Tư vấn Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với các thủ tục, đặc điểm và ưu nhược điểm như thế nào?

Tư vấn Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với các thủ tục, đặc điểm và ưu nhược điểm như thế nào?
Luân Thái

17/08/2023

1543

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với các thủ tục, đặc điểm và ưu nhược điểm như thế nào?

Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là những quy định nhằm quản lý các doanh nghiệp, bảo đảm sự công bình đẳng trong môi trường thương mại ở Việt Nam. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, có tên riêng, được thành lập và đăng ký kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là một hình thức của mô hình doanh nghiệp. Vậy mô hình này có những đặc điểm như thế nào, cùng Topchuyengia tìm hiểu nhé. Ngoài ra hãy để các Luật sư tư vấn online giỏi tại Askany sẽ giúp bạn trong việc hỗ trợ tư vấn về quy định, thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan về Luật doanh nghiệp.

 

Tìm hiểu về đặc điểm của các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Ưu và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài
Tìm hiểu về đặc điểm của các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài là:

  • Loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài.
  • Do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định pháp luật của Luật doanh nghiệp.
  • Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư doanh nghiệp được phép hoạt động.

Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu từ. Tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư đối với dự án đầu tư vào: địa bán khuyến khích đầu tư, dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn và phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.

Đặc điểm chung

  • Nhà đầu tư là một cá nhân, một tổ chức hoặc là nhiều cá nhân, nhiều tổ chức  thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài cùng hợp tác, chung vốn để thành lập công ty và kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư nước ngoài sẽ được quyền lợi, nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, có tư cách pháp nhân, không có sự phân biệt, bất bình đẳng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.
  • Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Doanh nghiệp sẽ được các cá nhân, tổ chức nước ngoài tự quản lý cũng như chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Nhà nước Việt Nam sẽ không can thiệp vào các thức quản lý, mở rộng cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài; thực hiện quản lý về thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra xem doanh nghiệp nước ngoài có thực hiện kinh doanh theo đúng luật theo quy định của pháp luật Việt Nam hay không.

 

Tìm hiểu thêm về các mô hình khác qua thủ tục thành lập công ty cổ phần hoặc luật kinh doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những ưu và nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài

Tư vấn luật về sự khác biệt trong cách điều hành bởi các nhà đầu tư nước ngoài nên kết quả, lợi nhuận kinh tế theo thống thường cao hơn các công ty trong nước. Nhìn chung các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài sẽ có những ưu điểm sau:

  • Lợi nhuận kinh tế cao.
  • Vốn đầu tư dài hạn, ít biến động.
  • Nhân lực có chuyên môn cao, được đầu tư bài bản.
  • Các thiết bị, yếu tố công nghệ được đầu tư hiện đại, dây chuyền vận hành tiên tiến.
  • Vì mức vốn sở hữu chiếm tuyệt đối trong các doanh nghiệp nên chủ đầu tư được quyền quyết định đối với tất cả các vấn đề của công ty.
  • Được tự tổ chức và quản lý cách hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sự thành bại.

Hiện nay, có rất nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và đẩy mạnh việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bởi những ưu điểm, cũng như các quy định có thể hỗ trợ về mặt pháp lý cho các chủ đầu tư nước ngoài.

Nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

  • Dễ phát sinh những bất đồng.
  • Chính sách ưu đãi chưa thật sự linh hoạt.
  • Theo quy định về Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhà nước Việt Nam sẽ không can thiệp vào cách thức quản lý, mở rộng cho các nhà đầu tư vào kinh doanh nhưng vẫn có khuôn khổ nhất định. Đảm bảo sự cân bằng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam, vừa giữ cho thị trường Việt Nam không bị xâm chiếm quá nhiều lại vừa đảm bảo cho những lợi ích của các nhà đầu tư.
  • Sẽ có sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài cho nên doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể bị ảnh hưởng đến  khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. 
  • Ngoài ra, có một số lĩnh vực ngành nghề tại Việt Nam không thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Do đó các chủ đầu từ phải tiến hành liên doanh với chủ thể trong nước. Ví dụ như ngành quảng cáo, lĩnh vực này giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty.

Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài gồm những thủ tục gì?

Tư vấn luật doanh nghiệp về các vấn đề thủ tục và giấy tờ khi thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Trong bộ hồ sơ đăng ký đầu tư 100% vốn nước ngoài gồm những giấy tờ như:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
  • Đề xuất dự án đầu tư.
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương.
  • Báo cáo năng lực tài chính gồm: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
  • Đối với dự án đề nghị nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất cần đề xuất nhu cầu sử dụng đất.
  • Tài liệu chứng minh năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của chủ đầu tư nước ngoài: Các dự án liên quan đã thực hiện; Chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền; Chứng nhận kinh nghiệm từ đối tác, khách hàng.
  • Trường hợp liên doanh với nhà đầu tư khác cần có hợp đồng liên doanh.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gồm những giấy tờ như:

  • Bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên.
  • Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ cá nhân của các thành viên trong công ty.
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương;  Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Giấy ủy quyền.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự (đối với thành viên là tổ chức nước ngoài).
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài cần Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Đối với nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài là cá nhân:
  • Bản sao có công chứng tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài CMND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng với số vốn đầu tư tại Việt Nam. Nếu ngân hàng nước ngoài cần công chứng tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng thuê trụ sở, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương.
Đối với nhà đầu tư thành lập công ty 100% vốn nước ngoài là tổ chức:
  • Bản sao có công chứng tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài CMND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của tổ chức là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao của một trong các tài liệu về báo cáo năng lực tài chính sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư. Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng với số vốn đầu tư tại Việt Nam. Nếu ngân hàng nước ngoài cần công chứng tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài.
  • Bản sao có công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài CMND/ thẻ căn cước/ hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài và người đại diện theo pháp luật của công ty tại Việt Nam.
  • Bản sao công chứng điều lệ công ty nước ngoài.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, hợp đồng thuê trụ sở, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương.
  • Bản giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: xuất xứ công nghệ, tên công nghệ, sơ đồ quy trình, thông số kỹ thuật, tình trạng sử dụng của trang, thiết bị, dây chuyền công nghệ chính (đối với dự án có sử dụng công nghệ).

Địa điểm nộp hồ sơ: các cá nhân tổ chức nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Thông báo thành lập doanh nghiệp

Sau khi xem xét và có quyết định được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 3: Khắc dấu của doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức con dấu và số lượng, có thể khắc dấu tại một đơn vị có chức năng khắc dấu.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các chuyên gia pháp lý hàng đầu về luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ luôn gặp phải các quy trình pháp lý phức tạp và bị yêu cầu tuân thủ nhiều quy định pháp luật cả ở quốc gia mình và quốc gia nước ngoài. Với sự tư vấn từ luật sư chuyên nghiệp, các doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài có thể đảm bảo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tối ưu hóa tài chính và giảm thiểu rủi ro. Tại Askany, bạn có thể tìm được các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực này, chẳng hạn như những cái tên sau:

Luật sư Đỗ Thị Hằng

Luật sư Đỗ Thị Hằng
Luật sư Đỗ Thị Hằng

Tuy chuyên ngành ban đầu là mảng luật hình sự, luật sư Đỗ Thị Hằng lại có rất nhiều kinh nghiệm cụ thể khi làm việc với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nổi tiếng ở Việt Nam. Nhờ vào nhiều năm hoạt động với tư cách là một tư vấn viên pháp lý cho các doanh nghiệp này, cô đã nắm rõ mọi vấn đề pháp lý cần thiết cho loại hình doanh nghiệp này. Nếu có bất cứ vấn đề nào khi vận hành doanh nghiệp, bạn chắc chắn nên tìm tới luật sư Hằng.

Luật sư Tôn Quách Toại

Luật sư Tôn Quách Toại
Luật sư Tôn Quách Toại

Với sự chuyên môn tối ưu trong lĩnh vực Luật Doanh nghiệp, luật sư Tôn Quách Toại có khả năng cung cấp tư vấn chính xác về các thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Với nền tảng kinh nghiệm là chuyên gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp và công ty khác nhau trong thời gian dài, luật sư Toại mang đến những lời khuyên thông minh và thích hợp với mọi tình huống cụ thể.

Luật sư Trần Hoàng Luân

Luật sư Trần Hoàng Luân
Luật sư Trần Hoàng Luân

Luật sư Trần Hoàng Luân tích lũy nhiều kinh nghiệm đặc biệt trong các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Anh đã cống hiến thời gian tại các công ty luật hàng đầu và uy tín, gắn bó với việc tư vấn cho một loạt doanh nghiệp đa dạng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Từ những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức sâu sắc trong lĩnh vực này, chuyên gia Luân có khả năng hiểu rõ các quy định pháp luật và thực tế từ việc cộng tác với nhiều công ty khác nhau.

  • Liên hệ chuyên gia Luân tại: https://lead.askany.com/chuyen-gia/luat-su-tran-hoang-luan.

Trên đây là những đặc điểm, thủ tục của Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài đều gặp không ít rắc rối trong vấn đề pháp lý để có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tùy ngành nghề, địa điểm kinh doanh sẽ có những vấn đề khác nữa. Để giải quyết các vấn đề về pháp lý nhanh chóng, hiệu quả nhất là trong việc chuẩn bị hồ sơ thì đội ngũ luật sư tại Askany sẽ hỗ trợ bạn. Các cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài sẽ tư vấn trực tiếp về thủ tục, quy định pháp lý và môi trường kinh doanh tại Việt Nam một cách cụ thể nhất.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng