Khi muốn ly hôn phải làm sao

Khi muốn ly hôn phải làm sao
Thanh Tuyền

16/11/2022

593

0

Chia sẻ lên Facebook
Khi muốn ly hôn phải làm sao

Trong cuộc sống có nhiều người không may gặp phải cuộc hôn nhân đổ vỡ nhưng họ lại không biết khi muốn ly hôn phải làm sao. Điều đó cũng dễ hiểu vì thủ tục ly hôn là một kiến thức pháp lý không phải ai cũng nắm được. Nếu không may mà cuộc hôn nhân của bạn đổ vỡ thì hãy để các chuyên gia pháp lý hàng đầu tư vấn cho bạn các thủ tục để bạn biết khi muốn ly hôn thì phải làm sao.
Nội dung bài viết được rút ra từ bộ Luật hôn nhân và gia đình mới nhất của Việt Nam. Tuyệt đối đừng nên tự xử lý các vấn đề pháp lý này một mình mà hãy nhờ tới sự tư vấn từ các luật sư hôn nhân gia đình hay chuyên gia pháp lý thực thụ. Tại ứng dụng Askany, bạn sẽ có thể dễ dàng đặt lịch tư vấn với những luật sư hôn nhân gia đình này một cách nhanh chóng nhất.

 

Về cơ bản, pháp luật không khuyến khích việc ly hôn để giữ vững nền móng cho xã hội. Vì thế mỗi khi muốn ly hôn, hai người vợ và chồng sẽ được các cơ quan có thẩm quyền đề nghị tự hòa giải với nhau. Chỉ khi nào đạt đến mức độ không thể hòa giải thì hai người mới có thể yêu cầu Tòa án nhân dân can thiệp và giải quyết. Thủ tục ly hôn về cơ bản là làm hồ sơ, gửi lên Tòa và giải quyết ở Tòa.

Muốn ly hôn cần chuẩn bị giấy tờ gì?


Muốn ly hôn phải làm sao? Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn. Hồ sơ và thủ tục ly hôn đã được quy định rõ trong bộ Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam. Khi ly hôn có hai trường hợp khác nhau là hai bên đồng ý ly hôn và đơn phương quyết định ly hôn. Tùy trường hợp mà hồ sơ sẽ cần những giấy tờ khác nhau nhưng những loại giấy tờ chính sẽ là:
Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đây là giấy chứng nhận mà UBND cấp cho cả vợ và chồng mỗi người một bản chính sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn.
Bản sao đã công chứng CMND/CCCD của cả vợ và chồng
Bản sao đã công chứng Sổ hộ khẩu
Bản sao đã công chứng Giấy khai sinh của con (nếu có)
Bản sao đã công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung và riêng. Đây là các giấy tờ cần cho việc tranh chấp tài sản giữa hai bên. Tài sản riêng là tài sản vợ/chồng kiếm được trước khi kết hôn hoặc được cho, tặng, thừa kế riêng. Tài sản chung là tài sản vợ/chồng kiếm được sau khi kết hôn hoặc tài sản bất động sản của vợ/chồng trước và sau khi kết hôn.
Các loại giấy tờ này, nếu bạn không có, thì đều có thể xin làm lại được tại UBND cấp phường hoặc xã ở nơi bạn sinh sống. 
Nếu cảm thấy bước làm hồ sơ còn nhiều vướng mắc và phức tạp, bạn hãy đặt lịch tư vấn ngay với các luật sư ly hôn hàng đầu để giải quyết chúng.
Sau khi đã nộp hồ sơ, Tòa sẽ cho gọi hai bên lên để làm việc và giải quyết các vấn đề tranh chấp tài sản và quyền nuôi con, trong trường hợp cả hai không tìm được tiếng nói chung.

Các trường hợp ly hôn hiện nay?


Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chia việc ly hôn thành 2 trường hợp, đó là ly hôn đồng thuận và ly hôn đơn phương. Đối với mỗi trường hợp thì sẽ có chút khác biệt về thủ tục và giấy tờ để ly hôn.

 

Các trường hợp ly hôn hiện nay

Ly hôn đồng thuận


Khi hai bên đồng thuận ly hôn với nhau, các loại giấy tờ cần cho hồ sơ làm thủ tục ly hôn bao gồm:
Mẫu đơn ly hôn theo quy định
Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Bản sao đã công chứng CMND/CCCD của cả vợ và chồng
Bản sao đã công chứng Sổ hộ khẩu
Bản sao đã công chứng Giấy khai sinh của con (nếu có)
Bản sao đã công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung và riêng
Các loại giấy tờ khác nếu được yêu cầu
Sau đó, hai bên nộp hồ sơ ra Tòa. Tòa đầu tiên sẽ yêu cầu hòa giải. Nếu không hòa giải được thì Tòa sẽ xem xét hồ sơ có đúng quy định hay không và có đảm bảo đủ quyền lợi cho vợ con hay không. Nếu hồ sơ đạt thì Tòa sẽ đồng ý cho ly hôn.

Xem thêm:  giành quyền nuôi con

Ly hôn đơn phương


Ly hôn đơn phương có nghĩa là bạn đơn phương muốn chấm dứt cuộc hôn nhân với vợ hoặc chồng của mình. Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:
Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương
Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Bản sao đã công chứng CMND/CCCD của bản thân
Bản sao hợp lệ của Sổ hộ khẩu
Bản sao đã công chứng Giấy khai sinh của con (nếu có)
Bản sao đã công chứng các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung và riêng

Các loại giấy tờ khác nếu được yêu cầu
Quy trình để ly hôn đơn phương là bạn gửi đơn xin ly hôn đơn phương ra tòa. Tòa án sẽ yêu cầu hòa giải. Nếu không hòa giải được thì tòa sẽ quyết định việc ly hôn để đảm bảo công bằng và giữ được đầy đủ quyền lợi cho người vợ và con.
Nếu tham gia quá trình hòa giải, bạn sẽ cần một cố vấn pháp lý hoặc một luật sư hôn nhân gia đình để tư vấn và đảm bảo quyền lợi cho bạn. Đặt lịch tư vấn với một chuyên gia ngay hôm nay!

 

ly hôn đơn phương

 

Để ly hôn đơn phương, bạn cần cho thấy người kia không có khả năng xây dựng, duy trì gia đình hoặc có các hành vi bạo hành, lạm dụng bạn hoặc người thân. Ngoài ra, người thân trong gia đình cũng có quyền làm đơn ly hôn đơn phương nếu người vợ hoặc chồng mất nhận thức hoặc không có khả năng thực hiện các hành vi dân sự nữa.
 

Chồng muốn ly hôn phải làm sao?


Trong trường hợp người chồng muốn ly hôn phải làm sao? Nếu muốn ly hôn với vợ mình, bạn chỉ cần mang các giấy tờ như đã nói ở trên và đơn xin ly hôn đơn phương tới tòa. Quy trình và thủ tục sẽ giống hệt như Topchuyengia đã trình bày ở trên.

Xem thêm:  làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Vợ muốn ly hôn phải làm sao?


Trong trường hợp người vợ muốn ly hôn phải làm sao? Quy trình thực thiện thủ tục ly hôn của người vợ không khác gì với việc chồng muốn ly hôn vợ phải làm sao cả. Pháp luật đối xử bình đẳng đối vợ và chồng trong một cuộc hôn nhân. Người vợ chỉ cần làm đơn ly hôn đơn phương và đưa ra tòa là được.
Sau khi đã hoàn thành thủ tục ly hôn, UBND cấp phường/xã sẽ gửi giấy xác nhận ly hôn cho cả hai bên. Đây là một giấy tờ quan trọng nếu như bạn muốn cắt hộ khẩu hay tái hôn với người khác.

Xem thêm:  những trường hợp nào cấm kết hôn

Ly hôn xong muốn cắt hộ khẩu phải làm sao?


Cắt hộ khẩu là một thủ tục cần thiết sau khi ly hôn bởi vì bạn sẽ nhập hộ khẩu vào hộ khác hoặc lập một hộ khẩu mới. Do đó, bạn cần biết ly hôn xong muốn cắt hộ khẩu phải làm sao.

 


ly hôn xong muốn cắt hộ khẩu

 

 

Để thay đổi hộ khẩu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ sau:
Giấy thông báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu và bản khai nhân khẩu theo đúng mẫu quy định pháp luật
Giấy xin chuyển hộ khẩu theo đúng mẫu quy định pháp luật
Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở mới
Ngoài ra bạn cũng nên đính kèm thêm giấy xác nhận đã ly hôn.
Sau đó, bạn hãy nộp hồ sơ này tại trụ sở Công an cấp độ quận huyện. Sau đó công an sẽ xem xét hồ sơ và quyết định trong 3 trường hợp:
Hồ sơ của bạn hợp lệ và công an hẹn ngày trả kết quả hồ sơ qua Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Hồ sơ của bạn thiếu giấy tờ hoặc tài liệu thì công an hướng dẫn để bạn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thông qua Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ
Hồ sơ của bạn không đủ điều kiện thì công an giải thích nguyên nhân thông qua Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ
Trong trường hợp hồ sơ của bạn hợp lệ thì bạn chỉ cần về chờ ngày trả kết quả. Thời gian làm việc của công an sẽ là trong vòng 20 ngày theo quy định của pháp luật.
Nếu cảm thấy các bước cắt hộ khẩu còn nhiều vướng mắc và phức tạp, bạn hãy đặt lịch tư vấn ngay với các chuyên viên pháp lý hàng đầu để họ cố vấn cho bạn.

Kết luận


Giờ bạn đã nắm được các thủ tục khi muốn ly hôn phải làm sao rồi đấy. Yếu tố phức tạp nhất của việc ly hôn chính là việc thỏa thuận cá nhân và ra tòa. Bạn sẽ rất cần sự tư vấn đến từ các chuyên gia pháp lý mảng hôn nhân và gia đình. Để có thể được gặp gỡ các chuyên gia về pháp luật ngoài đời khá khó, đó là lý do tại sao bạn nên dùng ứng dụng Askany. Đây là một ứng dụng cho phép người dùng dễ dàng đặt lịch tư vấn với các chuyên gia ở mảng hôn nhân và gia đình bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Hãy tải ứng dụng này về và bạn sẽ có ngay một đội ngũ chuyên gia ở bên dịch vụ hôn nhân gia đình của Topchuyengia mình nhé.
 

Bình luận
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng