Tư vấn quy trình thành lập công ty TNHH mới nhất quy định những gì?

Tư vấn quy trình thành lập công ty TNHH mới nhất quy định những gì?
Luân Thái

07/08/2023

1041

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn quy trình thành lập công ty TNHH mới nhất quy định những gì?

Hiện nay, luật doanh nghiệp về quy trình thành lập công ty TNHH mới nhất đã được ban hành, trong đó có nhiều đổi mới. Công ty TNHH là loại hình được chia ra gồm công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong bài viết hôm nay, Topchuyengia sẽ giới thiệu về các quy định chung, cơ cấu tổ chức quản lý, thủ tục, quy trình thành lập công ty TNHH.

 

Bên cạnh đó, để nhanh chóng giải quyết các vấn đề về Luật doanh nghiệp như quy trình thành lập công ty TNHH có thể liên hệ với các Luật sư tư vấn tại Askany để họ đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp của bạn.

 

Công ty TNHH có đặc điểm gì?

Hiểu về Công ty TNHH một thành viên

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Là loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ. Chủ sở hữu công ty 1 thành viên có nghĩa vụ tài sản và  chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi của số vốn điều lệ.

  • Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH 1 thành viên bắt đầu có tư cách pháp nhân.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.
  • Chủ sở hữu của Công ty TNHH một thành viên được toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty và có quyền chuyển nhượng một phần, hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH một thành viên tùy vào ngành, nghề kinh doanh có thể chia thành gồm: Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị và Giám đốc.
  • Theo Luật doanh nghiệp, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần, hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu chuyển nhượng 1 phần vốn điều lệ thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chuyển nhượng, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành Công ty TNHH 2 thành viên.
  • Khi rút vốn ra khỏi công ty TNHH 1 thành viên dưới hình thức khác thì chủ sở hữu sẽ phải liên đới nghĩa vụ tài sản và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
  • Khi đến hạn mà công ty không thanh toán đủ nghĩa vụ tài sản và chịu trách nhiệm về các khoản nợ thì chủ sở hữu không được rút lợi nhuận.

Hiểu về Công ty TNHH hai thành viên trở lên

  • Số lượng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên không quá 50 người, có thể là các cá nhân, tổ chức.
  • Các thành viên phải có nghĩa vụ tài sản và  chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi của số vốn điều lệ.
  • Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH hai thành viên bắt đầu có tư cách pháp nhân.
  • Khi thành viên muốn chuyển nhượng vốn của mình phải tuân thủ Luật doanh nghiệp mới nhất.
  • Không được quyền phát hành cổ phần.

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên

Đối với chủ sở hữu là một cá nhân

Theo Luật doanh nghiệp 2014, Chủ sở hữu có thể đồng thời là Chủ tịch công ty - người có quyền cao nhất trong mọi hoạt động điều hành, quản lý công ty hoặc có thể đồng thời là Giám đốc - người đại diện công ty theo pháp luật hoặc thuê Giám đốc.

Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có quyền hạn như sau:

  • Người có quyền quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
  • Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có quyền quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp.
  • Có quyền chuyển nhượng một phần, hay toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và tài chính có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận.
  • Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty.
  • Sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản có quyền thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty.
  • Và các quyền khác theo quy định.

Đối với chủ sở hữu là một tổ chức

Công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là một tổ chức, theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2020, được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

  • Mô hình thứ nhất: Tổng giám đốc - Kiểm soát viên hoặc Chủ tịch công ty - Giám đốc.
  • Mô hình thứ hai: Tổng giám đốc và Kiểm soát viên hoặc Hội đồng thành viên - Giám đốc.

Nếu trường hợp trong Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Quy trình thành lập Công ty TNHH gồm những thủ tục nào?

Tư vấn luật về những điều cần làm khi thành lập công ty TNHH

Hồ sơ thành lập công ty TNHH cần gì?

Hồ sơ thành lập công ty TNHH cần có các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu đã quy định.
  • Bảng Điều lệ công ty.
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp cá nhân, tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của người đại diện công ty được quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền theo mẫu quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
  • Giấy quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký công ty hoặc giấy tờ tương đương khác (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).

Các bước thực hiện thủ tục thành lập công ty TNHH 

Dưới đây là các bước thành lập một công ty TNHH theo quy định:

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên hoặc 2 thành viên trở lên

Nộp trực tiếp tại địa điểm: Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hoặc nếu doanh nghiệp không có thời gian có thể nộp trực tuyến tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn.

 

Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được phê duyệt và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH thời hạn sau 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu giấy tờ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho chủ doanh nghiệp hướng dẫn sửa đổi và nộp lại.

Thủ tục thành lập Công Ty TNHH
Thủ tục thành lập Công Ty TNHH

Bước 2: Khắc con dấu Công ty TNHH

Con dấu cho Công ty TNHH thì doanh nghiệp có quyền quyết định hình thức con dấu và số lượng, có thể khắc dấu tại một đơn vị có chức năng khắc dấu.

Bước 3: Đăng ký tài khoản ngân hàng cho Công ty TNHH

Để thực hiện các hoạt động giao dịch thì doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng. Cần có con dấu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện để đăng ký mở tài khoản. Sau khi có số tài khoản riêng của công ty cần thông báo cho Sở Kế hoạch và đầu tư.

Bước 4: Mua chữ ký số để đóng thuế trực tuyến

Để đóng thuế trực tuyến cho doanh nghiệp theo định kỳ, theo đúng quy định công ty sẽ thực hiện thiết bị mua chữ ký số. Sau đó, hàng tháng kế toán của doanh nghiệp sử dụng thiết bị chữ ký số này để đóng thuế trực tuyến.

Bước 5: Treo bảng hiệu công ty

Bảng hiệu của công ty có thể thiết kế tùy theo ý của doanh nghiệp miễn là phải có thông tin cơ bản về  tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại,… Đặt bảng hiệu tại trụ sở công ty.

Bước 6: Đăng hóa đơn điện tử

Bước 7: kê khai và đóng thuế

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Công ty TNHH sẽ tiến hành kê khai và nộp thuế môn bài trong thời hạn 10 ngày.

 

Nếu bạn gặp trục trặc trong khâu đăng ký bạn có thể xin tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí từ các văn phòng luật.

Những khó khăn khi đăng ký thành lập công ty TNHH và cách giải quyết

Tư vấn luật doanh nghiệp để giúp bạn giải quyết khó khăn có thể diễn ra trong một vài trường hợp như:

Những khó khăn thường gặp

Thường nếu doanh nghiệp không có bộ phận luật sư hỗ trợ pháp lý, tự đi đăng ký quy trình thành lập công ty TNHH thường gặp nhiều khó khăn phổ biến như:

  • Doanh nghiệp khó nắm bắt và hiểu cặn kẽ các vấn đề liên quan đến pháp lý do tính phức được quy định trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Nên việc áp dụng và trường hợp thực tế vẫn còn gặp nhiều lúng túng, hạn chế và khó khăn.
  • Thường các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu công ty TNHH ít có sự trải nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước nên khi phát sinh các vấn đề như kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị sai so với các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đã đăng ký hay hồ sơ bị trả, hồ sơ bị giải quyết chậm thì không biết cách xử lý.

Cách khắc phục

Để không bị mất thời gian, tiền bạc, công sức nhưng đôi khi nhận lại là kết quả không mong muốn thì cần có cách khắc phục. Yếu chỗ nào thì ta bù chỗ đó. Nếu công ty TNHH đã có bộ phận hỗ trợ pháp lý thì càng tốt, các vấn đề sẽ được hỗ trợ như về chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cho đầy đủ, hợp lệ.

Trường hợp công ty chưa có thì cần đến sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn pháp lý về quy trình thành lập công ty TNHH. Ngoài các mô hình truyền thống, hiện tay, tại Topchuyengia - nơi sẽ là cầu nối liên kết giữa người có nhu cầu tư vấn trực tiếp, 1:1 và đội ngũ chuyên gia uy tín, đảm bảo về kinh nghiệm lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Khi chọn hình thức này, bạn sẽ chủ động được thời gian nhận hỗ trợ, các vấn đề mình đang gặp phải lần lượt được giải đáp, làm rõ cốt lõi vấn đề, nhận lời khuyên dưới góc độ pháp lý.

Dịch vụ chuyên gia tư vấn luật doanh nghiệp công ty TNHH

Doanh nghiệp TNHH thường cần xử lý nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập và khởi đầu hoạt động kinh doanh. Tư vấn pháp lý giúp đảm bảo các bước đầu tiên diễn ra một cách suôn sẻ và tuân thủ đúng quy định. Sau đây là các chuyên gia về quy trình thành lập công ty TNHH mà các doanh nghiệp nên biết trong trường hợp họ cần tư vấn pháp lý:

Luật sư Dương Hữu Thịnh

Chuyên gia Dương Hữu Thịnh
Chuyên gia Dương Hữu Thịnh

Với mọi vấn đề pháp lý liên quan tới quy trình thành lập công ty TNHH, chuyên gia Dương Hữu Thịnh không những mang tới giải pháp chính xác nhất mà còn là cách xử lý phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể của khách hàng. Nhờ vào kinh nghiệm dày dạn khi làm việc với nhiều công ty khác nhau, luật sư Thịnh luôn mang tới một dịch vụ tư vấn xuất sắc. Khi một công ty TNHH cần được tư vấn pháp lý, chuyên gia Dương Hữu Thịnh nên là cái tên đầu tiên mà họ cần liên hệ.

Luật sư Nguyễn Văn Trung

Chuyên gia Nguyễn Văn Trung
Chuyên gia Nguyễn Văn Trung

Trong mọi vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý của các công ty TNHH, chuyên gia Nguyễn Văn Trung không chỉ đem đến các giải pháp chính xác mà còn áp dụng những cách xử lý thích hợp nhất cho từng tình huống cụ thể của khách hàng. Với kinh nghiệm qua nhiều lần hợp tác với đa dạng các công ty khác nhau, luật sư Trung luôn cung cấp gói dịch vụ tư vấn tối ưu và chất lượng. Trong trường hợp một công ty TNHH cần sự tư vấn về pháp lý, chuyên gia Nguyễn Văn Trung sẽ là chuyên gia mà họ đang cần tới.

Luật sư Trang Nhung

Chuyên gia Trang Nhung
Chuyên gia Trang Nhung

Chuyên gia Dương Hữu Thịnh không chỉ cung cấp giải pháp chính xác nhất mà còn áp dụng cách xử lý phù hợp nhất cho từng tình huống cụ thể của các công ty TNHH, dù cho đó có là vấn đề pháp lý gì. Với tư cách là người đã tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thời kỳ hợp tác với các doanh nghiệp đa dạng, cô luôn mang đến một dịch vụ tư vấn xuất sắc và chất lượng. Khi một công ty TNHH cần sự hỗ trợ trong vấn đề pháp lý, chuyên gia Trang Nhung nên là cái tên được ưu tiên liên hệ đầu tiên.

  • Liên hệ chuyên gia Trang Nhung tại Askany.

Như vậy, những vấn đề liên quan tới Luật doanh nghiệp về quy trình thành lập công ty TNHH đã được thông tin trong bài viết. Hy vọng những nội dung này giúp ích được cho bạn. Trường hợp còn điều gì chưa rõ hay muốn tìm hiểu sau hơn, thì Topchuyengia đã để liên hệ cũng như thông tin về các luật sư. Bạn có thể liên hệ để có thể được tư vấn và hỗ trợ.

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng