Thang bảng lương là gì? Cập nhật cách xây thang bảng lương mới nhất

Thang bảng lương là gì? Cập nhật cách xây thang bảng lương mới nhất

24/05/2024

462

0

Chia sẻ lên Facebook
Thang bảng lương là gì? Cập nhật cách xây thang bảng lương mới nhất

Thang bảng lương là hệ thống phân loại mức lương cho các vị trí công việc khác nhau trong doanh nghiệp, dựa trên các tiêu chí như năng lực, kinh nghiệm, vai trò trách nhiệm, v.v. Bài viết dưới đây của Topchuyengia sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về khái niệm thang bảng lương, vì sao phải xây dựng nó, tư vấn cách xây dựng thang bảng lương hợp lý và cuối cùng là mức phạt vi phạm quy định về tiền lương theo qui định của pháp luật

Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là gì?
Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là một cơ chế quan trọng trong việc xác định và quản lý mức lương của người lao động. Nó bao gồm các thang lương, nhóm lương và bậc lương, đóng vai trò trong việc định hình mức lương phù hợp cho từng nhóm nhân sự trong tổ chức.

 

Thông qua hệ thống thang bảng lương, chuyên viên quản lý lương thưởng của bộ phận HR có thể dễ dàng phân loại và quản lý mức lương cho từng nhóm lao động, dựa vào các yêu cầu công việc và kỹ năng đòi hỏi. Bạn có thể tham khảo HR là làm gì để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

 

Bằng cách xây dựng một bảng lương phù hợp, doanh nghiệp có thể trả lương cho người lao động một cách công bằng và hợp lý, đồng thời khuyến khích sự cống hiến và đóng góp của họ. Bên cạnh đó, thang bảng lương còn giúp doanh nghiệp xác định được mức lương phù hợp với khả năng và mức độ phức tạp của công việc, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và năng lực của nhân viên.

Tại sao phải xây dựng thang bảng lương?

Tầm quan trọng của thang bảng lương
Tầm quan trọng của thang bảng lương

Để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc trả lương và cách tính thuế TNCN cho nhân viên, các doanh nghiệp cần thiết lập một hệ thống thang bảng lương nhằm xác định mức thu nhập phù hợp cho từng người lao động. Thang bảng lương không chỉ giúp nhân viên hiểu rõ về quyền lợi và chính sách trả lương mà còn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp làm việc với các cơ quan chính quyền.

 

Ngoài ra, việc xây dựng bảng lương hàng năm còn là cách giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và thể hiện được tính minh bạch và linh hoạt của doanh nghiệp đối với vấn đề lương thưởng. Bảng lương được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận và khả năng tài chính của doanh nghiệp, từ đó định rõ các khoản trả lương và quyết toán thuế TNCN nhằm khuyến khích nhân viên làm việc chăm chỉ để có cơ hội thăng tiến trong công việc.

Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương hiệu quả

Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương hiệu quả
Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương hiệu quả

Trước khi biết cách làm bảng lương, doanh nghiệp cần xác định được mức lương tối thiểu vùng do pháp luật quy định, cụ thể như sau:

  • Vùng 1: 4.680.000 đồng/tháng.
  • Vùng 2: 4.160.000 đồng/tháng.
  • Vùng 3: 3.640.000 đồng/tháng.
  • Vùng 4: 3.250.000 đồng/tháng.

Sau khi đã hiểu rõ về mức lương tối thiểu vùng, các doanh nghiệp có thể tiến hành làm thang bảng lương theo hướng dẫn dưới đây:

  • Trường hợp lao động phổ thông (chưa qua đào tạo) sẽ được trả mức lương tối thiểu phù hợp với vùng mà đơn vị tổ chức hoạt động.
  • Trường hợp lao động có trình độ đào tạo sẽ nhận mức lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Ví dụ: Nhân viên xuất nhập khẩu của công ty A đã qua đào tạo và thuộc khu vực 1 sẽ có mức lương tối thiểu là: 4.680.000 + (4.680.000 x 7%) = 5.007.600 đồng/ tháng.

  • Trường hợp lao động làm việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất độc hại, nguy hiểm, mức lương được cộng thêm 5% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương.

Ví dụ: Nhân viên của công ty hoá chất B đã qua học nghề và làm việc với chất độc hại thuộc khu vực 1 thì có mức lương tối thiểu bậc 1 là: [4.680.000 + (4.680.000 x 7%)] x 2 x 5% = 5.257.980 đồng/ tháng.

 

Đặc biệt, với trường hợp phát sinh phụ cấp, số tiền này sẽ được cộng thêm vào mức lương trên hợp đồng lao động.

 

Một điểm cần lưu ý đó là hệ thống thang bảng lương được xây dựng dựa trên vị trí công việc và chức danh của nhân viên.

  • Cách lập mức lương bậc 1:
    • Mức lương tối thiểu trong thang lương được công ty quy định dựa trên mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết công việc.
    • Đối với công việc đơn giản nằm trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định bởi Chính phủ.
    • Mức lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định đối với công việc hoặc chức danh yêu cầu lao động đã qua đào tạo và thực hành nghề.
    • Đối với công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, mức lương phải cao hơn ít nhất 5%; đối với công việc trong điều kiện lao động đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, mức lương phải cao hơn ít nhất 7% so với công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
  • Cách lập mức lương từ bậc 2 trở lên: Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và phát triển tài năng, với mức tối thiểu là 5%.

Mức phạt liên quan đến hệ thống thang bảng lương

Các hành vi vi phạm quy định về tiền lương và mức phạt theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

  • Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng nếu vi phạm một trong những quy địnhi sau:
  • Không công khai thang bảng lương, mức lao động, quy chế lương thưởng.
  • Không xây dựng hoặc áp dụng thử bảng lương, thang lương, định mức lao động trước khi ban hành chính thức;
  • Không tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động khi xây dựng thang bảng lương, quy chế lương thưởng, định mức lao động.
  • Thông báo bảng kê trả lương sai quy định.
  • Trả lương không bình đẳng hoặc phân biệt đối xử giới tính người lao động với công việc có giá trị như nhau.

Lưu ý:

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và công khai thang bảng lương trước khi áp dụng tại nơi làm việc.
  • Vi phạm các quy định trên sẽ dẫn đến mức phạt theo quy định.

Như vậy, Topchuyengia đã tổng hợp tất cả thông tin quan trọng về thang bảng lương để giúp người lao động có thể xác định được mức lương phù hợp với năng lực, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Nếu bạn muốn được tư vấn và giải quyết các thắc mắc về thang bảng lương, hãy nhanh chóng liên hệ với các chuyên gia hành chính nhân sự tại Askany. Họ sẽ sẵn sàng đưa ra những câu trả lời phù hợp và chi tiết nhất dựa trên kinh nghiệm chuyên môn của bản thân.

Tôi là Bảo Linh - một người có niềm đam mê lớn với các lĩnh vực nhân sự, du lịch, cuộc sống và nghệ thuật, mình sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích dựa trên trải nghiệm thực tế. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến những vấn đề này để tăng cơ hội phát triển bản thân, hãy cùng theo dõi các bài viết của mình tại Topchuyengia.
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng