TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TY HỢP DANH CHUẨN XÁC

TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TY HỢP DANH CHUẨN XÁC
Hằng Nguyễn

18/10/2021

593

0

Chia sẻ lên Facebook
TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ CÔNG TY HỢP DANH CHUẨN XÁC

Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển đa dạng có các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và không thể thiếu công ty hợp danh. Trong đó, công ty hợp danh được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có những nét đặc thù hơn bởi loại hình này chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh trong công ty. Để biết rõ thêm về loại hình này có những đặc điểm, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và vai trò cùng topchuyengia.vn tìm hiểu Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh.

Những điểm đặc trưng của cơ cấu tổ chức về công ty hợp danh theo quy định của pháp luật

Những điểm đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức về công ty hợp danh được quy định tại Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:

  • Thứ nhất về thành viên công ty:
  • Công ty hợp danh có thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
  • Về cơ cấu tổ chức: có tối thiểu 2 thành viên làm chủ sở hữu công ty (chung thành viên hợp danh)
  • Về điều kiện của công ty hợp danh: những cá nhân sở hữu công ty có vai trò chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Những thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm về nghĩa vụ trong phạm vi khoản vốn mà họ đã góp trong công ty.
  • Thứ hai, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh chính thức có hiệu lực
  • Thứ ba, không được phép phát hành chứng khoán

Nếu bạn muốn có định tìm hiểu thêm về các điểm đặc trung của các mô hình công ty khác bạn có thể xem bài tư vấn doanh nghiệp để tìn hiểu nhé.

Điểm đặc trưng của cơ cấu tổ chức
Điểm đặc trưng của cơ cấu tổ chức

 

Các thành viên trong công ty hợp danh có những quyền và nghĩa vụ gì?

Tư vấn luật Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh vốn - chủ sở hữu của công ty, được quy định tại Điều 172 Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh như sau:

Quản lý, vận hành công ty

  • Thành viên hợp danh có quyền triệu tập và tham gia các cuộc họp,  đưa ra ý kiến thảo luận, biểu quyết về các vấn đề của công ty với vai trò là chủ sở hữu công ty. Đại diện cho công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh, ký kết, đàm phán các hợp đồng, thỏa thuận mang lại lợi ích cho công ty.
  • Trong quá trình điều hành và hoạt động kinh doanh, thành viên hợp danh được quyền sử dụng tài sản, con dấu của công ty và có thể trước tài sản của mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nếu thành viên hợp danh có yêu cầu, những tài sản đã ứng trước, bao gồm cả lãi sẽ được hoàn trả lại.
  • Quyền yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến tài sản, tình hình hoạt động công ty, kế toán khi cần đến các thành viên hợp danh khác và cả công ty.
  • Nếu không phải lỗi của thành viên hợp danh mà do hoạt động kinh doanh của công ty gây thiệt hại cho họ thì có quyền yêu cầu công ty bồi thường.
  • Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn của mình hoặc theo thỏa thuận, nếu có. 
  • Nếu công ty phá sản, tài sản của công ty còn lại sẽ được chia lại cho thành viên hợp danh theo tỉ lệ góp vốn hoặc theo Điều lệ
  • Nếu thành viên hợp danh qua đời, phần tài sản sẽ được để lại cho con cháu theo thừa kế, người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu Hội đồng thành viên chấp thuận 

Thành viên hợp danh giữ vai trò với các chức danh như Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc còn có thêm các quyền sau đây:

  • Là mắt xích kết nối và phân công công việc các thành viên hợp danh trong công ty. Quản lý, điều hành hoạt động của công ty. Khi cần thảo luận, đưa ra ý kiến thì tiến hành triệu tập, tổ chức họp và ký các nghị quyết. 
  • Đảm bảo các giấy tờ, tài liệu quan trọng của công ty được sắp xếp, lưu trữ đúng quy định
  • Có thể tham gia vào trong các vụ tranh chấp với vai trò là nguyên đơn, bị đơn, các mối quan hệ với cơ quan nhà nước đại diện cho công ty của mình
Quyền và nghĩa vụ đối với các thành viên trong công ty hợp danh
Những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Bạn có thể coi mô hình luật doanh nghiệp công ty cổ phần để xem sự khác biệt như thế nào so mô hình hợp danh.

Nghĩa vụ của các thành viên theo Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh

Nghĩa vụ của các thành viên theo Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh như sau:

  • Thực hiện việc quản lý công ty theo đúng quy định của pháp luật, đúng Điều lệ. Đảm bảo việc trung thực, khách quan, luôn đảm bảo lợi ích của công ty lên hàng đầu. Phải có nghĩa vụ bồi thường nếu thực hiện sai các quy định dẫn đến thiệt hại cho công ty
  • Không được phép dùng danh nghĩa của công ty để vụ lợi, sử dụng tài sản của công ty. Phải có nghĩa vụ hoàn trả và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm pháp luật
  • Các thành viên hợp danh phải có nghĩa vụ chịu lỗ tương ứng với vốn góp công ty và thanh toán đối với số nợ còn lại khi tài sản công ty không còn khi công ty phát sinh lỗ hoặc khoản nợ. Nghĩa vụ này xuất phát từ phạm vi chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty của thành viên hợp nhất
  • Báo cáo tình hình, kết quả kinh doanh của công ty một cách trung thực, chính xác vào định kỳ hàng tháng; khi thành viên hợp nhất có yêu cầu, cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình

Ngoài ra, nếu bạn buôn bán dạng hộ gia đình, bạn có thể xem thêm về luật doanh nghiệp kinh doanh cá thể để biết thêm nhé.

Những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
Những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh

Tại Điều 175 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định những hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh, cụ thể sau đây:

  • Không được tham gia với vai trò thành viên hợp danh nhiều công ty, cá nhân chỉ được tham gia thành viên hợp danh một công ty. Trừ khi được các thành viên trong Hội đồng thành viên hợp danh thì cá nhân không được làm chủ của doanh nghiệp tư nhân
  • Không được quyền nhân danh mình, của thành viên khác vì mục đích lợi ích cá nhân hoặc người khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh với cùng ngành nghề. Điều này để đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty
  • Khi được sự đồng ý của những thành viên trong Hội đồng thành viên hợp danh,  mới được phép chuyển phần vốn góp của mình cho người khác. Điều này để bảo bảo quyền và lợi ích cho công ty và các thành viên hợp danh khác.

Được chấm dứt tư cách của thành viên hợp danh khi nào?

Thành viên hợp danh có thể chấm dứt tư cách của mình được quy định tại Điều 180 Luật doanh nghiệp năm 2014:

  • Thành viên tự nguyện rút vốn ra khỏi công ty
  • Thành viên hợp danh không may bị mất tích hoặc chết, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền người đó bị mất năng lực hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Bị khai trừ khỏi công ty vì vi phạm nghiêm trọng, không trung thực trong khi hoạt động kinh doanh gây thiệt hại, không có khả năng hoặc không thể góp vốn theo cam kết, không thực hiện đúng nghĩa vụ,...

Theo Điều 185 Luật doanh nghiệp năm 2020 chỉnh sửa bổ sung thêm một điều là “Chấp hành hình phạt tù hoặc bị tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật”

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin cơ bản Luật doanh nghiệp về công ty hợp danh mà topchuyengia.vn đã tổng hợp và gửi đến quý bạn đọc. Công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, tức công ty được thành lập dựa trên sự liên kết chặt chẽ, độ tin cậy của các thành viên tham gia. Công ty hợp danh là hình thức công ty được ứng dụng nhiều nhất cũng như ra đời sớm nhất trong lịch sử các loại hình doanh nghiệp. Sự ra đời của công ty hợp danh giúp thúc đẩy mở rộng hợp tác quốc tế khi thu hút được nhiều nguồn vốn cả trong nước và thế giới. Nếu bạn muốn biết thêm những thông tin mới nhất trong bộ luật doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hoặc các vấn đề liên quan thì đội ngũ luật sư mà topchuyengia.vn đề xuất sẵn sàng tư vấn - hỗ trợ bạn.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng