Mô hình Agile là gì? Cách áp dụng vào dự án x2 hiệu quả

Mô hình Agile là gì? Cách áp dụng vào dự án x2 hiệu quả

09/05/2024

1259

0

Chia sẻ lên Facebook
Mô hình Agile là gì? Cách áp dụng vào dự án x2 hiệu quả

Mô hình Agile là gì mà lại được nhiều công ty và tập đoàn lớn áp dụng đến như vậy? Không chỉ trên thế giới mà các ông lớn tại Việt Nam như Viettel, FPT,.. cũng áp dụng và đã thành công ngoài mong đợi. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm, các phương pháp agile và cách áp dụng chúng để x2 hiệu quả công việc.

 

Nếu Business Analyst đang triển khai mô hình Agile nhưng gặp khó khăn về việc quản lý thay đổi hoặc kiểm soát chất lượng thì hãy nhanh chóng liên hệ tư vấn 1:1 từ xa với các chuyên gia BA uy tín tại Askany - nền tảng tư vấn hàng đầu Việt Nam để tìm ra giải pháp kịp thời cho dự án của mình nhé!

Mô hình Agile là gì?

mô hình Agile
Mô hình Agile là gì?

Theo Topchuyengia, mô hình Agile là một trong các mô hình phát triển phần mềm linh hoạt, chia nhỏ dự án thành các giai đoạn nhỏ (gọi là sprint) và thực hiện lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời sản phẩm. Mỗi sprint sẽ tập trung vào việc phát triển một phần nhỏ của sản phẩm, sau đó được kiểm thử và triển khai cho khách hàng để thu nhận phản hồi. 

 

Ví dụ: Để phát triển ứng dụng di động đặt hàng trực tuyến cho doanh nghiệp, BA đã sử dụng mô hình Agile:


Giai đoạn 1: Lên kế hoạch sprint

Trong giai đoạn này, BA của công ty sẽ xác định các mục tiêu của sprint đầu tiên. Các mục tiêu này bao gồm xây dựng giao diện người dùng cho ứng dụng và tích hợp tính năng đặt hàng trực tuyến. 

BA cũng sẽ xác định các nhiệm vụ cần thực hiện trong sprint đầu tiên như:

  • Thiết kế giao diện người dùng
  • Lập trình giao diện người dùng
  • Tích hợp tính năng đặt hàng trực tuyến

Cuối cùng, BA sẽ xác định các nguồn lực cần thiết cho sprint đầu tiên là UI/UX designer, lập trình viên và tester. 

 

Giai đoạn 2: Thực hiện sprint

Trong giai đoạn này, nhóm phát triển sẽ thực hiện các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch. UI/UX designer sẽ thiết kế giao diện người dùng cho ứng dụng. Các lập trình viên sẽ lập trình giao diện người dùng và tích hợp tính năng đặt hàng trực tuyến. Các tester sẽ kiểm tra phần mềm đã xây dựng để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.

 

Giai đoạn 3: Tester kiểm tra sprint

 

Giai đoạn 4: Sau khi kiểm tra, Tester sẽ báo cáo cho nhóm phát triển về các lỗi và thiếu sót. Nhóm phát triển sẽ sửa lỗi và thực hiện các thay đổi cần thiết.

XEM THÊM CÁC MÔ HÌNH LIÊN QUAN KHÁC:

Lợi ích khi triển khai mô hình Agile

mô hình Agile
Lợi ích khi triển khai mô hình Agile

Dưới đây là một số lợi ích mà mô hình phát triển phần mềm Agile mang cho các công ty giải pháp phần mềm và khách hàng, bao gồm:

  • Thích ứng nhanh chóng: Mô hình Agile chia dự án thành các nhiệm vụ được thực hiện song song. Các thành viên trong nhóm nắm rõ số liệu, thông tin của từng sprint. Nhờ đó, các đội của mỗi sprint có thể linh hoạt ứng phó với mọi thay đổi.
  • Làm hài lòng khách hàng: Mô hình Agile lấy khách hàng làm trung tâm. Điều đó có nghĩa là nhóm nhà phát triển luôn sẵn sàng đón nhận phản hồi và sẵn sàng cập nhật quy trình triển khai phần mềm. Đôi khi khách hàng chỉ có cái nhìn tổng quan về sản phẩm nhưng trong quá trình giao tiếp và làm việc, Agile sẽ kết nối đội ngũ và khách hàng giúp sản phẩm tốt hơn mong đợi.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: Tính chất liên tục kiểm tra và đánh giá trong Agile cũng giúp tăng cường chất lượng của sản phẩm lên nhiều lần.
  • Giảm thiểu rủi ro: Việc chia dự án thành các sprint nhỏ giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa được khả năng quản lý.
  • Tạo động lực cho nhóm phát triển: Agile khuyến khích sự tham gia và trách nhiệm của thành viên trong nhóm phát triển phần mềm, tạo động lực cao để họ đạt được mục tiêu.

Ưu và nhược điểm của mô hình Agile

mô hình Agile
Ưu và nhược điểm của mô hình Agile

Việc quản lý dự án theo mô hình Agile mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, tuy nhiên cũng gặp phải những hạn chế nhất định.

Ưu điểm của Agile

Mô hình Agile thay thế được các phương pháp tiếp cận waterfall truyền thống nhờ các đặc điểm sau:

  • Dễ dàng thay đổi: Dự án được phân chia thành các phần nhỏ dễ dàng điều chỉnh mà không ảnh hưởng đến tổng thể. Bạn có thể thay đổi ở bất kỳ giai đoạn nào của dự án.
  • Không cần thông tin ban đầu: Mỗi giai đoạn có thể tiến hành mà không cần phải nắm rõ quá nhiều thông tin từ các phần trước đó của dự án. Do đó, Agile phù hợp với nhiều loại dự án, đặc biệt là những dự án không xác định mục tiêu cuối cùng.
  • Bàn gia nhanh chóng: Việc chia nhỏ dự án giúp bạn kiểm tra và điều chỉnh dễ dàng hơn. Tạo điều kiện cho quá trình xác định, chỉnh sửa và bàn giao thuận tiện hơn cho đôi bên.
  • Chú trọng phản hồi từ khách hàng: Mô hình Agile tạo cơ hội để khách hàng và người dùng cuối cho ý kiến phản hồi, từ đó điều chỉnh sản phẩm cuối cùng được hiệu quả.
  • Cải tiến liên tục: Mô hình Agile ghi nhận ý kiến từ nhân viên và khách hàng để cải thiện chất lượng dự án.

Nhược điểm của Agile

Tuy nhiên, mô hình này cũng đối mặt với những hạn chế sau:

  • Khó khăn trong việc lập kế hoạch chi tiết dự án bởi vì dự án được chia nhỏ.
  • Phương pháp Agile khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải được đào tạo và hướng dẫn chi tiết thì mới có thể thực hiện tốt được.
  • Do tính biến đổi cao của mô hình này nên không có nhiều tài liệu hướng dẫn phù hợp ở thời điểm này.
  • Mô hình Agile yêu cầu sự tương tác chặt chẽ giữa các phòng ban, các bên liên quan để đảm bảo thời gian và hiệu quả của dự án.
  • Chi phí thực hiện theo phương pháp này thường cao hơn so với các mô hình khác.
Tìm hiểu thêm: Đánh giá độ ưu tiên trong Agile dành cho BA

Các phương pháp Agile

mô hình Agile
Các phương pháp Agile phổ biến

Phương pháp Scrum

Scrum là một phương pháp Agile được sử dụng rộng rãi trong phát triển phần mềm. Scrum chia nhỏ dự án thành các giai đoạn nhỏ (sprint), mỗi sprint kéo dài từ hai đến bốn tuần. Mỗi sprint sẽ tập trung vào việc phát triển một phần nhỏ của sản phẩm, sau đó được kiểm thử và triển khai cho khách hàng để thu nhận phản hồi. 

 

Phương pháp Extreme Programming

Bên cạnh Scrum, Extreme Programming là một phương pháp Agile tập trung vào chất lượng sản phẩm. Extreme Programming sử dụng một số hoạt động như kiểm tra đơn vị, tích hợp liên tục và phát hành sớm để đảm bảo rằng sản phẩm được phát triển với chất lượng cao. 

 

Phương pháp Kanban

Kanban là một phương pháp Agile thường được áp dụng với các dự án có yêu cầu cao về tính linh hoạt. Kanban sử dụng một hệ thống thẻ để theo dõi tiến độ của dự án. Các thẻ được di chuyển qua một hệ thống các cột, đại diện cho các giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. 

 

Phương pháp Crystal

Crystal là một phương pháp Agile tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Crystal sử dụng một hệ thống các mô hình, mỗi mô hình phù hợp với một loại dự án cụ thể. Các mô hình Crystal được phân loại dựa trên kích thước dự án, độ phức tạp của dự án và mức độ rủi ro của dự án.

Các mô hình Crystal là: 

  • Crystal Clear: Mô hình này phù hợp với các dự án nhỏ, đơn giản và ít rủi ro.
  • Crystal Yellow: Mô hình này phù hợp với các dự án vừa, phức tạp hơn và có mức độ rủi ro cao hơn so với Crystal Clear.
  • Crystal Orange: Mô hình này phù hợp với các dự án lớn, phức tạp và có mức độ rủi ro cao nhất.
     

Phương pháp Lean Development

Lean Development là một phương pháp Agile tập trung vào việc loại bỏ lãng phí trong quá trình phát triển sản phẩm. Lean Development sử dụng một số nguyên tắc như:

  • Lean Development tập trung vào việc phát triển những sản phẩm có giá trị cho khách hàng.
  • Lean Development loại bỏ những hoạt động không tạo ra giá trị cho sản phẩm.
  • Tiến hành phát triển sản phẩm liên tục thay vì theo các giai đoạn riêng biệt

 

Phương pháp Scrumban

Scrumban là một phương pháp Agile kết hợp các yếu tố của Scrum và Kanban. Scrumban sử dụng một số hoạt động của Scrum như sprint và sprint review kết hợp với hệ thống thẻ của Kanban để theo dõi tiến độ của dự án. Scrumban phù hợp với các dự án có yêu cầu cao về tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng.

Công cụ quản lý dự án theo Agile

mô hình Agile
Những công cụ quản lý dự án theo Agile

Hiện nay có một vài công cụ quản lý dự án theo mô hình Agile điển hình là: 

JIRA

JIRA là một công cụ quản lý dự án phổ biến được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp. JIRA cung cấp cho BA những tính năng phù hợp cho tất cả các khía cạnh của quản lý dự án Agile như theo dõi công việc, giao tiếp, cộng tác và báo cáo.

JIRA được đánh giá cao về tính toàn diện, linh hoạt và tích hợp được với các ứng dụng khác như Confluence, Bitbucket và Bamboo. Tuy nhiên, nhược điểm của JIRA là sự phức tạp đối với người dùng mới và mức giá cao hơn so với một số công cụ quản lý dự án khác. 

 

Trello

mô hình Agile
Giao diện của công cụ Trello

Trello là một công cụ quản lý dự án dựa trên thẻ được sử dụng bởi các nhóm nhỏ và lớn. Trello cung cấp góc nhìn trực quan để theo dõi tiến độ của dự án và cộng tác với các bên liên quan.

Sử dụng Trello, BA có thể tạo các bảng đại diện cho dự án và sắp xếp các thẻ trong các cột thể hiện trạng thái hoặc giai đoạn. Các tính năng như kéo và thả, gắn thẻ, bình luận và tích hợp với các ứng dụng khác giúp theo dõi tiến độ và cộng tác hiệu quả. Trello dễ sử dụng, có giao diện trực quan và linh hoạt tùy chỉnh. Tuy nhiên, so với một số công cụ quản lý dự án khác như Jira hoặc Asana thì Trello có thể không hiệu quả bằng. 

 

Asana

Asana là một công cụ quản lý dự án toàn diện. Công cụ này cung cấp các tính năng hỗ trợ BA tất cả các khía cạnh của quản lý dự án từ theo dõi công việc, giao tiếp, cộng tác và báo cáo.

Cụ thể hơn, Asana cho phép BA tạo và quản lý nhiệm vụ, dự án và theo dõi tiến độ qua báo cáo. Trong tính năng giao tiếp, công cụ này hỗ trợ cuộc trò chuyện, quản lý tài liệu và biểu mẫu. Asana cung cấp tính năng tạo báo cáo tùy chỉnh và sử dụng các báo cáo có sẵn để theo dõi hiệu suất dự án. Ngoài ra, công cụ này cũng cung cấp các tính năng bổ sung như quản lý thời gian, quản lý chi phí và tự động hóa. 

Asana được đánh giá cao về giao diện dễ sử dụng, tích hợp với các ứng dụng khác và chi phí cạnh tranh. Tuy nhiên, ứng dụng này không linh hoạt như một số công cụ Agile khác như Jira hoặc Trello. 

 

Wrike

mô hình Agile
Giao diện của Wrike

Wrike là một công cụ quản lý dự án toàn diện cung cấp các tính năng cho tất cả các khía cạnh của quản lý dự án, bao gồm theo dõi công việc, giao tiếp, cộng tác và báo cáo.

Trong tính năng theo dõi công việc, người dùng có thể tạo và quản lý nhiệm vụ, dự án và theo dõi tiến độ thông qua báo cáo và bảng điều khiển. Trong phần giao tiếp, Wrike hỗ trợ cuộc trò chuyện, quản lý tài liệu và biểu mẫu để BA tương tác với các bên liên quan. Cộng tác hiệu quả được thực hiện thông qua chia sẻ tài nguyên, chỉnh sửa và theo dõi thay đổi. Bên cạnh đó, Wrike cũng cung cấp tính năng tạo báo cáo tùy chỉnh và sử dụng các báo cáo có sẵn để theo dõi hiệu suất dự án. Ngoài ra, các tính năng bổ sung như quản lý thời gian, quản lý chi phí và tự động hóa cũng được tích hợp trong công cụ này. 

Wrike được đánh giá cao về tính toàn diện và giao diện người dùng dễ sử dụng, tuy nhiên, nhược điểm của công cụ này là chi phí cao và đôi khi có độ phức tạp đối với người mới sử dụng.

Cách áp dụng mô hình Agile vào dự án

mô hình Agile
Hướng dẫn cách áp dụng mô hình Agile vào dự án

Bước 1: Lên kế hoạch sprint

Bước đầu tiên trong quá trình áp dụng mô hình Agile vào dự án chính là BA lên kế hoạch sprint. Để xây dựng kế hoạch này, BA cần thực hiện các hoạt động liên quan đến:

  • Xác định các mục tiêu của sprint: Mục tiêu của sprint cần cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và thời hạn.
  • Phân tích các nhiệm vụ cần thực hiện.
  • Xác định các nguồn lực cần thiết: BA cần xác định các nguồn lực cần thiết từ nhân lực, tài nguyên và thời gian để thực hiện các nhiệm vụ.

 

Bước 2: Thực hiện sprint

Trong mỗi chu kỳ phát triển, nhóm phát triển sẽ thực hiện các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch. Trong quá trình này, BA sẽ lập kế hoạch chi tiết, thực hiện các nhiệm vụ theo lịch trình và tiến hành kiểm tra và đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

 

Bước 3: Kiểm tra sprint

Sau khi thực hiện sprint, Tester sẽ tiến hành kiểm tra, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, BA sẽ xem xét kết quả của chu kỳ để rút ra các bài học cho chu kỳ tiếp theo.

 

Bước 4: Điều chỉnh sprint

Bước cuối cùng trong quá trình áp dụng mô hình Agile vào dự án chính là điều chỉnh sprint. Mục tiêu của bước này chính là sửa lỗi và thực hiện các thay đổi cần thiết để cải thiện sản phẩm phần mềm. Bên cạnh đó, BA cần lập kế hoạch cho chu kỳ tiếp theo dựa trên kết quả của chu kỳ hiện tại.

Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi dự án hoàn thành tạo nên sự linh hoạt và khả năng thích ứng cần thiết trong quá trình phát triển phần mềm.

Tư vấn về mô hình Agile cùng chuyên gia

mô hình Agile
Tư vấn về mô hình Agile cùng chuyên gia

Nếu bạn gặp khó khăn khi không biết ứng dụng mô hình Agile vào dự án như thế nào thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

Bạn có thể đặt lịch tư vấn cùng chuyên gia Nguyễn Thanh Đạm 

  • Thông tin về kinh nghiệm làm việc của chuyên gia tại https://askany.com/javascript/thanhdam    
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật (10AM - 8PM) 
  • Chi phí: 250.000 VND cho 15 phút gọi điện.

 

Áp dụng mô hình Agile là một phương pháp cần thiết để đảm bảo sự linh hoạt và thành công cho các dự án phần mềm. Đây không chỉ là một công cụ mà còn là yếu tố đóng góp vào hành trình sáng tạo và phát triển của toàn bộ đội ngũ. Nếu BA đang gặp khó khăn trong việc triển khai, áp dụng mô hình Agile vào dự án thì đừng ngại lắng nghe lời khuyên từ những người đi đầu trong ngành tại nền tảng Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng