Mô hình tiếp cận lặp (Iterative Model) trong phát triển phần mềm là gì?

Mô hình tiếp cận lặp (Iterative Model) trong phát triển phần mềm là gì?

07/03/2024

1968

0

Chia sẻ lên Facebook
Mô hình tiếp cận lặp (Iterative Model) trong phát triển phần mềm là gì?

Mô hình tiếp cận lặp (Iterative model) nổi bật với khả năng linh hoạt hơn cao so với 3 loại còn lại là Waterfall, Spiral và Agile, vậy nên được xem là công cụ không thể thiếu đối với mọi Business Analyst. Để giúp bạn xây dựng dự án phát triển phần mềm thành công và hạn chế rủi ro, Topchuyengia giới thiệu sâu hơn về Iterative model, cũng như bí quyết áp dụng vào thực tế từ các chuyên gia trong ngành.

 

Do tích chất linh hoạt mà Iterative model đòi hỏi BA cùng đội ngũ phát triển phải chịu đựng rất nhiều áp lực, từ quản lý yêu cầu đến bảo toàn tính nhất quán dữ liệu qua từng chu kỳ lặp. Nếu bạn là BA còn "non tay" và đang phải đối mặt với những thách thức này, đừng ngần ngại đặt lịch tư vấn 1:1 với các chuyên gia BA dày dặn kinh nghiệm trên Askany để tìm ra giải pháp tối ưu nhé!

Mô hình tiếp cận lặp là gì?

mô hình tiếp cận lặp
Tìm hiểu về mô hình tiếp cận lặp

Theo Topchuyengia, mô hình tiếp cận lặp là một dạng trong các mô hình phát triển phần mềm. Mô hình này được thực hiện theo từng chu kỳ lặp. Mỗi chu kỳ lặp gồm các giai đoạn: thu thập yêu cầu, phân tích yêu cầu, thiết kế, xây dựng, kiểm thử và triển khai.

 

Ví dụ: BA sử dụng mô hình tiếp cận lặp cho dự án phát triển ứng dụng di động cho doanh nghiệp H. Trong đó:

Chu kỳ lặp 1

  • Thu thập yêu cầu: BA thu thập các yêu cầu cơ bản của ứng dụng là các chức năng cần thiết, tính năng mong muốn, thời gian và ngân sách.
  • Phân tích yêu cầu: BA cần phân tích các yêu cầu để phân loại yêu cầu cần thiết và yêu cầu có thể thay đổi.
  • Thiết kế: Đội ngũ tiến hành thiết kế giao diện người dùng và các tính năng chính của ứng dụng.
  • Xây dựng: Thực hiện xây dựng các thành phần cơ bản của ứng dụng.
  • Kiểm thử: Tester kiểm thử các thành phần để đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cơ bản của sản phẩm.

 

Chu kỳ lặp 2

  • Thu thập yêu cầu: BA thu thập các yêu cầu bổ sung cho ứng dụng như các tính năng mới, cải tiến về giao diện người dùng, tính năng bảo mật.
  • Phân tích yêu cầu: BA sẽ phân tích các yêu cầu bổ sung để xác định yêu cầu cần thiết và yêu cầu có thể thay đổi.
  • Thiết kế: Đội ngũ tiến hành thiết kế các tính năng bổ sung của ứng dụng.
  • Xây dựng: Ở bước này, các thành phần phần mềm bổ sung của ứng dụng sẽ được xây dựng.
  • Kiểm thử: Tester sẽ kiểm thử các thành phần bổ sung để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

Các chu kỳ lặp tiếp theo sẽ được thực hiện để phát triển các yêu cầu về hiệu suất, bảo mật và các yêu cầu khác của ứng dụng.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Bạn muốn hiểu rõ hơn về “Mô hình tiếp cận lặp” và cách áp dụng nó trong dự án của bạn? Hãy đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany và nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia phát triển phần mềm.

Ưu điểm và nhược điểm mô hình tiếp cận lặp

mô hình tiếp cận lặp
Ưu điểm và nhược điểm mô hình tiếp cận lặp

Tương tự những mô hình khác, mô hình tiếp cận lặp cũng có ưu điểm và nhược điểm: 

Ưu điểm

  • Việc thu thập và đánh giá yêu cầu từ khách hàng trong mỗi chu kỳ lặp giúp giảm bớt rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
  • Khi áp dụng mô hình tiếp cận linh hoạt này, khách hàng có thể tham gia vào quá trình phát triển dự án thường xuyên trong từng chu kỳ lặp, điều này đảm bảo sản phẩm cuối cùng được tạo ra sẽ phản ánh chính xác nhu cầu và mong đợi của họ.
  • Mô hình này cho phép bạn có thể dễ dàng điều chỉnh dự án một cách linh hoạt nếu có bất kỳ thay đổi hay cập nhật nào trong quá trình phát triển.

Nhược điểm

  • Vì có nhiều chu kỳ lặp và kiểm thử liên tục, mô hình này có thể đòi hỏi chi phí cao hơn so với các phương pháp khác
  • Việc lặp đi lặp lại các chu kỳ có thể dẫn đến thời gian hoàn thành dự án bị kéo dài
  • Đội ngũ phát triển phải đối mặt vấn đề vô cùng khó khăn đó chính là quản lý, kiểm soát những chu kỳ lặp đi lặp lại và yêu cầu thay đổi liên tục

Mô hình tiếp cận lặp là một cách hiệu quả để phát triển sản phẩm hoặc dự án đáp ứng nhu cầu của người dùng và đạt chất lượng cao, mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức. Để biết cách ứng dụng mô hình tiếp cận lặp cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia BA trên ứng dụng Askany để được tư vẫn miễn phí tại đây.

Hướng dẫn cách áp dụng mô hình tiếp cận lặp vào dự án

mô hình tiếp cận lặp
Cách áp dụng mô hình tiếp cận lặp vào dự án

BA có thể áp dụng mô hình tiếp cận lặp vào dự án thông qua các bước cơ bản như:

Xác định mục tiêu và phạm vi dự án

BA sẽ bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng mục tiêu và phạm vi của dự án. Trong đó, BA cũng phải làm rõ các bên liên quan và đối tác quan trọng của dự án.

Lập kế hoạch cho chu kỳ lặp

Ở bước này, BA sẽ lập kế hoạch dự án có chứa các chu kỳ lặp rõ ràng. Mỗi chu kỳ lặp nên bao gồm các hoạt động cụ thể, thời hạn và phân bổ nguồn lực đảm bảo tính hiệu quả và tiến độ của dự án.

Thực hiện theo kế hoạch lặp

Lúc này, đội ngũ sẽ triển khai dự án dựa trên kế hoạch, tuân thủ theo các chu kỳ lặp đã định và thực hiện các công việc cụ thể trong mỗi chu kỳ.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi đã thực hiện theo kế hoạch, Tester sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu từ khách hàng. Quá trình kiểm thử nên được diễn ra sau mỗi chu kỳ lặp để BA kiểm soát được chất lượng liên tục. 

Chuyển giao sản phẩm

Bước cuối cùng trong dự án chính là chuyển giao sản phẩm phần mềm cho khách hàng, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho họ nếu cần thiết. Đội ngũ cần đảm bảo rằng khách hàng đã hài lòng với sản phẩm và có khả năng sử dụng hiệu quả.

 

Bạn cần giải đáp về “Mô hình tiếp cận lặp” trong lĩnh vực phát triển phần mềm? Đừng ngần ngại đặt câu hỏi của bạn vào form NGAY TẠI ĐÂY trên ứng dụng Askany để các chuyên gia của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn.

Tư vấn về mô hình tiếp cận lặp cùng chuyên gia

mô hình tiếp cận lặp
Tư vấn về mô hình tiếp cận lặp cùng chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết ứng dụng mô hình tiếp cận lặp vào dự án như thế nào thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

  • Bạn có thể đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia Nguyễn Thanh Đạm 
  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại https://askany.com/javascript/thanhdam    
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật (10AM - 8PM) 
  • Chi phí: 250.000 VND cho 15 phút gọi điện.

 

Nhìn chung, mô hình tiếp cận lặp với khả năng linh hoạt, thích ứng và tương tác với khách hàng đã trở thành một phương pháp nổi bật trong quản lý dự án của Business Analyst. Với sự biến động của thị trường và yêu cầu ngày càng nhiều của khách hàng, những tính chất đặc trưng của mô hình tiếp cận lặp sẽ giúp BA đáp ứng bất kỳ yêu cầu nào của họ. 

 

Nếu BA đang gặp vấn đề trong quá trình triển khai mô hình tiếp cận lặp nhưng không biết cải thiện như thế nào thì có thể tham khảo ý kiến chuyên môn từ những người đi đầu trong lĩnh vực BA thông qua tư vấn 1:1 tại ứng dụng Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng