TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ QUYỀN THỪA KẾ TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ QUYỀN THỪA KẾ TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Hằng Nguyễn

12/10/2021

848

0

Chia sẻ lên Facebook
TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ QUYỀN THỪA KẾ TRONG TỪNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

Luật đất đai và quyền thừa kế là vấn đề quan trọng trong chế định pháp luật. Trong đó người có quyền thừa kế là người có quyền sử dụng, sở hữu, định đoạt tài sản của người qua đời để lại. Có rất nhiều câu hỏi liên quan như quyền thừa kế đất đai là gì? Ai sẽ được nhận quyền thừa kế?  Luật thừa kế đất đai không có di chúc quy định những gì? Luật thừa kế đất đai có di chúc quy định những gì?  Tài sản là đất đai thì sẽ được phân chia như thế nào theo luật đất đai và quyền thừa kế. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc về quyền thừa kế đất đai thì cùng topchuyengia.vn tìm hiểu nhé.

Thừa kế nói chung hay quyền thừa kế về đất đai, các tài sản liên quan đến đất đai luôn nhận được sự quan tâm của người đọc. Bởi có nhiều vụ vì không hiểu luật mà dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có.

Hiểu về quyền thừa kế đất đai

Căn cứ vào  Điều 609 Bộ Luật dân sự năm 2015 về quyền thừa kế nói chung thì ta có thể hiểu đơn giản quyền thừa kế đất đai là quyền của cá nhân lập di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản là đất cho người thừa kế theo pháp luật để định đoạt quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của mình. Theo pháp luật hoặc theo di chúc, người được thừa kế hưởng di sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Các đối tượng của quyền thừa kế đất đai

Các đối tượng được thừa kế đất đai
Tư vấn các đối tượng được thừa kế đất đai

Các đối tượng được nhận quyền thừa kế đất đai phải xét cụ thể trong nhiều trường hợp:

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ nhất

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ nhất quy định đối với đất do người chết để lại mà có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì quyền sử dụng đất đó là di sản. 

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ hai

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ hai quy định: trong trường hợp kể từ ngày 01/7/2004 đất do người chết để lại có một trong các loại giấy tờ được quy định các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của luật đất đai năm 2003 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ ba

Trong trường hợp thứ 3 về Luật đất đai và quyền thừa kế quy định, nếu quyền sử dụng đất để lại mà không có 1 trong các loại giấy tờ ở trường hợp 1 và trường hợp 2, nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Khi yêu cầu chia di sản thừa kế là thì cần phân biệt các trường hợp sau: 

  • Có văn bản của các cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất được Tòa án giải quyết theo pháp luật
  • Không văn bản của các cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp. Phần di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó lúc này Tòa sẽ giải quyết phần tranh chấp về di sản là tài sản trên đất. Xem thêm về luật đất đai khi có tranh chấp sẽ giải quyết ra sao.

 

Luật đất đai và quyền thừa kế trong trường hợp thứ tư

Trong trường hợp thứ 4 về Luật đất đai và quyền thừa kế quy định, nếu quyền sử dụng đất để lại mà không có 1 trong các loại giấy tờ ở trường hợp 1 và trường hợp 2, và cũng không có có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó, nếu xảy ra tranh chấp thì UBND sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật về đất đai

Luật thừa kế đất đai có di chúc quy định những gì?

Luật thừa kế đất đai có di chúc
Luật thừa kế đất đai không di chúc

Tư vấn luật đất đai và quyền thừa kế thì chủ thể bao gồm người để lại thừa kế và người được thừa kế. Nếu thừa kế đất đai trong trường hợp có di chúc thì thường khá rõ ràng, ít xảy ra tranh chấp. Những ý chính và mới nhất được quy định trong luật thừa kế đất đai có di chúc

Người để lại thừa kế

  • Người để lại thừa kế theo điểm a, khoản 1, Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 quy định phải có đầy đủ hành vi năng lực dân sự mới được định đoạt tài sản của mình
  • Trường hợp nếu chủ thể để lại thừa kế từ 15 - 18 tuổi được sự cho phép của cha mẹ, người giám hộ sẽ có quyền để lại thừa kế

Người để lại thừa kế được hưởng các quyền sau

  • Người để lại thừa kế có quyền tự do để lại tài sản của mình cho bất kỳ ai
  • Người để lại thừa kế được tự do chỉ định người giữ di chúc
  • Người để lại thừa kế có quyền phân định tài sản của mình cho từng người được chỉ định trong bản di chúc
  • Người để lại thừa kế có quyền hủy bỏ quyền hưởng tài sản của người đã được chỉ định trước đó
  • Người để lại thừa kế có quyền để lại tài sản riêng cho cá nhân mình nhằm mục đích sau này hướng khói, thờ phụng
  • Người để lại thừa kế được quyền giao nghĩa vụ lại cho người được hưởng thừa kế

Các loại di chúc được pháp luật công nhận

Theo luật đất đai và thừa kế các loại di chúc được công nhận cụ thể:

  • Nếu người để lại thừa kế bị đe dọa tới tính mạng, không đủ khả năng lập di chúc bằng văn bản thì di chúc bằng miệng được công nhận
  • Di chúc được pháp luật công nhận là di chúc bằng văn bản, được chia thành 4 loại:
  • Văn bản di chúc có người làm chứng
  • Văn bản di chúc không có người làm chứng
  • Văn bản di chúc có chứng thực
  • Văn bản di chúc không có chứng thực

Luật thừa kế đất đai không di chúc

Luật thừa kế đất đai không di chúc
Luật thừa kế đất đai không di chúc

Trong trường hợp người để lại thừa kế là quyền sở hữu đất đai, các tài sản liên quan đến đất nhưng không có di chúc thì vẫn được pháp luật công nhận quyền thừa kế nhưng thường có sự phức tạp hơn, bởi tính chất không rõ ràng như việc thừa kế có di chúc. Các trường hợp áp dụng với thừa kế không có di chúc:

  • Thừa kế không có di chúc
  • Di chúc không hợp lệ
  • Người hưởng thừa kế qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người để lại thừa kế. Các cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm công bố thừa kế
  • Người hưởng thừa kế không có quyền nhận hoặc từ chối quyền nhận thừa kế

Người được hưởng thừa kế khi không có di chúc:

Theo Luật đất đai và quyền thừa kế, người được hưởng thừa kế không có di chúc được quy định như sau:

  • Thứ tự thừa kế hàng thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã qua đời. Bắt đầu xét từ hàng thừa kế thứ nhất, nếu từ chối hoặc đã mất vào thời điểm mở thừa kế thì người hưởng thừa kế được xét đến những hàng tiếp theo.
  • Những người cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản giá trị bằng nhau.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin cơ bản về Luật đất đai và quyền cụ thể. Trong bài viết này topchuyengia đã thông tin cho bạn biết thế nào là quyền thừa kế đất đai, các đối tượng của quyền thừa kế đất đai và luật thừa kế đất đai trong các trường hợp có di chúc và không có di chúc. Hy vọng những thông tin đã giải đáp được thắc mắc của bạn cũng như hiểu hơn về luật thừa kế đất đai. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu sâu hơn, cần nghe lời khuyên của đội ngũ luật sư chuyên nghiệp trong một vấn đề nào đó hay việc cấp bách thì có thể liên hệ ngay với các chuyên gia ở trên để nhận tư vấn luật cho chuẩn xác.

Bình luận

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng