Tư vấn luật đất đai khi có tranh chấp và những điều cần biết để thắng kiện

Tư vấn luật đất đai khi có tranh chấp và những điều cần biết để thắng kiện

17/08/2023

1479

0

Chia sẻ lên Facebook
Tư vấn luật đất đai khi có tranh chấp và những điều cần biết để thắng kiện

Luật đất đai khi có tranh chấp được quy định để làm chế tài xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp. Trên thực tế đây là một quá trình kéo dài, khá phức tạp và có nhiều trường hợp người dân bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết viết đơn ra làm sao, gửi cho ai, đến việc thu thập bằng chứng, chứng minh và tranh tụng tại tòa để có thể thắng kiện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

 

Nhằm để đưa pháp luật đến gần người dân hơn, giúp họ nắm được một số quy định cơ bản trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai hoặc lựa chọn phương án hợp lý để tỉ lệ giành phần thắng cao hơn, Topchuyengia xin tổng hợp một số quy định cần thiết gửi đến bạn. Ngoài ra bạn gặp bất kỳ vấn đề nào Luật đất đai có thể liên hệ trực tiếp với các luật sư tư vấn tại Askany để được tư vấn 1:1 vấn đề đang gặp phải.

Hiểu về tranh chấp đất đai là gì?

Hiểu về tranh chấp đất đai là gì
Hiểu về tranh chấp đất đai là gì?

Theo khái niệm Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Kết quả của quá trình tranh chấp đó là xã định ai là người có quyền sử dụng phần đất tranh chấp đó, bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất. Ví dụ tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm,...

Những tranh chấp không phải là tranh chấp đất đai

  • Tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho đất đai hoặc tài sản có liên quan đến đất.
  • Tranh chấp về quyền thừa kế sử dụng đất. Tư vấn luật đất về quyền thừa kế từ các luật sư hàng đầu.
  • Tranh chấp về mua bán quyền sử dụng đất, nhà ở.
  • Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất khi vợ, chồng ly hôn.

Việc tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại tòa mà phải hòa giải tại UBND xã. Để xác định được ai là người có quyền sử dụng đất, bắt buộc các bên phải hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn, nếu không sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

Phân loại tranh chấp

Thủ tục phải theo quy định của luật đất đai là buộc hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn. Nếu không chấp hành mà khởi kiện tại Tòa án thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.

 

Trường hợp tham gia tranh chấp đất đai mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ xác nhận về quyền sử dụng đất thì hồ sơ sẽ được cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với trường hợp không có giấy tờ.

  • Loại 2: Tranh chấp liên quan đến đất đai do Bộ luật dân sự quy định thì sẽ không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai. Các bên không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã mà có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án.

 

Bạn đang gặp vấn đề với tranh chấp đất đai? Các chuyên gia trên ứng dụng Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và cách giải quyết các tranh chấp một cách hợp pháp. Hãy điền thông tin vào form và gửi câu hỏi của bạn NGAY HÔM NAY để nhận được sự tư vấn chuyên sâu.

Hòa giải tại UBND cấp xã, phường, thị trấn trước khi khởi kiện

Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất chỉ khi tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất. Căn cứ vào khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, khi các tranh chấp về đất đai mà các bên không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất,... không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.

Giải quyết tranh chấp khi đất có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp khi đất có sổ đỏ
Giải quyết tranh chấp khi đất có sổ đỏ

Tư vấn tranh chấp đất đai có sổ đỏ hoặc một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất  quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, sau khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành công mà các bên vẫn muốn tiếp tục giải quyết tranh chấp thì gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

Thủ tục khởi kiện tại tòa án nhân qua các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện, kèm theo giấy tờ để xác minh, chứng cứ.
  • Bước 2: Nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp.
  • Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết: Trường hợp nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì tòa thông báo nộp tạm án phí, địa điểm tại cơ quan thuế theo giáo báo tạm ứng án phí. Kể từ ngày nhận được giấy báo, trong vòng 7 ngày phải nộp tạm tạm ứng án phí. Sau đó người đăng kí khởi kiện nộp biên lai cho Tòa.

Bạn đang tìm cách giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ? Các chuyên gia trên ứng dụng Askany sẽ hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề một cách minh bạch và hiệu quả. Hãy điền thông tin vào form và gửi câu hỏi của bạn NGAY BÂY GIỜ.

Khả năng thắng kiện trước khi khởi kiện

Tại sao phải xem xét khả năng thắng kiện?

Khi tham gia tranh chấp đất đai các bên đều có căn cứ, bằng chức, mục đích thắng kiện riêng, để tăng tỉ lệ thành công cần phải xem xét khả năng thắng kiện vì:

  • Khi khởi kiện tranh chấp đất đai, nếu thua kiện thì phải mất án phí, chưa kể các chi phí khác.
  • Thời gian từ khi nộp hồ sơ đến khi thụ án, giải quyết thường kéo dài.

Căn cứ xem xét khả năng thắng kiện

Muốn thắng kiện bên đương sự phải có chứng cứ hợp pháp để chứng minh cho yêu cầu khi khởi kiện. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải giao nộp, xuất trình cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ để Tòa sử dụng làm căn cứ giải quyết.

Các thuộc tính để trở thành chứng cứ phải đáp ứng như:

  • Tính khách quan (có thật);
  • Tính liên quan đến tình tiết vụ án;
  • Tính hợp pháp.

Địa điểm nộp hồ sơ khởi kiện và cách ghi đúng

Theo các luật sư tư vấn luật đất đai cho biết "thẩm quyền của Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 gồm": Thẩm quyền theo lãnh thổ, thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp.

Cách ghi hợp lệ trong đơn khởi kiện theo luật pháp là : Tòa án nhân dân + tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất xảy ra tranh chấp.

Sau khi hoàn thành hồ sơ, người khởi kiện có thể nộp đơn tranh chấp đất đai một trong ba hình thức:

  • Phổ biến nhất là nộp trực tiếp tại tòa án.
  • Nếu không thuận tiện di chuyển có thể gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
  • Hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai

Kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm, thời hạn tối đa là 8 tháng. Chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Trên thực tế vụ án có thể kéo dài nhiều năm, do đây chỉ là thời hạn xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị xét xử: thời gian tối đa là 6 tháng.
  • Kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng.
  • Đối với các vụ kiện có tính chất phức tạp, hoặc do trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng thì có thể quyết định gian hạn thời hạn, nhưng không quá 2 tháng.
  • Đưa vụ án xét xử sơ thẩm:  kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thời hạn tối đa không quá 2 tháng.
  • Kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 01 tháng Tòa án phải mở phiên tòa.
  • Thời hạn 2 tháng nếu trường hợp có lý do chính đáng.

Án phí khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

STT

Án phí dân sự sơ thẩm

Mức án phí

1

Tranh chấp về dân sự không có giá ngạch.

300.000 đồng.

2

Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch.

2.1

Từ 06 triệu đồng trở xuống.

300.000 đồng.

2.2

Từ trên 06 đến 400 triệu đồng.

5% giá trị tài sản có tranh chấp.

2.3

Từ trên 400 đến 800 triệu đồng.

20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.

2.4

Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng.

36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng.

2.5

Từ trên 02 đến 04 tỷ đồng

72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng.

2.6

Từ trên 04 tỷ đồng

112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.

Top 3 luật sư uy tín tư vấn luật đất đai khi có tranh chấp

Các thông tin trên đã cho thấy việc tranh chấp đất đai có thể là một quá trình đầy phức tạp và rủi ro, và do đó, sự hỗ trợ từ luật sư tư vấn là cần thiết. Các chuyên gia tư vấn luật có hiểu biết rõ về pháp luật liên quan đến đất đai, bao gồm cả các quy định phức tạp và thay đổi thường xuyên. Họ có kiến thức về các văn bản pháp lý, quy trình, và tiêu chuẩn mà bạn có thể cần tuân theo trong quá trình tranh chấp. Một số luật sư hàng đầu mà bạn có thể nhờ tư vấn là:

Luật sư Phương Đào

Luật sư Phương Đào
Luật sư Phương Đào

Ở lĩnh vực tư vấn giải quyết các tranh chấp đất đai, luật sư Phương Đào đã chứng tỏ được bản thân nhờ vốn kiến thức chuyên sâu và thái độ làm việc hết sức chuyên nghiệp. Cô đặc biệt rất giỏi trong các vụ tranh chấp đất trong gia đình, hôn nhân hay các trường hợp thừa kế đất. Dù cho tình huống cụ thể của khách hàng có phức tạp như thế nào, luật sư Phương Đào luôn quyết tâm mang tới được hướng xử lý đảm bảo được nhiều quyền lợi cho thân chủ nhất.

Luật sư Đỗ Thị Hằng

Luật sư Đỗ Thị Hằng
Luật sư Đỗ Thị Hằng

Luật sư Đỗ Thị Hằng có một vị trí đáng nể trong lĩnh vực luật Đất đai ở nước ta. Đặc biệt ở lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai, cô đã thu về kinh nghiệm đáng kể sau nhiều vụ thành công bảo vệ quyền lợi của nhiều thân chủ. Vai trò cố vấn pháp lý tại những tập đoàn lớn hàng đầu trong nhiều năm góp phần cho thấy sự chuyên nghiệp và tinh thần chuyên môn cao của cô. Đến với luật sư Đỗ Thị Hằng, bạn sẽ nhận được dịch vụ tư vấn pháp lý xuất sắc tối đa.

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích

Luật sư Nguyễn Ngọc Bích
Luật sư Nguyễn Ngọc Bích

Ở lĩnh vực luật đất đai khi có tranh chấp, không thể không đề cập đến chuyên gia Nguyễn Ngọc Bích. Luật sư Bích có cho mình hồ sơ ấn tượng gồm hàng trăm vụ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Danh tiếng của chuyên gia Bích là không thể phủ nhận. Nếu bạn đang đối mặt với thách thức trong việc tranh chấp đất, luật sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ là người bạn có thể dựa vào để giành quyền lợi cho mình.

  • Liên hệ luật sư Nguyễn Ngọc Bích tại Askany.

Trên đây là một số quy định cần biết về luật đất đai khi có tranh chấp. Quả thực quá trình tranh chấp rất mất thời gian, công sức của các bên. Trên thực tế có không ít vụ tranh chấp giải quyết kéo dài hàng năm bởi nhiều lý do khác nhau. Trường hợp không hòa giải được thì đưa đơn lên các cấp giải quyết là điều không thể tránh khỏi. Các giấy tờ, bằng chứng để chứng minh quyền sở hữu đất rất quan trọng trong quá trình giải quyết khi có tranh chấp.

 

Trường hợp nếu bạn không thể tự mình xác nhận được, thu thập bằng chứng thì có thể liên hệ đội ngũ luật sư tại Askany để được hỗ trợ tư vấn ngay. Ngoài ra, thu thập chứng cứ, bạn sẽ được hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, thủ tục chuẩn bị hồ sơ. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết khi tham gia tranh chấp, nếu bạn không thời gian, kinh nghiệm thì luật sư sẽ tư vấn luật rõ ràng, giải đáp thắc mắc từng vấn đề cụ thể cho bạn.

Tôi là Hoàng Thi - với niềm đam mê trong lĩnh vực về luật pháp như luật hôn nhân, luật dân sự, luật đất đai, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm đã từng làm việc cho nhiều dự án tư vấn luật hôn nhân gia đình, đất đai, doanh nghiệp. Những bài viết tôi viết lại tại trang Top chuyên gia chính là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn mà tôi có được và bạn có thể theo dõi để nâng cao vốn am hiểu về luật của mình
Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng