lặp đi lặp lại có thể tạo ra sự phức tạp trong quản lý dự án, đặc biệt là khi BA cần theo dõi nhiều giai đoạn cùng một lúc.
  • Chi phí cao: Thay đổi yêu cầu có thể tăng chi phí đáng kể nếu chúng không được quản lý và kiểm soát cẩn thận.
  • Tính đồng bộ giữa phát triển và kiểm thử: BA cần phải đảm bảo sự đồng bộ giữa quá trình phát triển và kiểm thử để tránh hiện tượng phát triển quá nhanh hoặc chậm so với kiểm thử.

Quy trình Agile

Requirements Management
Quy trình Agile

Agile là một quy trình phát triển lặp đi lặp lại, trong đó các yêu cầu được xác định và lập hồ sơ liên tục suốt qua quá trình dự án. Thường được áp dụng trong các dự án đòi hỏi sự linh hoạt và thích ứng cao, quy trình Agile tập trung vào việc đáp ứng linh hoạt đối với sự thay đổi và yêu cầu mới.

Ưu điểm

  • Linh hoạt và thích ứng cao: Khả năng thích ứng nhanh chóng với thay đổi và yêu cầu mới, mô hình này giúp dự án linh hoạt đối mặt với những thách thức bất ngờ.
  • Phản hồi liên tục: Các chu kỳ lặp ngắn giúp tạo ra phản hồi liên tục từ khách hàng và người dùng. Từ đó, BA có thể điều chỉnh hướng phát triển của dự án. 
  • Tham gia cao: Sự liên tục của các phần mềm có thể kích thích sự tham gia và tương tác tích cực từ phía người dùng và khách hàng.

Nhược điểm:

  • Khả năng dự đoán thấp: Tính linh hoạt và thích ứng có thể làm giảm khả năng dự đoán về thời gian và nguồn lực cần thiết.
  • Yêu cầu sự tham gia liên tục: Yêu cầu sự tham gia tích cực và liên tục từ phía người dùng và khách hàng, đây là một thách thức trong môi trường không ổn định.
  • Khả năng quản lý rủi ro: Mô hình yêu cầu khả năng quản lý rủi ro cao để đối mặt với những biến động không dự đoán được trong quá trình phát triển
 
>>>Đăng ký khóa đào tạo BA uy tín cùng các chuyên gia chất lượng tại Askany để có nhận thật nhiều ưu đãi nhé.

6 lợi ích của Requirements Management đối với BA

Requirements Management
6 lợi ích của Requirements Management đối với BA

Hiểu yêu cầu của khách hàng

Requirements Management giúp BA hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan khác. Từ đó, BA có thể đề xuất các giải pháp phản ánh chính xác nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Quản trị rủi ro

Requirements Management giúp hạn chế rủi ro bằng cách nhận diện và quản lý hiệu quả các thay đổi trong yêu cầu. Tính năng này đảm bảo rằng dự án được hoàn thành đúng thời hạn và không vượt quá ngân sách đã đề ra.

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng

Requirements Management sẽ giúp tăng khả năng đáp ứng đúng các yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ hài lòng và giảm thiểu khiếu nại.

Tối ưu hiệu suất của dự án

Requirements Management đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của dự án, giảm thiểu tình trạng chậm trễ và giảm chi phí phát sinh do những thay đổi trong yêu cầu.

Xây dựng mối quan hệ tích cực với stakeholder

Requirements Management đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ BA  thiết lập mối quan hệ hiệu quả với khách hàng và các đối tác liên quan. Từ đó, góp phần xây dựng lòng tin và tạo ra một môi trường hợp tác tích cực giữa các bên liên quan.

Phát triển bản thân BA

Requirements Management giúp BA hiểu rõ về cách thức quản lý yêu cầu hiệu quả, phát triển, nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong vai trò của mình.


Requirements Management giúp BA đảm bảo sự chính xác, đồng thuận trong dự án và xây dựng và duy trì mối quan hệ tích cực với stakeholder. Trong tương lai, Topchuyengia tin rằng Requirements Management sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, giúp định hình và thúc đẩy sự tiến bộ trong các dự án phần mềm.

 

Nếu bạn đang đối mặt với các vấn đề trong Requirements Management như không theo kịp thay đổi của yêu cầu, hiểu sai về yêu cầu hay bị hạn chế về nguồn tài nguyên cho dự án thì có thể nghe thử lời khuyên từ chuyên gia BA giàu kinh nghiệm tại ứng dụng Askany nhé! 

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng