Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì?

Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì?

07/03/2024

355

0

Chia sẻ lên Facebook
Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì?

Sự khác nhau giữa OKR và KPI là gì? Trong quản lý và đánh giá hiệu suất của doanh nghiệp, hai khái niệm phổ biến là OKR (Objectives and Key Results) và KPI (Key Performance Indicators) thường được nhắc đến. Mặc dù cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đo lường hiệu quả của dự án nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn chúng. Trong bài viết này của Topchuyengia, chúng ta sẽ khám phá sự khác nhau giữa OKR và KPI nhé!

 

Áp dụng OKR và KPI vào quản lý dự án sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những thách thức cho Business Analyst (BA) như không biết tích hợp OKR và KPI vào quy trình làm việc hoặc không quản lý được thay đổi khi tích hợp. Tuy nhiên, đừng lo lắng! Bạn hoàn toàn có thể tìm được giải pháp hữu ích khi đặt lịch tư vấn 1:1 từ xa với các chuyên gia BA giàu kinh nghiệm tại nền tảng Askany.

Khái niệm OKR và KPI

sự khác nhau giữa OKR và KPI
Khái niệm OKR và KPI

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa OKR và KPI, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này. Theo Topchuyengia, OKR và KPI là hai công cụ quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp. Cả hai đều có mục đích giúp các tổ chức và cá nhân xác định, theo dõi và đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, giữa OKR và KPI cũng có một số điểm khác biệt.

OKR là viết tắt của Objectives and Key Results, nghĩa là “Mục tiêu và Kết quả chính”. OKR là một khuôn khổ quản lý mục tiêu tập trung vào việc xác định các mục tiêu tổng thể, cao cấp (objectives) và các kết quả chính (key results) cụ thể, đo lường được để đạt được các mục tiêu đó.

KPI là viết tắt của Key Performance Indicators, nghĩa là “Chỉ số hiệu suất chính”. KPI là các chỉ số cụ thể, đo lường được được sử dụng để theo dõi tiến độ và hiệu suất của các mục tiêu.

Ví dụ: Một công ty công nghệ đặt ORK và KPI như sau: 
OKR: 

  • Mục tiêu 1: Tăng doanh thu
  • Kết quả chính 1: Tăng số lượng khách hàng mới
  • Kết quả chính 2: Tăng doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng

KPI: 

  • KPI 1: Số lượng khách hàng mới
  • KPI 2: Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng
  • KPI 3: Tỷ lệ giữ chân khách hàng
XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

OKR và KPI giống và khác nhau ra sao?

sự khác nhau giữa OKR và KPI
OKR và KPI giống và khác nhau ra sao?

Giống nhau:
Cả OKR và KPI đều là công cụ để quản lý mục tiêu. Các công cụ này đều giúp doanh nghiệp và cá nhân xác định, theo dõi và đạt được mục tiêu.
Cả OKR và KPI đều có thể được sử dụng để đo lường hiệu suất.


Sự khác nhau giữa OKR và KPI:

  • Về mục tiêu: OKR là mục tiêu tổng thể, cao cấp, có khả năng định hướng tầm nhìn. Bên cạnh đó, KPI là mục tiêu cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, liên quan và thời hạn.
  • Về số lượng: OKR thường có từ 3 đến 5 mục tiêu. Trong khi đó, KPI thường có nhiều mục tiêu hơn, tùy thuộc vào mức độ cụ thể của mục tiêu.
  • Về cách xác định: OKR thường được đưa ra bởi các lãnh đạo cấp cao và được chia sẻ với tất cả nhân viên. Trong khi đó, KPI thường được thiết lập bởi các nhóm hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu.
  • Về cách theo dõi và đánh giá: OKR thường được theo dõi và đánh giá theo quý. KPI thường được theo dõi và đánh giá thường xuyên hơn, có thể là hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.
 
XEM THÊM: Tổng hợp các nơi đào tạo BA uy tín nhất bạn có thể tham khảo

Áp dụng OKR và KPI vào dự án

sự khác nhau giữa OKR và KPI
Cách áp dụng OKR và KPI vào dự án

Để áp dụng OKR và KPI vào dự án, BA có thể tham khảo các bước sau: 

Bước 1: Xác định mục tiêu quan trọng

Việc đầu tiên mà BA cần làm là xác định các mục tiêu quan trọng của dự án. Các mục tiêu này phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn nhất định. 

Ví dụ: Dự án phát triển phần mềm sẽ có các mục tiêu sau:

  • Mục tiêu 1: Hoàn thành dự án trong vòng 12 tháng
  • Mục tiêu 2: Phát hành sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
  • Mục tiêu 3: Tăng độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm

Bước 2: Chia nhỏ mục tiêu thành kết quả chính

Ở bước tiếp theo, sau khi xác định các mục tiêu quan trọng, BA cần chia nhỏ những mục tiêu đó thành các kết quả chính (key results). Các kết quả chính phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn.

Ví dụ: Với dự án phát triển phần mềm trên, các kết quả chính có thể là: 

  • Kết quả chính 1: Hoàn thành tất cả các yêu cầu chức năng của sản phẩm
  • Kết quả chính 2: Hoàn thành tất cả các yêu cầu chất lượng của sản phẩm
  • Kết quả chính 3: Hoàn thành tất cả các yêu cầu về thời gian và ngân sách của dự án

Bước 3: Theo dõi và đo lường tiến độ của dự án

Ở bước này, BA có thể sử dụng KPI để theo dõi tiến độ và hiệu suất của dự án.

Ví dụ: Dự án phát triển phần mềm trên có thể sử dụng các KPI sau:

  • KPI 1: Số lượng yêu cầu chức năng đã hoàn thành
  • KPI 2: Số lượng yêu cầu chất lượng đã hoàn thành
  • KPI 3: Số lượng yêu cầu về thời gian và ngân sách đã hoàn thành

Bước 4: Đánh giá hiệu suất của dự án

Tại bước cuối cùng, BA sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất của dự án bằng cả OKR và KPI theo các tiêu chí nhất định.

Ví dụ: Dự án phát triển phần mềm trên có thể sử dụng các tiêu chí sau:

  • Tiêu chí 1: Dự án hoàn thành đúng thời hạn và ngân sách
  • Tiêu chí 2: Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
  • Tiêu chí 3: Khách hàng hài lòng với sản phẩm

Tư vấn về OKR và KPI

sự khác nhau giữa OKR và KPI
Tư vấn về OKR và KPI uy tín tại Askany

Nếu muốn triển khai ORK và KPI trong dự án nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì có thể tìm giải pháp từ chuyên gia BA uy tín tại app Askany nhé!

Bạn có thể đặt lịch tư vấn về OKR và KPI cùng chuyên gia Long Vưu 

 

Qua bài viết này, bạn đã hiểu về sự khác nhau giữa OKR và KPI chưa? Trong khi OKR tập trung vào việc đặt ra mục tiêu và đo lường kết quả chính để thúc đẩy sự phát triển, KPI tập trung vào việc theo dõi các chỉ số cụ thể để đo lường và đánh giá hiệu suất. Hiểu rõ cách tích hợp và tận dụng cả hai sẽ giúp BA cải thiện hiệu quả dự án và giao tiếp hiệu quả với stakeholder. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tích hợp OKR và KPI vào dự án thì đừng ngại để chuyên gia trong lĩnh vực giúp đỡ bạn thông qua tư vấn online tại Askany nhé!

Tôi là Tô Lãm với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực IT, Business Analyst, Data Analyst, Tracking,... cho rất nhiều doanh nghiệp SME. Tôi tốt nghiệp trường Công nghệ Thông tin cùng với kỹ năng và kiến thức trau dồi của mình, tôi mong muốn được chia sẻ các thông tin hữu ích dến với người đọc thông qua các bài viết trên Topchuyengia, mọi người hãy follow mình nhé.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng